Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2018/TT-BYT | Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2018 |
Căn cứ Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2017/TT-BYT ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 05/2017/TT-BYT ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn
1. Bổ sung
"9. Các chế phẩm có sử dụng dụng cụ, vật tư bổ sung:
STT | Chế phẩm theo thể tích | Thể tích thực (ml) (±10%) | Giá tối đa (đồng) |
6 | Chi phí điều chế khối tiểu cầu gạn tách (chưa bao gồm bộ dụng cụ gạn tách) | 500 | 1.124.000 |
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
"2. Mức chi bình quân tối đa đối với ăn uống tại chỗ cho người hiến máu (cả người hiến máu tình nguyện không lấy tiền và người hiến máu lấy tiền): 30.000 đồng/người/lần hiến máu. Các cơ sở cung cấp máu có trách nhiệm tổ chức chu đáo, công khai để người hiến máu được ăn uống tại chỗ trước và sau khi hiến máu.
3. Chi cho người hiến máu lấy tiền:
a) Chi tiền trực tiếp cho người hiến máu toàn phần:
- Một đơn vị máu có thể tích 250 ml: 195.000 đồng;
- Một đơn vị máu có thể tích 350 ml: 320.000 đồng;
- Một đơn vị máu có thể tích 450 ml: 430.000 đồng.
b) Chi tiền trực tiếp cho người hiến gạn tách các thành phần máu:
- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 400.000 đồng;
- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 600.000 đồng;
- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 700.000 đồng.
4. Chi cho người hiến máu tình nguyện không lấy tiền:
a) Người hiến máu toàn phần tình nguyện có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau:
- Một đơn vị máu thể tích 250 ml: 100.000 đồng;
- Một đơn vị máu thể tích 350 ml: 150.000 đồng;
- Một đơn vị máu thể tích 450 ml: 180.000 đồng.
b) Người hiến tình nguyện gạn tách các thành phần máu có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau:
- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 150.000 đồng;
- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 200.000 đồng;
- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 250.000 đồng.
c) Chi hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện: Mức chi bình quân tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu.
đ) Hướng dẫn chi quà tặng bằng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh:
Trường hợp chi quà tặng bằng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, thủ trưởng đơn vị tiếp nhận máu có trách nhiệm công khai danh mục các dịch vụ và mức giá của từng dịch vụ để người hiến máu lựa chọn bảo đảm nguyên tắc:
- Tổng mức giá của các dịch vụ phải tương đương với mức chi quà tặng quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này;
- Trường hợp tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn thấp hơn mức chi quà tặng tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này thì đơn vị tiếp nhận máu có trách nhiệm chi bổ sung quà tặng bằng hiện vật bảo đảm đủ mức chi quà tặng theo quy định;
- Trường hợp tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn cao hơn mức chi quà tặng tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này: Đơn vị tiếp nhận máu được thu thêm phần chênh lệch giữa tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn với mức chi quà tặng được nhận đồng thời có trách nhiệm giải thích công khai để người hiến máu hiểu và thực hiện. Trường hợp phần chi phí vượt của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn không quá 10% mức chi quà tặng được nhận thì thủ trưởng đơn vị tiếp nhận máu có thể quyết định sử dụng nguồn thu từ hoạt động cung cấp máu, chế phẩm máu để chi và quyết toán theo thẩm quyền.
- Mức giá của các dịch vụ trong gói quà tặng thực hiện theo quy định của Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh trong một số trường hợp".
Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung đó.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.
2. Bãi bỏ
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính) để xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 321-BYT/QĐ năm 1988 về việc cho phép nhập các chế phẩm của máu để chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Thông tư 20/2009/TT-BYT bãi bỏ Quyết định 28/2007/QĐ-BYT quy định giá tối đa của một số khối lượng máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 3475/BHXH-CSYT năm 2015 về một số vướng mắc trong thanh toán chi phí máu, chế phẩm máu do Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam ban hành
- 4Thông tư 17/2020/TT-BYT quy định về giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Quyết định 146/QĐ-BYT năm 2022 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế đến ngày 31 tháng 12 năm 2021
- 1Thông tư 05/2017/TT-BYT quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Thông tư 17/2020/TT-BYT quy định về giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 146/QĐ-BYT năm 2022 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế đến ngày 31 tháng 12 năm 2021
- 1Quyết định 321-BYT/QĐ năm 1988 về việc cho phép nhập các chế phẩm của máu để chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Thông tư 20/2009/TT-BYT bãi bỏ Quyết định 28/2007/QĐ-BYT quy định giá tối đa của một số khối lượng máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành
- 3Luật giá 2012
- 4Công văn 3475/BHXH-CSYT năm 2015 về một số vướng mắc trong thanh toán chi phí máu, chế phẩm máu do Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam ban hành
- 5Thông tư 02/2017/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong một số trường hợp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Nghị định 75/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
Thông tư 20/2018/TT-BYT sửa đổi Thông tư 05/2017/TT-BYT quy định về giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 20/2018/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/08/2018
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Viết Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/11/2018
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra