Chương 2 Thông tư 170/2021/TT-BQP quy định về đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe quân sự; bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng
Chương II
ĐÀO TẠO LÁI XE QUÂN SỰ
Mục I. NGƯỜI HỌC
Điều 8. Điều kiện đối với người học lái xe quân sự
1. Là quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng đang công tác trong Bộ Quốc phòng (đối với lao động hợp đồng chỉ đào tạo nâng hạng) có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về tuổi đời, thời gian công tác, sức khỏe, trình độ văn hóa, phẩm chất chính trị theo quy định của Bộ Quốc phòng.
2. Đối với người học nâng hạng Giấy phép lái xe quân sự phải có thời gian lái xe và số km lái xe an toàn như sau:
a) Từ hạng B2 lên hạng C, từ hạng C lên hạng D, từ hạng D lên hạng E: Có thời gian lái xe 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
b) Từ hạng C lên hạng Fc, Fx: Có thời gian lái xe 02 năm trở lên và 30.000 km lái xe an toàn trở lên (trừ các trường hợp đào tạo chuyển tiếp từ hạng C lên hạng Fc hoặc Fx theo chỉ tiêu của Bộ Tổng Tham mưu);
c) Từ hạng B2 lên hạng D, từ hạng C lên hạng E: Có thời gian lái xe 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
3. Riêng đối với người học nâng hạng Giấy phép lái xe quân sự lên hạng D, hạng E: Ngoài các quy định tại các khoản 1, 2 Điều này phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
Điều 9. Hồ sơ đào tạo lái xe
1. Hạng A1, A2, gồm:
a) Kế hoạch huấn luyện lái xe mô tô quân sự (kèm theo danh sách học viên) của cơ quan, đơn vị;
b) Đơn đề nghị học và sát hạch, cấp Giấy phép lái xe quân sự của cá nhân có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý từ cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên theo Mẫu số 01 kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao Giấy chứng minh quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, phiếu quân nhân hoặc bản sao một trong các loại giấy tờ như sau: Quyết định nhập ngũ, tuyển dụng, phiếu quân nhân, thẻ học viên, quyết định thăng, phong quân hàm, nâng lương gần nhất còn hiệu lực;
d) Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định do quân y cấp trung đoàn và tương đương trở lên xác nhận theo Mẫu số 02 kèm theo Thông tư này;
đ) 02 ảnh màu cỡ 2 x 3 cm theo quy định (ảnh chụp trên nền màu xanh; quân nhân mặc quân phục thường dùng; công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng mặc đồng phục; đeo biển tên theo quy định, không đội mũ).
2. Hạng A3, B2, C, gồm:
a) Kế hoạch đào tạo (kèm theo danh sách học viên) của cơ sở đào tạo;
b) Bản sao quyết định giao chỉ tiêu đào tạo nhân viên kỹ thuật sơ cấp của Tổng Tham mưu trưởng đối với trường hợp đào tạo theo chỉ tiêu nhiệm vụ; văn bản đề nghị đào tạo lái xe của thủ trưởng cơ quan, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng đối với trường hợp gửi đào tạo;
c) Hồ sơ quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều này;
3. Đào tạo nâng hạng Giấy phép lái xe quân sự: Ngoài hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này phải bổ sung các giấy tờ sau:
a) Bản khai thời gian lái xe và số km lái xe an toàn quy định cho từng hạng xe có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý từ cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên theo Mẫu số 03 kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Giấy phép lái xe quân sự đang sử dụng.
Mục II. CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE QUÂN SỰ
Điều 10. Nhiệm vụ của cơ sở đào tạo lái xe quân sự
1. Tổ chức đào tạo lái xe các hạng theo đúng nội dung chương trình quy định, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; kiểm tra, cấp Chứng chỉ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng của Bộ Quốc phòng tham gia giao thông.
2. Tổ chức thi và cấp Chứng chỉ sơ cấp nghề, giấy Chứng nhận tốt nghiệp cho học viên trừ đối tượng đào tạo lái xe hạng A. Quản lý, lưu trữ hồ sơ đào tạo theo quy định.
3. Thường xuyên hoàn thiện và nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị, phương tiện kỹ thuật; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật và trình độ sư phạm cho đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng đào tạo.
4. Thực hiện chế độ sinh hoạt, quản lý, rèn luyện học viên theo Quy chế quản lý học viên quân sự trong nhà trường Quân đội, Điều lệnh quản lý bộ đội và Điều lệ công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam.
5. Thực hiện sơ kết, tổng kết, báo cáo nghiệp vụ, đề nghị tổ chức sát hạch, lái xe quân sự theo hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên.
Điều 11. Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
1. Hệ thống phòng học:
a) Phòng học lý thuyết: Diện tích tối thiểu 1,5 m2/01 học viên, đầy đủ bàn ghế, trang thiết bị học tập, ánh sáng, vệ sinh môi trường theo tiêu chuẩn quy định;
b) Phòng học pháp luật giao thông đường bộ: Có đủ tranh vẽ, hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ, sa hình và thiết bị phục vụ giảng dạy;
c) Phòng học chuyên dùng cấu tạo ô tô, nghiệp vụ và kỹ thuật lái: Bảo đảm đủ mô hình học cụ, tranh vẽ, thiết bị mô phỏng, bảng biểu và các trang thiết bị dùng cho dạy học theo quy định, phù hợp với chương trình đào tạo.
2. Xưởng thực hành bảo dưỡng - sửa chữa ô tô:
a) Có đủ diện tích cho học viên học tập, diện tích phải đảm bảo tối thiểu 35 m2/01 xe huấn luyện; bảo đảm đầy đủ ánh sáng, thông gió, vệ sinh môi trường, an toàn lao động theo tiêu chuẩn quy định;
b) Có đầy đủ các chi tiết, cụm tổng thành, xe huấn luyện, dụng cụ chuyên dùng sửa chữa ô tô cho học viên thực tập; đảm bảo 08 đến 10 học viên/01 xe huấn luyện, mỗi xe có 01 bộ dụng cụ chuyên dùng;
c) Có đủ bàn, ghế, bàn tháo lắp (bàn công tác), bảng dùng cho giảng dạy, học tập.
3. Sân bãi tập lái:
a) Có đủ sân bãi phục vụ cho học tập và sát hạch lái xe;
b) Bãi tập lái hình có diện tích tối thiểu để bố trí các tuyến hình quy định cho từng hạng xe đào tạo;
c) Bãi tổng hợp có đủ tuyến hình, diện tích cần thiết để bố trí các tình huống liên hoàn theo tiêu chuẩn quy định.
4. Xe tập lái:
a) Thuộc nhóm xe huấn luyện, biên chế của cơ sở đào tạo, tương ứng với từng hạng xe được phép đào tạo, đã đăng ký, gắn biển số quân sự;
b) Có đủ điều kiện lưu hành theo quy định và có thiết bị hỗ trợ phanh chính cho giáo viên sử dụng, bố trí tại vị trí ngồi của giáo viên, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh theo quy định;
c) Xe vận tải sử dụng để dạy lái xe: Thùng xe phải có mui che mưa, nắng và có ghế ngồi cho học viên bảo đảm chắc chắn gắn vào thùng xe;
d) Có Giấy phép xe tập lái, biển Xe tập lái do Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật cấp.
5. Đường tập lái là đường giao thông công cộng, có đủ hệ thống biển báo hiệu, các tín hiệu giao thông cơ bản theo quy định, được đăng ký và ghi trên Giấy phép xe tập lái. Các tuyến đường phù hợp với địa hình quân sự trong điều kiện tác chiến, hành quân dã ngoại.
6. Giáo trình, tài liệu, sổ sách nghiệp vụ:
a) Có đủ giáo trình, tài liệu giảng dạy các môn học theo chương trình đào tạo đối với từng hạng xe; tài liệu hướng dẫn ôn luyện, kiểm tra, thi, sát hạch lái xe và các tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập;
b) Có đủ hệ thống sổ sách, mẫu biểu phục vụ quản lý giảng dạy, học tập của giáo viên, học viên theo quy định.
Điều 12. Tiêu chuẩn giáo viên
1. Tiêu chuẩn chung: Giáo viên dạy lái xe phải đáp ứng được tiêu chuẩn đối với giáo viên dạy trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
2. Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành Luật hoặc Công nghệ ô tô hoặc các chuyên ngành có nội dung về công nghệ ô tô từ 30% trở lên. Giáo viên dạy pháp luật giao thông đường bộ phải có Giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn.
3. Giáo viên dạy kỹ thuật lái xe, thực hành lái xe phải có Giấy phép lái xe quân sự tương đương hoặc cao hơn hạng xe đào tạo; có thời gian lái xe từ 03 năm trở lên; đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe và được cấp Giấy phép dạy lái xe.
Điều 13. Cấp Giấy phép xe tập lái
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xe tập lái, gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ sở đào tạo lái xe quân sự;
b) Bản sao Chứng nhận đăng ký xe, quyết định phân nhóm xe huấn luyện (trường hợp cấp giấy phép lần đầu), bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô quân sự còn hiệu lực.
2. Trình tự thực hiện:
a) Khi xe tập lái có đủ tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c khoản 4 Điều 11 Thông tư này, cơ sở đào tạo lái xe quân sự có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, gửi về Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật có trách nhiệm thẩm định, cấp Giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo theo Mẫu số 05 kèm theo Thông tư này. Trường hợp không đủ điều kiện cấp phải thông báo cho cơ sở đào tạo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Việc cấp đổi Giấy phép xe tập lái trong trường hợp hết hạn sử dụng, sai thông tin trên Giấy phép xe tập lái hoặc bị hỏng, cơ sở đào tạo gửi văn bản đề nghị kèm theo bản sao Giấy phép xe tập lái đến Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật để giải quyết theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Thời hạn sử dụng được ghi trên Giấy phép xe tập lái.
Điều 14. Cấp Giấy phép dạy lái xe
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép dạy lái xe, gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ sở đào tạo lái xe quân sự;
b) Hồ sơ cá nhân gồm: Bản sao Quyết định công nhận giáo viên của thủ trưởng cơ sở đào tạo; bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng nghề dạy trình độ sơ cấp (trường hợp cấp lần đầu); Giấy phép lái xe quân sự đang sử dụng;
c) 02 ảnh màu cỡ 2 x 3 cm theo quy định tại điểm đ
2. Trình tự thực hiện:
a) Cơ sở đào tạo gửi văn bản đề nghị cấp Giấy phép dạy lái xe cho giáo viên có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 Thông tư này và hồ sơ cá nhân theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này gửi về Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép dạy lái xe theo Mẫu số 06 kèm theo Thông tư này. Trường hợp không đủ điều kiện cấp, phải thông báo cho cơ sở đào tạo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Việc cấp đổi Giấy phép dạy lái xe, cá nhân làm đơn đề nghị đổi có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên, kèm theo bản sao Giấy phép dạy lái xe và 02 ảnh màu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này gửi đến cơ sở đào tạo. Trình tự thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thời hạn sử dụng được ghi trên Giấy phép dạy lái xe.
Điều 15. Cấp biển Xe tập lái
a) Điều kiện: Xe tập lái phải đủ tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 4 Điều 11 Thông tư này;
2. Trình tự thực hiện
a) Cơ sở đào tạo lập hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này gửi đến Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật;
Mục III. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LÁI XE QUÂN SỰ
Điều 16. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về tuổi đời, thời gian công tác, sức khỏe, trình độ văn hóa, phẩm chất chính trị theo quy định của Bộ Quốc phòng trở thành người lái xe quân sự có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Điều 17. Yêu cầu đào tạo
1. Về chính trị đạo đức:
a) Phẩm chất chính trị tốt, trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước. Chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội;
b) Có lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực, có tinh thần đoàn kết tốt, yêu ngành, yêu nghề. Nắm vững và thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của người lái xe trong Quân đội.
2. Về quân sự, giáo dục thể chất:
a) Thực hiện tốt Điều lệnh quản lý bộ đội, Điều lệnh đội ngũ, có tác phong chính quy;
b) Có sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
3. Về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật:
a) Nắm được tác dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cụm, hệ thống chính trên xe mô tô, ô tô thông dụng và một số quy định, chế độ trong Điều lệ Công tác kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam;
b) Nắm chắc nội dung, quy trình và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên, nắm được một số nội dung bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng xe mới, niêm cất xe quân sự;
c) Nắm vững và chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về giao thông đường bộ;
d) Xử lý được một số tình huống trong hành quân, trú quân.
4. Về kỹ năng thực hành:
a) Điều khiển được các loại xe quy định trong Giấy phép lái xe quân sự trên mọi điều kiện giao thông khác nhau bảo đảm an toàn và hiệu quả; lái xe an toàn trên địa hình quân sự, kỹ năng thực hành cứu kéo trong các tình huống chiến đấu; thực hiện công việc ngụy trang bảo vệ xe - máy;
b) Thành thạo bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa những hư hỏng thông thường của các loại xe thông dụng. Thực hiện được một số nội dung bảo dưỡng định kỳ và các loại bảo dưỡng khác theo quy định.
Điều 18. Tổ chức, hình thức đào tạo
1. Đào tạo lái xe hạng A1, A2: Do cơ quan xe - máy các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức tại các đơn vị hoặc tại các cơ sở đào tạo lái xe thuộc cấp mình quản lý.
2. Đào tạo lái xe các hạng A3, B2, C, D, E, F: Được tổ chức đào tạo tập trung tại các cơ sở đào tạo lái xe quân sự.
3. Đào tạo lái xe hạng D, E, F: Tổ chức đào tạo theo hình thức nâng hạng.
Điều 19. Chương trình khung đào tạo lái xe mô tô các hạng
1. Thời gian đào tạo:
a) Hạng A1: 48 giờ;
b) Hạng A2: 78 giờ;
c) Hạng A3: 186 giờ.
2. Nội dung và phân bổ thời gian đào tạo:
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Hạng GPLX | ||
A1 | A2 | A3 | |||
1 | Cấu tạo mô tô | Giờ | - | - | 18 |
2 | Bảo dưỡng, sửa chữa | Giờ | - | - | 18 |
3 | Sử dụng xe và nghiệp vụ | Giờ | - | - | 06 |
4 | Pháp luật về giao thông đường bộ | Giờ | 24 | 24 | 42 |
5 | Kỹ thuật lái xe | Giờ | 12 | 42 | 90 |
| - Số giờ học thực hành lái xe/học viên | Giờ | - | - | 18 |
| - Số km thực hành lái xe/ học viên | Km | - | - | 270 |
6 | Ôn và sát hạch lái xe quân sự | Giờ/khóa | 12 | 12 | 12 |
| Tổng cộng | Giờ | 48 | 78 | 186 |
Điều 20. Chương trình khung đào tạo lái xe ô tô hạng B2, C
1. Thời gian đào tạo:
a) Hạng B2: 370 giờ;
b) Hạng C: 615 giờ.
2. Nội dung và phân bổ thời gian đào tạo:
TT | Nội dung | ĐVT | Hạng B2 |
| Hạng C | |||
| LT | TH |
| LT | TH | |||
1 | Khoa học xã hội và nhân văn | Giờ |
|
|
| 53 | 53 | - |
2 | Quân sự, giáo dục thể chất | Giờ |
|
|
| 24 | 04 | 20 |
3 | Cấu tạo ô tô | Giờ | 30 | 24 | 06 | 72 | 54 | 18 |
4 | Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô | Giờ | 36 | 06 | 30 | 78 | 18 | 60 |
5 | Sử dụng xe và nghiệp vụ | Giờ | 12 | 12 | - | 24 | 22 | 02 |
6 | Pháp luật về giao thông đường bộ | Giờ | 88 | 70 | 18 | 88 | 70 | 18 |
7 | Kỹ thuật lái xe | Giờ | 180 | 16 | 164 | 240 | 12 | 228 |
| - Số giờ thực hành lái xe 01 học viên | Giờ | 45 | 04 | 41 | 80 | 04 | 76 |
| - Số học viên/01 xe tập lái | HV | 08 |
|
| 06 |
|
|
| - Số học viên/01 bán đội | HV | 04 |
|
| 03 |
|
|
| - Số km thực hành lái xe/01 học viên | Km | 800 |
| 800 | 1200 |
| 1200 |
| Tổng cộng | Giờ | 346 | 128 | 218 | 579 | 233 | 346 |
8 | Ôn và thi tốt nghiệp nghề | Giờ | 12 |
|
| 18 |
|
|
9 | Ôn và sát hạch lái xe | Giờ | 12 |
|
| 18 |
|
|
| Tổng cộng | Giờ | 370 |
|
| 615 |
|
|
10 | Số ngày thực học/khóa | Ngày | 71 |
|
| 103 |
|
|
11 | Thời gian cho các hoạt động khác | Ngày | 30 |
|
| 50 |
|
|
12 | Thời gian toàn khóa học | Ngày | 101 |
|
| 153 |
|
|
Điều 21. Chương trình khung đào tạo nâng hạng
1. Thời gian đào tạo:
a) Nâng hạng B2 lên C, C lên D, D lên E: 167 giờ;
b) Nâng hạng B2 lên D, C lên E: 246 giờ;
c) Nâng từ hạng C lên hạng Fc: 202 giờ;
d) Nâng hạng C lên Fx: 251 giờ.
2. Nội dung và phân bổ thời gian đào tạo:
TT | Nội dung | ĐVT | Nâng hạng | |||
B2 lên C; C lên D; D lên E | B2 lên D; C lên E | Nâng hạng Fc | Nâng hạng Fx | |||
1 | Khoa học xã hội và nhân văn | Giờ | 12 | 12 | 12 | 12 |
2 | Pháp luật về giao thông đường bộ | Giờ | 36 | 36 | 36 | 36 |
3 | Cấu tạo xe | Giờ | 09 | 12 | 18 | 30 |
4 | Sử dụng xe và nghiệp vụ vận tải | Giờ | 09 | 12 | 6 | 12 |
5 | Bảo dưỡng sửa chữa | Giờ | 12 | 18 | 24 | 30 |
6 | Kỹ thuật lái xe | Giờ | 65 | 120 | 70 | 95 |
| - Số giờ thực hành lái xe/01 học viên | Giờ | 13 | 24 | 14 | 19 |
| - Số km thực hành lái xe/01 học viên | Km | 260 | 480 | 280 | - |
| - Số học viên/01 xe tập lái | HV | 10 | 10 | 10 | 10 |
| - Số học viên/01 bán đội | HV | 05 | 05 | 05 | 05 |
7 | Ôn và thi tốt nghiệp nghề | Giờ | 12 | 18 | 18 | 18 |
8 | Ôn và sát hạch lái xe | Giờ | 12 | 18 | 18 | 18 |
9 | Số ngày thực học/01 khóa học | Ngày | 28 | 41 | 34 | 42 |
10 | Các hoạt động khác | Ngày | 14 | 18 | 16 | 20 |
11 | Thời gian toàn khóa học | Ngày | 42 | 59 | 50 | 62 |
| Tổng cộng | Giờ | 167 | 246 | 202 | 251 |
Điều 22. Chương trình huấn luyện chuyển loại Giấy phép lái xe dân sự sang Giấy phép lái xe quân sự
TT | Nội dung | ĐVT | Thời gian | |||||
Hạng B2 | Hạng C, D, E, F | |||||||
Cộng | LT | TH | Cộng | LT | TH | |||
1 | Khoa học xã hội và nhân văn | Giờ | 06 | 06 |
| 12 | 12 |
|
2 | Cấu tạo ô tô | Giờ | 06 | 06 |
| 12 | 12 |
|
3 | Bảo dưỡng - sửa chữa | Giờ | 12 | 02 | 10 | 18 | 02 | 16 |
4 | Sử dụng xe và nghiệp vụ | Giờ | 06 | 05 | 01 | 06 | 05 | 1 |
5 | Pháp luật về giao thông đường bộ | Giờ | 06 | 04 | 02 | 12 | 06 | 06 |
6 | Kỹ thuật lái xe trên địa hình quân sự | Giờ | 12 | 02 | 10 | 30 | 02 | 28 |
7 | Ôn, kiểm tra | Giờ | 06 | 02 | 04 | 06 | 02 | 04 |
8 | Số ngày thực học/khóa học | Ngày | 10 |
|
| 16 |
|
|
9 | Các hoạt động khác | Ngày | 5 |
|
| 08 |
|
|
10 | Thời gian toàn khóa học | Ngày | 15 |
|
| 24 |
|
|
Điều 23. Kiểm tra công tác đào tạo lái xe
1. Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật tổ chức kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất công tác đào tạo lái xe.
2. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo
b) Kiểm tra chất lượng, điều kiện an toàn phương tiện xe - máy dạy lái xe; sân bãi tập lái xe; hệ thống tài liệu, giáo trình, giáo án, bài giảng; công tác bảo đảm cho đào tạo lái xe;
c) Kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định theo Điều lệ công tác kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam; hướng dẫn của các cơ quan nghiệp vụ cấp trên;
d) Kiểm tra hồ sơ, lưu trữ hồ sơ đào tạo lái xe;
đ) Kiểm tra chất lượng đào tạo, đội ngũ giáo viên dạy lái xe, công tác quản lý, rèn luyện học viên.
3. Thành phần đoàn kiểm tra:
Cục trưởng Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật quyết định thành lập đoàn kiểm tra công tác đào tạo lái xe quân sự, thành phần gồm:
a) Trưởng đoàn: Thủ trưởng Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật hoặc Thủ trưởng cơ quan Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật được ủy quyền;
b) Các thành viên là Thủ trưởng, trợ lý cơ quan Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật; Thủ trưởng, trợ lý huấn luyện cơ quan xe - máy các đơn vị có cơ sở đào tạo.
3. Đoàn kiểm tra thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra cho cơ sở đào tạo và cấp trên trực tiếp của cơ sở đào tạo lái xe.
Thông tư 170/2021/TT-BQP quy định về đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe quân sự; bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 5. Lưu trữ hồ sơ đào tạo, sát hạch, cấp, đổi Giấy phép lái xe quân sự
- Điều 6. Phân hạng Giấy phép lái xe quân sự
- Điều 7. Mẫu và thời hạn Giấy phép lái xe quân sự
- Điều 10. Nhiệm vụ của cơ sở đào tạo lái xe quân sự
- Điều 11. Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
- Điều 12. Tiêu chuẩn giáo viên
- Điều 13. Cấp Giấy phép xe tập lái
- Điều 14. Cấp Giấy phép dạy lái xe
- Điều 15. Cấp biển Xe tập lái
- Điều 16. Mục tiêu đào tạo
- Điều 17. Yêu cầu đào tạo
- Điều 18. Tổ chức, hình thức đào tạo
- Điều 19. Chương trình khung đào tạo lái xe mô tô các hạng
- Điều 20. Chương trình khung đào tạo lái xe ô tô hạng B2, C
- Điều 21. Chương trình khung đào tạo nâng hạng
- Điều 22. Chương trình huấn luyện chuyển loại Giấy phép lái xe dân sự sang Giấy phép lái xe quân sự
- Điều 23. Kiểm tra công tác đào tạo lái xe
- Điều 24. Hội đồng sát hạch lái xe
- Điều 25. Thư ký Hội đồng
- Điều 26. Tổ sát hạch
- Điều 27. Công tác phục vụ và bảo đảm cho kỳ sát hạch
- Điều 28. Quy trình tổ chức sát hạch
- Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong sát hạch
- Điều 30. Điều kiện dự sát hạch lái xe
- Điều 31. Sát hạch cấp lại Giấy phép lái xe quân sự
- Điều 32. Hồ sơ sát hạch lái xe
- Điều 33. Nội dung sát hạch lái xe hạng A1, A2
- Điều 34. Nội dung sát hạch lái xe hạng A3
- Điều 35. Nội dung sát hạch lái xe hạng B2, C
- Điều 36. Nội dung sát hạch lái xe hạng D, E
- Điều 37. Nội dung sát hạch lái xe hạng Fc
- Điều 38. Nội dung sát hạch lái xe hạng Fx
- Điều 39. Phương pháp sát hạch
- Điều 40. Phương pháp đánh giá kết quả
- Điều 41. Xét công nhận kết quả
- Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở đào tạo trong kỳ sát hạch
- Điều 43. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp mới Giấy phép lái xe quân sự
- Điều 44. Trình tự, thủ tục cấp đổi Giấy phép lái xe quân sự
- Điều 45. Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe quân sự
- Điều 46. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quân sự
- Điều 47. Điều kiện và hồ sơ dự bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
- Điều 48. Cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
- Điều 49. Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
- Điều 50. Chứng chỉ và sử dụng Chứng chỉ
- Điều 51. Cấp mới Chứng chỉ
- Điều 52. Cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ
- Điều 53. Thu hồi Chứng chỉ