Điều 8 Thông tư 15/2016/TT-BKHCN quy định quản lý đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Điều 8. Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài
1. Đối với tổ chức chủ trì đề tài:
Có tư cách pháp nhân, có năng lực hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề tài, có đủ các điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ hoạt động nghiên cứu của đề tài.
2. Đối với chủ nhiệm đề tài:
a) Có chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài;
b) Có năng lực nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của đề tài: Trình độ từ đại học trở lên và có kết quả nghiên cứu chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Có kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc là tác giả sáng chế, giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ trong thời gian năm 05 (năm) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Có kết quả nghiên cứu đã được công bố (bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế hoặc quốc gia có uy tín, bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng) trong thời gian 10 (mười) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ được ứng dụng;
c) Có đủ thời gian để hoàn thành nội dung nghiên cứu của đề tài theo quy định. Trường hợp chủ nhiệm đề tài đi công tác, làm việc tại nước ngoài, tổng thời gian ở nước ngoài không quá 1/3 thời gian thực hiện đề tài.
3. Thành viên nhóm nghiên cứu đề tài phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài, bao gồm:
a) Thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: có trình độ từ đại học trở lên; có kết quả nghiên cứu phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài được công bố trên các tạp chí quốc gia hoặc quốc tế có uy tín hoặc có bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ trong thời gian 05 (năm) năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ;
b) Thành viên có trình độ từ đại học trở lên và có kết quả nghiên cứu phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài được công bố trên tạp chí quốc gia hoặc quốc tế, bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng;
c) Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ khác.
4. Tại cùng một thời điểm, mỗi cá nhân làm chủ nhiệm không quá 01 (một) đề tài do Quỹ tài trợ (trừ trường hợp là nhiệm vụ đột xuất có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn).
Thông tư 15/2016/TT-BKHCN quy định quản lý đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 15/2016/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/06/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Quốc Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 213 đến số 214
- Ngày hiệu lực: 01/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc quản lý đề tài
- Điều 4. Tài trợ hoạt động hợp tác quốc tế trong đề tài
- Điều 5. Chuyên gia đánh giá
- Điều 6. Hội đồng khoa học
- Điều 7. Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài
- Điều 8. Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài
- Điều 9. Yêu cầu về thời gian thực hiện và kết quả của đề tài
- Điều 10. Phương thức, tiêu chí đánh giá xét chọn đề tài
- Điều 11. Thẩm định, phê duyệt và công bố danh mục đề tài
- Điều 12. Hợp đồng nghiên cứu khoa học
- Điều 13. Báo cáo và đánh giá định kỳ
- Điều 14. Điều chỉnh tên, mục tiêu, sản phẩm của đề tài
- Điều 15. Điều chỉnh kinh phí thực hiện đề tài
- Điều 16. Thay đổi tổ chức chủ trì đề tài
- Điều 17. Thay đổi chủ nhiệm đề tài
- Điều 18. Điều chỉnh nội dung của đề tài
- Điều 19. Điều chỉnh thời gian thực hiện đề tài
- Điều 20. Điều chỉnh khác đối với đề tài
- Điều 21. Trình tự, thủ tục điều chỉnh
- Điều 22. Chấm dứt hợp đồng
- Điều 23. Báo cáo và hồ sơ đánh giá kết quả thực hiện đề tài
- Điều 24. Đánh giá kết quả thực hiện đề tài
- Điều 25. Xử lý kết quả đánh giá, nghiệm thu đề tài
- Điều 26. Công nhận kết quả thực hiện đề tài
- Điều 27. Quản lý tài sản hình thành của đề tài