Chương 2 Thông tư 22/2009/TT-BKHCN hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký sản phẩm mới có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, THẨM XÉT HỒ SƠ VÀ THÔNG BÁO CHẤP THUẬN ĐĂNG KÝ SẢN PHẨM MỚI
Điều 5. Hồ sơ đăng ký sản phẩm mới
1. Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu lập hồ sơ đăng ký và gửi về cơ quan tiếp nhận đăng ký theo quy định tại Điều 9 Chương III Thông tư này. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Giấy đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm mới:
- Tên thương mại của sản phẩm; ký hiệu, model, kiểu loại; nhãn hàng hóa;
- Thuyết minh về sản phẩm mới kèm theo các tài liệu kỹ thuật (tính năng, nguyên liệu, thành phần cụ thể hoặc công thức của sản phẩm, bản vẽ thiết kế, công nghệ sản xuất, phương pháp thử nghiệm, quy trình kiểm định tính năng hoạt động,…);
- Tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm mới kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa; bao bì hàng hóa; tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa).
Hướng dẫn lắp đặt, vận hành, sử dụng, vận chuyển, bảo quản;
- Thông tin cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm, hàng hóa và cách phòng ngừa;
- Các báo cáo kết quả thử nghiệm, đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài có đủ năng lực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam chỉ định hoặc của tổ chức đánh giá sự phù hợp trong nước đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật đối với các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng, an toàn, sức khỏe, môi trường của sản phẩm mới.
c) Bản thuyết minh về kế hoạch và phương án kiểm soát chất lượng sản phẩm trong sản xuất (đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mới).
đ) Bản cam kết không vi phạm sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp hoặc sáng chế hoặc giải pháp hữu ích;
e) Các tài liệu kỹ thuật liên quan khác (nếu có).
2. Đối với sản phẩm mới nhập khẩu đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đăng ký, doanh nghiệp nộp bản sao (có chứng thực) thông báo chấp thuận đăng ký kèm theo Giấy đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Thẩm xét hồ sơ đăng ký
1. Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ, cơ quan tiếp nhận đăng ký tổ chức thẩm xét hồ sơ đăng ký sản phẩm mới của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu. Thời gian thẩm xét hồ sơ đăng ký sản phẩm mới tùy thuộc vào từng chủng loại sản phẩm nhưng tối đa không quá 20 ngày làm việc.
Trong trường hợp sản phẩm mới có tính năng phức tạp cần kéo dài thời gian thẩm xét hồ sơ đăng ký vượt quá 20 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận đăng ký phải thông báo cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do bằng văn bản.
2. Cơ quan tiếp nhận đăng ký sản phẩm mới có trách nhiệm báo cáo kết quả thẩm xét kèm theo kiến nghị về Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 7. Thông báo chấp thuận đăng ký
Căn cứ báo cáo kết quả thẩm xét và kiến nghị của cơ quan tiếp nhận đăng ký sản phẩm mới, nếu đạt yêu cầu, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo bằng văn bản việc chấp thuận đăng ký sản phẩm mới và cấp mã số đăng ký sản phẩm mới cho doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp từ chối việc chấp thuận đăng ký, Bộ Khoa học và Công nghệ có thông báo nêu rõ lý do bằng văn bản.
Thông tư 22/2009/TT-BKHCN hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký sản phẩm mới có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 22/2009/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/09/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Quốc Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 513 đến số 514
- Ngày hiệu lực: 14/11/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích thuật ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc chung
- Điều 4. Điều kiện để doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đưa sản phẩm mới lưu thông trên thị trường
- Điều 5. Hồ sơ đăng ký sản phẩm mới
- Điều 6. Thẩm xét hồ sơ đăng ký
- Điều 7. Thông báo chấp thuận đăng ký