Điều 16 Thông tư 212/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
1. Đối với mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hoạt động nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu, bộ phận kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu của cơ quan hải quan đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập một (01) lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
2. Chứng từ kế toán phải lập theo đúng mẫu quy định cho từng loại nghiệp vụ. Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải bảo đảm đủ nội dung quy định về tính pháp lý cho chứng từ kế toán. Trường hợp lập chứng từ kế toán bằng tay thì phải ghi chép đủ nội dung quy định cho mẫu chứng từ kế toán.
3. Việc ghi chép trên chứng từ phải đầy đủ, rõ ràng, đúng các nội dung quy định theo mẫu:
a) Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không được viết tắt, không được tẩy xóa; khi viết phải dùng bút bi hoặc bút mực; không viết bằng mực đỏ.
b) Số tiền viết bằng chữ phải khớp đúng với số tiền viết bằng số. Chữ đầu tiên phải viết in hoa, những chữ còn lại không được viết bằng chữ in hoa; phải viết sát đầu dòng, chữ viết và chữ số phải viết liên tục không để cách quãng, ghi hết dòng mới xuống dòng khác, không viết chèn dòng, không viết đè lên chữ in sẵn; chỗ trống phải gạch chéo để không thể sửa chữa, thêm số hoặc thêm chữ. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ in sẵn thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo chứng từ viết sai.
c) Yếu tố ngày, tháng, năm của chứng từ phải viết bằng số. Riêng các tờ séc thì ngày, tháng viết bằng chữ, năm viết bằng số.
4. Chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy vi tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải bảo đảm thống nhất nội dung tất cả các liên chứng từ.
Thông tư 212/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nội dung của kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 4. Yêu cầu kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu
- Điều 5. Đơn vị tính, chữ viết, chữ số sử dụng trong kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu
- Điều 6. Kỳ kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu
- Điều 7. Kiểm tra kế toán
- Điều 8. Kiểm kê tài sản
- Điều 9. Trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán
- Điều 10. Lưu trữ tài liệu kế toán
- Điều 11. Giải thích từ ngữ
- Điều 12. Tổ chức bộ máy kế toán
- Điều 13. Nhiệm vụ thực hiện kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu
- Điều 14. Nội dung và mẫu chứng từ kế toán
- Điều 15. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán
- Điều 16. Lập chứng từ kế toán
- Điều 17. Sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán
- Điều 18. Tài khoản kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu
- Điều 19. Lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu
- Điều 20. Lựa chọn phương pháp hạch toán kế toán
- Điều 21. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Điều 23. Yêu cầu đối với việc lập báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu
- Điều 24. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập, nộp báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu
- Điều 25. Kỳ hạn lập báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu
- Điều 26. Thời hạn nộp báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu