Mục 2 Chương 3 Thông tư 19/2013/TT-NHNN Quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
MỤC 2. XỬ LÝ NỢ XẤU VÀ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
1. Công ty Quản lý tài sản thực hiện bán khoản nợ xấu đã mua từ tổ chức tín dụng cho các tổ chức, cá nhân theo giá trị thị trường để thu hồi vốn.
2. Công ty Quản lý tài sản bán nợ xấu theo các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm sự công khai, minh bạch;
b) Bảo đảm sự thỏa thuận và tự nguyện;
c) Bán khoản nợ xấu theo hình thức đấu giá hoặc chào giá cạnh tranh với sự tham gia của ít nhất 03 người mua không phải là người mua có liên quan với nhau theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thể bán khoản nợ xấu theo hình thức đấu giá, chào giá cạnh tranh thì Công ty Quản lý tài sản bán khoản nợ xấu trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp với bên mua nợ;
d) Giá bán nợ là mức giá hợp lý nhất trên cơ sở so sánh với các mức giá chào mua của khoản nợ xấu đó hoặc tham khảo mức giá của khoản nợ xấu có chất lượng tương đương hoặc giá trị khoản nợ xấu do Công ty Quản lý tài sản hay tổ chức có chức năng định giá độc lập xác định để giảm tổn thất trong xử lý nợ xấu.
3. Việc bán nợ phải được lập thành hợp đồng.
4. Công ty Quản lý tài sản có thể ủy quyền cho tổ chức tín dụng bán khoản nợ xấu theo các yêu cầu và điều kiện do Công ty Quản lý tài sản xác định.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng bán nợ, Công ty Quản lý tài sản phải gửi 01 bản hợp đồng bán nợ cho tổ chức tín dụng bán nợ và thông báo cho tổ chức tín dụng bán nợ về số tiền tổ chức tín dụng bán nợ được hưởng.
3. Trong trường hợp trái phiếu đặc biệt chưa đến hạn thanh toán, Công ty Quản lý tài sản được bán lại khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt cho tổ chức tín dụng đã bán khoản nợ xấu đó cho Công ty Quản lý tài sản theo nguyên tắc thỏa thuận về điều kiện và giá mua, bán nợ.
Điều 36. Góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay là doanh nghiệp
1. Công ty Quản lý tài sản được sử dụng các khoản nợ xấu đã mua và tài sản, nguồn vốn hợp pháp để thực hiện:
a) Chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay là doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng tài sản (không bao gồm khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt), nguồn vốn hợp pháp để góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay là doanh nghiệp theo quy định của pháp luật sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
2. Công ty Quản lý tài sản góp vốn điều lệ, vốn cổ phần để tham gia cơ cấu lại khách hàng vay.
3. Công ty Quản lý tài sản phải xây dựng Phương án góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay, trong đó phân tích, đánh giá hiệu quả góp vốn điều lệ, vốn cổ phần, tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng vay, nguồn vốn để góp vốn, khả năng thu hồi vốn góp và đề xuất các biện pháp thu hồi vốn góp và tham gia cơ cấu lại khách hàng vay.
4. Công ty Quản lý tài sản góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
a) Phương án góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay có tính khả thi; trường hợp góp vốn điều lệ, vốn cổ phần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì Phương án góp vốn điều lệ, vốn cổ phần phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;
b) Công ty Quản lý tài sản có quyền tham gia vào quá trình tái cơ cấu khách hàng vay;
c) Việc góp vốn điều lệ, vốn cổ phần không vi phạm giới hạn góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của Công ty Quản lý tài sản theo quy định tại
d) Khách hàng vay có triển vọng phục hồi về tài chính và hoạt động sau khi được Công ty Quản lý tài sản tham gia góp vốn điều lệ, vốn cổ phần;
đ) Khách hàng vay không nằm trong quá trình phá sản, giải thể hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.
5. Trường hợp chuyển khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay, Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện:
a) Trước khi thực hiện, Công ty Quản lý tài sản thống nhất với tổ chức tín dụng bán nợ về việc chuyển khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày chuyển toàn bộ khoản nợ xấu thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay, Công ty Quản lý tài sản bán lại khoản góp vốn điều lệ, vốn cổ phần cho tổ chức tín dụng bán nợ theo giá trị khoản góp vốn điều lệ, vốn cổ phần và thanh toán trái phiếu đặc biệt;
6. Số tiền thu hồi nợ phát sinh trong khoảng thời gian tính từ khi Công ty Quản lý tài sản mua khoản nợ xấu đến khi chuyển khoản nợ xấu đó thành vốn điều lệ, vốn cổ phần được xử lý theo quy định tại
1. Công ty Quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận Phương án góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay quy định tại điểm a khoản 4 Điều 36 gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận Phương án góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay do người đại diện hợp pháp của Công ty Quản lý tài sản ký;
b) Nghị quyết của Hội đồng thành viên của Công ty Quản lý tài sản thông qua Phương án góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay kèm theo Phương án góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay theo quy định tại
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Nhà nước xem xét, có văn bản gửi Công ty Quản lý tài sản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận Phương án góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay. Trong trường hợp không chấp thuận, văn bản gửi Công ty Quản lý tài sản phải nêu rõ lý do.
Điều 38. Xử lý và bán tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã mua
1. Công ty Quản lý tài sản phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan hoàn tất các thủ tục, hồ sơ pháp lý về tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã mua.
2. Công ty Quản lý tài sản xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã mua theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
a) Giá bán tài sản bảo đảm trong trường hợp bán theo phương thức thỏa thuận với người mua hoặc giá khởi điểm của tài sản bảo đảm trong trường hợp bán theo phương thức đấu giá;
b) Giá trị tài sản bảo đảm trong trường hợp Công ty Quản lý tài sản nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.
4. Trường hợp Công ty Quản lý tài sản nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm, Công ty Quản lý tài sản phải tự định giá hoặc thuê tổ chức có chức năng định giá độc lập để xác định giá trị thị trường của tài sản bảo đảm làm cơ sở bù trừ nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ.
Thông tư 19/2013/TT-NHNN Quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Ban hành, công khai các chính sách quản lý, quy định nội bộ về mua, bán, xử lý nợ xấu
- Điều 5. Thẩm quyền mua, bán nợ xấu
- Điều 6. Đồng tiền giao dịch
- Điều 7. Chuyển giao các quyền và lợi ích liên quan đến khoản nợ xấu
- Điều 8. Nguyên tắc mua, bán nợ xấu
- Điều 9. Cấp tín dụng đối với khách hàng vay có nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản
- Điều 10. Chủ thể, mục đích và nguyên tắc phát hành trái phiếu đặc biệt
- Điều 11. Điều kiện và điều khoản của trái phiếu đặc biệt
- Điều 12. Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt
- Điều 13. Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt
- Điều 14. Các yếu tố của trái phiếu đặc biệt
- Điều 15. Trách nhiệm quản lý, sử dụng trái phiếu đặc biệt
- Điều 16. Điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt
- Điều 17. Hồ sơ đề nghị mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt
- Điều 18. Trình tự, thủ tục mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt
- Điều 19. Quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mua, bán nợ của Công ty Quản lý tài sản
- Điều 20. Hợp đồng mua, bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt
- Điều 21. Bán nợ xấu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước
- Điều 22. Phối hợp, trao đổi thông tin liên quan đến các khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt
- Điều 23. Điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường
- Điều 24. Phương án mua nợ theo giá trị thị trường
- Điều 25. Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường
- Điều 26. Thực hiện mua nợ xấu theo giá trị thị trường
- Điều 27. Nguyên tắc cơ cấu lại nợ đối với các khoản nợ xấu đã mua
- Điều 28. Điều chỉnh lãi suất của các khoản nợ xấu đã được Công ty Quản lý tài sản mua
- Điều 29. Miễn, giảm lãi phạt, phí và lãi vay đã quá hạn thanh toán
- Điều 30. Biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ
- Điều 31. Biện pháp hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay
- Điều 32. Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay
- Điều 33. Một số giới hạn an toàn, kiểm soát rủi ro trong hoạt động của Công ty Quản lý tài sản
- Điều 34. Công ty Quản lý tài sản bán nợ xấu đã mua
- Điều 35. Bán nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt
- Điều 36. Góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay là doanh nghiệp
- Điều 37. Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay là doanh nghiệp
- Điều 38. Xử lý và bán tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã mua
- Điều 39. Nội dung, phương thức ủy quyền
- Điều 40. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động được ủy quyền
- Điều 41. Quyền và trách nhiệm của Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng được ủy quyền
- Điều 42. Thứ tự ưu tiên thanh toán khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt
- Điều 43. Xử lý số tiền thu hồi nợ của khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt
- Điều 44. Thanh toán trái phiếu đặc biệt
- Điều 45. Mua lại khoản nợ xấu khi thanh toán trái phiếu đặc biệt
- Điều 46. Trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro liên quan đến khoản nợ xấu
- Điều 47. Phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ xấu được mua theo giá trị thị trường