Điều 5 Thông tư 19/2011/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế ban hành
Điều 5. Nội dung quản lý sức khỏe người lao động
1. Quản lý sức khỏe tuyển dụng:
a) Khám, phân loại sức khỏe trước khi tuyển dụng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 của Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động;
b) Lập hồ sơ quản lý sức khỏe tuyển dụng của người lao động theo Biểu mẫu số 1 của Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Khám sức khỏe định kỳ:
a) Khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho người lao động, kể cả người học nghề, thực tập nghề. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần cho đối tượng làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Quy trình khám sức khỏe định kỳ và việc ghi chép trong Sổ khám sức khỏe định kỳ thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 3 của Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe;
c) Quản lý và thống kê tình hình bệnh tật của người lao động hằng quý theo Biểu mẫu số 2 và số 3 của Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Lập hồ sơ quản lý sức khỏe của người lao động theo Biểu mẫu số 4, 5 và 6 của Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Khám bệnh nghề nghiệp:
a) Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp;
b) Khám phát hiện và định kỳ theo dõi bệnh nghề nghiệp: Thực hiện theo quy trình và thủ tục hướng dẫn tại Phụ lục số 1, 2 và 3 của Thông tư số 12/2006/TT-BYT ngày 10/11/2006 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp;
c) Lập và lưu giữ hồ sơ quản lý bệnh nghề nghiệp theo Biểu mẫu số 7, 8 của Phụ lục số 3 và Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này; và lưu trữ cho đến khi người lao động thôi việc, nghỉ hưu hoặc khi chuyển đến cơ sở lao động khác.
4. Cấp cứu tai nạn lao động:
a) Xây dựng phương án xử lý cấp cứu tai nạn lao động bao gồm cả việc trang bị các phương tiện cấp cứu phù hợp với tổ chức và hoạt động của cơ sở lao động;
b) Hàng năm tổ chức tập huấn cho đối tượng an toàn vệ sinh viên và người lao động các phương pháp sơ cấp cứu theo hướng dẫn nội dung tại Phụ lục số 1 về danh mục nội dung huấn luyện về vệ sinh lao động, cấp cứu ban đầu cho người lao động được ban hành kèm theo Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28/4/2000 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa và Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;
c) Lập hồ sơ cấp cứu đối với mọi trường hợp tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở lao động theo Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này và lưu trữ cho đến khi người lao động thôi việc, nghỉ hưu hoặc khi chuyển đến cơ sở lao động khác.
5. Các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động được giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động theo quy định hiện hành.
Thông tư 19/2011/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế ban hành
- Điều 6. Điều kiện đối với đơn vị đo kiểm tra môi trường lao động
- Điều 7. Hồ sơ, thủ tục công bố thực hiện việc đo, kiểm tra môi trường lao động
- Điều 10. Trách nhiệm của người lao động
- Điều 11. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
- Điều 12. Trách nhiệm của đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động
- Điều 13. Trách nhiệm của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc Trung tâm Y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đối với các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đã thành lập Trung tâm Y tế dự phòng.
- Điều 14. Trách nhiệm của Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và y tế các Bộ, ngành
- Điều 15. Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 16. Trách nhiệm của các Viện thuộc hệ y tế dự phòng và các Trường đại học chuyên ngành Y khoa
- Điều 17. Trách nhiệm của Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế