Chương 2 Thông tư 16/2010/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 10/2010/NĐ-CP về hoạt động thông tin tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
Điều 4. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận
1. Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin
Công ty thông tin tín dụng phải thiết lập, duy trì hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu tối thiểu sau:
a) Có tối thiểu 02 đường truyền (leased line) để bảo đảm duy trì việc truyền đưa liên tục thông tin số;
b) Có trang thiết bị công nghệ thông tin tiên tiến phù hợp với mặt bằng công nghệ hiện tại của hệ thống tổ chức cấp tín dụng; có khả năng tích hợp và kết nối được với các tổ chức cấp tín dụng;
c) Có hệ thống máy chủ đủ lớn, hệ thống phần mềm tin học và các giải pháp kỹ thuật để cập nhật, xử lý, lưu giữ thông tin tín dụng, làm dịch vụ thông tin tín dụng đối với tối thiểu 5 triệu khách hàng vay;
d) Có phương án bảo mật, an toàn thông tin;
đ) Có phương án dự phòng thảm họa, đảm bảo không bị gián đoạn các hoạt động nghiệp vụ chính quá 4 giờ làm việc.
2. Có vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng
a) Đối với doanh nghiệp thành lập kể từ ngày 15/4/2010 (ngày Nghị định số 10 có hiệu lực), vốn điều lệ phải được góp đủ ngay khi thành lập, cụ thể:
(i) Trường hợp góp vốn bằng đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, doanh nghiệp phải gửi toàn bộ tài sản này vào tài khoản mở tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tài khoản này không được phép sử dụng cho đến khi có Giấy chứng nhận hoặc văn bản không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận của Ngân hàng Nhà nước;
(ii) Trường hợp góp vốn bằng tài sản khác, phải có văn bản định giá tài sản của tổ chức định giá chuyên nghiệp hoạt động tại Việt Nam.
b) Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 15/4/2010, phải có xác nhận của một tổ chức kiểm toán hoạt động tại Việt Nam về vốn điều lệ thực tế của doanh nghiệp.
a) Đối với thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Thành viên hợp danh
(i) Có bằng đại học hoặc trên đại học, trong đó có ít nhất 50% số thành viên có bằng về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin;
(ii) Có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin.
b) Đối với Tổng Giám đốc (Giám đốc)
Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 03 năm giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin.
c) Đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc)
Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 02 năm giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin.
d) Đối với thành viên Ban Kiểm soát
Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng và có ít nhất 02 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
đ) Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d khoản 3 điều này, người được bổ nhiệm vào các chức danh thuộc đội ngũ quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định pháp luật hiện hành.
4. Có phương án kinh doanh khả thi và không được kinh doanh ngành nghề nào khác ngoài nội dung hoạt động thông tin tín dụng quy định tại Nghị định số 10.
6. Có văn bản thoả thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa Công ty thông tin tín dụng với các tổ chức cấp tín dụng đã cam kết, trong đó phải có những nội dung tối thiểu sau:
a) Nội dung, phạm vi thông tin tín dụng được cung cấp;
b) Thời gian, địa điểm, phương thức cung cấp, truyền đưa thông tin, dữ liệu, sản phẩm thông tin tín dụng;
c) Nguyên tắc, phạm vi, mục đích sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng;
d) Nghĩa vụ thông báo cho khách hàng vay về việc sử dụng thông tin tín dụng của khách hàng vay;
đ) Trách nhiệm của các bên trong việc điều chỉnh, sửa chữa sai sót trong quá trình cập nhật, truyền đưa, xử lý, lưu giữ, khai thác sử dụng thông tin;
e) Trách nhiệm của các bên trong việc rà soát, đối chiếu, kiểm tra chất lượng và lưu giữ thông tin tín dụng;
g) Trách nhiệm và sự phối hợp của các bên khi giải quyết khiếu nại của khách hàng vay;
h) Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp;
i) Hiệu lực của văn bản thoả thuận và đơn phương chấm dứt việc thực hiện thoả thuận;
k) Các quyền, nghĩa vụ khác của các bên trong quá trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng.
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu số 01/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Tài liệu chứng minh các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định số 10 và
i) điều lệ của doanh nghiệp;
ii) Hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng;
iii) Danh mục và bản thuyết minh về trang thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm tin học phục vụ cho hoạt động thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng;
iv) Xác nhận của ngân hàng thương mại về số dư tài khoản tiền gửi đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ; xác nhận của tổ chức định giá chuyên nghiệp đối với các tài sản góp vốn khác; hoặc xác nhận của tổ chức kiểm toán về vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng theo quy định tại
v) Bảng kê danh sách các chức danh thuộc đội ngũ quản lý của doanh nghiệp;
vi) Lý lịch tóm tắt của đội ngũ quản lý theo mẫu số 02/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này; kèm theo các văn bằng, chứng chỉ, xác nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên ngành của tổ chức liên quan theo quy định tại
vii) Phương án kinh doanh theo mẫu số 03/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;
viii) Văn bản của các ngân hàng thương mại cam kết cung cấp thông tin tín dụng cho doanh nghiệp theo mẫu số 04/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;
ix) Văn bản thoả thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa doanh nghiệp với các tổ chức cấp tín dụng đã cam kết theo quy định tại
a) Có tối thiểu 02 (hai) bộ hồ sơ mà các giấy tờ trong đó là bản gốc, hoặc bản sao được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp từ sổ gốc, hoặc bản sao được chứng thực của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật;
b) Các bộ hồ sơ còn lại do Công ty thông tin tín dụng sao chụp từ các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 2 điều này và đóng dấu giáp lai trên từng giấy tờ đã sao chụp.
Điều 6. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Ngân hàng Nhà nước phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
1. Trung tâm Thông tin tín dụng làm đầu mối, phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục Công nghệ tin học, Vụ Pháp chế tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
2. Trình tự thẩm định
a) Trung tâm Thông tin tín dụng tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin tín dụng xử lý như sau:
i) Có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung giấy tờ, tài liệu theo quy định đối với trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ:
ii) Có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp thẩm định và thông báo cho doanh nghiệp biết việc tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
b) Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Trung tâm Thông tin tín dụng, các đơn vị tham gia thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản.
i) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thẩm định các điều kiện về vốn điều lệ, đội ngũ quản lý, năng lực quản lý rủi ro của doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
ii) Cục Công nghệ tin học thẩm định các điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; quy trình công nghệ, phần mềm tin học xử lý, lưu giữ thông tin, cung cấp sản phẩm dịch vụ đáp ứng yêu cầu bảo mật, an toàn thông tin của doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
iii) Vụ Pháp chế thẩm định tính hợp pháp về hồ sơ, thủ tục; xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thẩm định hồ sơ của doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ văn bản thẩm định của các đơn vị, Trung tâm Thông tin tín dụng tổng hợp ý kiến, soạn thảo văn bản trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (Thống đốc) quyết định:
i) Ký quyết định cấp Giấy chứng nhận nếu Công ty thông tin tín dụng đảm bảo đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 10 và Thông tư này; hoặc
ii) Có văn bản không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận nếu doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 10 và Thông tư này.
Điều 8. Thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng nhận
1. Giấy chứng nhận do Thống đốc cấp theo mẫu số 05/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này.
a) Trường hợp bị mất, bị cháy toàn bộ Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:
i) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận, trong đó trình bày rõ lý do bị mất, bị cháy;
ii) Văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc Công ty thông tin tín dụng khai báo mất hoặc bị cháy toàn bộ Giấy chứng nhận của Công ty thông tin tín dụng.
b) Trường hợp bị rách hoặc bị hư hỏng dưới các hình thức khác, hồ sơ gồm:
i) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận, trong đó trình bày rõ lý do bị rách, bị hư hỏng;
ii) Giấy chứng nhận đã bị rách, bị hư hỏng.
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của Công ty thông tin tín dụng, Trung tâm Thông tin tín dụng trình Thống đốc xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận.
Điều 9. Thay đổi nội dung Giấy chứng nhận
1. Việc thay đổi nội dung ghi trong Giấy chứng nhận phải được Thống đốc chấp thuận bằng văn bản.
2. Quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung trong Giấy chứng nhận là một bộ phận không tách rời của Giấy chứng nhận.
Điều 10. Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung Giấy chứng nhận
1. Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung Giấy chứng nhận gồm:
a) Tờ trình của người đại diện theo pháp luật của Công ty thông tin tín dụng gửi Ngân hàng Nhà nước (thông qua Trung tâm Thông tin tín dụng), trong đó nêu rõ lý do, sự cần thiết của việc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận;
b) Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên về việc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận.
2. Giấy tờ quy định tại khoản 1 điều này là bản chính.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Trung tâm Thông tin tín dụng trình Thống đốc xem xét, quyết định việc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận. Trường hợp đề nghị thay đổi nội dung Giấy chứng nhận không phù hợp với quy định tại Nghị định số 10 hoặc Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu Công ty thông tin tín dụng xem xét lại đề nghị thay đổi.
1. Doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh dịch vụ thông tin tín dụng đang hoạt động trước ngày 15/4/2010 phải tiến hành hoàn thiện các điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 10 và
2. Kể từ ngày 15/4/2011, doanh nghiệp không bảo đảm được các điều kiện hoạt động và không được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận phải chấm dứt hoạt động thông tin tín dụng và làm thủ tục rút nội dung hoạt động thông tin tín dụng trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.
Thông tư 16/2010/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 10/2010/NĐ-CP về hoạt động thông tin tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 16/2010/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 25/06/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Đồng Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 390 đến số 391
- Ngày hiệu lực: 09/08/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra