Điều 9 Thông tư 16/2023/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật giám sát mực nước lưu vực sông bằng công nghệ viễn thám do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 9. Tính toán độ cao mực nước
Độ cao mực nước được xác định bởi chênh cao giữa độ cao quỹ đạo vệ tinh (Alt) với trị đo khoảng cách đo cao vệ tinh R và các số hiệu chỉnh khác nhau (gồm: trễ thời gian khi các xung tín hiệu ra-đa đi qua môi trường khí quyển, ảnh hưởng của thủy triều Trái đất), áp dụng công thức dưới đây:
WSH = Alt - R + [DTC + WTC + IC + Ts ] - GC
Trong đó:
- DTC là số hiệu chỉnh khúc xạ ở tầng đối lưu khô
- WTC là số hiệu chỉnh khúc xạ ở tầng đối lưu ướt
- IC là số hiệu chỉnh khúc xạ ở tầng điện ly
- Ts là số hiệu chỉnh do ảnh hưởng thủy triều Trái đất rắn
- GC là số hiệu chỉnh Geo-ô-ít
Số hiệu chỉnh khúc xạ khí quyển được sử dụng là số hiệu chỉnh mô hình tiêu chuẩn có trong bản ghi dữ liệu I/GDR. Độ cao mực nước sau khi tính toán sẽ được quy chiếu về mặt Geo-ô-ít toàn cầu EGM2008.
Thông tư 16/2023/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật giám sát mực nước lưu vực sông bằng công nghệ viễn thám do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 16/2023/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/10/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Công Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/12/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Cơ sở toán học
- Điều 5. Các nội dung công việc
- Điều 6. Thu thập và nhập dữ liệu
- Điều 7. Xác định tọa độ của trị đo cao vệ tinh
- Điều 8. Xác định tọa độ địa lý chính xác của trạm ảo
- Điều 9. Tính toán độ cao mực nước
- Điều 10. Xuất dữ liệu sang dạng ASCII
- Điều 11. Chiết tách trị đo theo đối tượng mặt nước
- Điều 12. Tính toán mực nước trung bình và độ chính xác
- Điều 13. Giám sát biến đổi mực nước lưu vực sông
- Điều 14. Sản phẩm giám sát mực nước lưu vực sông
- Điều 15. Kiểm tra, nghiệm thu và giao nộp sản phẩm