Chương 2 Thông tư 15/2013/TT-BNNPTNT quy định thực hiện Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG
Điều 3. Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
1. Đối tượng
a) Người sản xuất theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ, chưa tham gia chương trình đào tạo dạy nghề do Nhà nước hỗ trợ;
b) Người hoạt động khuyến nông theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ.
2. Hình thức
a) Thông qua mô hình trình diễn;
b) Tổ chức các lớp học ngắn hạn gắn lý thuyết với thực hành;
c) Thông qua các phương tiện truyền thông: báo, đài, tờ rơi, tài liệu (sách, đĩa CD-DVD);
d) Qua chương trình đào tạo từ xa trên kênh truyền thanh, truyền hình, xây dựng kênh truyền hình dành riêng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; ưu tiên là đào tạo nông dân trên truyền hình;
đ) Qua trang thông tin điện tử khuyến nông trên internet;
e) Tổ chức khảo sát, học tập trong và ngoài nước.
3. Mức hỗ trợ
a) Đối với học viên: mức hỗ trợ theo các quy định hiện hành của Nhà nước;
b) Đối với giảng viên, hướng dẫn viên thực hành: theo hướng dẫn tại điểm 1.3 mục c khoản 1 Điều 5 của Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010 của liên Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông.
4. Cấp giấy chứng nhận
Học viên tham gia các lớp từ 05 (năm) ngày trở lên và đạt yêu cầu được Cơ quan tổ chức lớp học cấp giấy chứng nhận.
Điều 4. Thông tin tuyên truyền
1. Thông tin đại chúng
a) Xây dựng kênh, chương trình, chuyên mục, trang tin khuyến nông trên báo, đài truyền hình, đài phát thanh Trung ương và địa phương;
b) Trang thông tin điện tử, thư viện, hộp thư điện tử khuyến nông.
2. Xuất bản các ấn phẩm khuyến nông
Tạp chí khuyến nông, tờ tin, tờ rơi, tranh ảnh, áp phích, băng, đĩa, sổ tay, sách kỹ thuật, danh bạ địa chỉ khuyến nông phục vụ nhu cầu của từng nhóm đối tượng hộ nông dân và người hoạt động khuyến nông.
3. Tổ chức các sự kiện khuyến nông
Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến nông thông qua các hình thức tổ chức sự kiện như: Hội thi khuyến nông; Hội chợ nông nghiệp; Diễn đàn khuyến nông @ Nông nghiệp; Tọa đàm khuyến nông trên truyền thanh, truyền hình.
4. Định mức chi cho hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến nông theo các quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 5. Trình diễn và nhân rộng mô hình
1. Nội dung trình diễn và nhân rộng mô hình
a) Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất và định hướng của ngành, các mô hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản phẩm;
b) Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp;
c) Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hiệu quả và bền vững;
d) Chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ từ các mô hình trình diễn, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng.
2. Mô hình và số điểm trình diễn
a) Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện không quá 01 (một) mô hình/năm trong phạm vi dự án; một mô hình có không quá 5 điểm trình diễn trừ trường hợp đối với một số mô hình đặc thù: mô hình khai thác thuỷ sản, mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, mô hình sản xuất hạt lai;
b) Mỗi điểm trình diễn thực hiện tối đa 2 lần đối với chu kỳ mô hình 6 tháng trở xuống; 01 lần đối với chu kỳ mô hình trên 6 tháng, nhưng tối đa không quá thời gian thực hiện dự án;
c) Mô hình trình diễn ứng dụng máy móc, thiết bị được thực hiện tối đa 3 mô hình/năm tại mỗi tỉnh, thành phố.
3. Mức hỗ trợ cho mô hình trình diễn và hộ tham gia mô hình
a) Mô hình trình diễn cây trồng hàng năm được hỗ trợ chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 400 triệu đồng/mô hình/năm và 30 triệu đồng/hộ;
b) Mô hình trình diễn cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây lâm nghiệp được hỗ trợ chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 600 triệu đồng/mô hình/năm và 50 triệu đồng/hộ;
c) Mô hình trình diễn chăn nuôi được hỗ trợ chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 700 triệu đồng/mô hình/năm và 50 triệu đồng/hộ;
d) Mô hình trình diễn nuôi trồng thuỷ sản được hỗ trợ chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 800 triệu đồng/mô hình/năm và 100 triệu đồng/hộ;
đ) Mô hình trình diễn về các lĩnh vực khác được hỗ trợ theo quy định tại điểm 3.2 khoản 3 Điều 5 của Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010 của liên Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
e) Đối với mô hình trình diễn có tính đặc thù, mức hỗ trợ cụ thể sẽ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định theo từng dự án.
Thông tư 15/2013/TT-BNNPTNT quy định thực hiện Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Điều 3. Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
- Điều 4. Thông tin tuyên truyền
- Điều 5. Trình diễn và nhân rộng mô hình
- Điều 6. Xây dựng, phê duyệt Danh mục chương trình khuyến nông Trung ương trọng điểm
- Điều 7. Cơ sở xác định danh mục và yêu cầu đối với các dự án khuyến nông Trung ương
- Điều 8. Trình tự xây dựng, phê duyệt danh mục dự án khuyến nông Trung ương
- Điều 9. Trình tự tuyển chọn, xét chọn Tổ chức, cá nhân chủ trì dự án
- Điều 10. Thẩm định, phê duyệt dự án, thông báo giao nhiệm vụ, ký hợp đồng thực hiện dự án khuyến nông
- Điều 11. Trình tự xây dựng, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên
- Điều 12. Điều chỉnh dự án khuyến nông Trung ương
- Điều 13. Điều chỉnh nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên
- Điều 14. Kiểm tra, đánh giá dự án khuyến nông Trung ương
- Điều 15. Nghiệm thu dự án khuyến nông Trung ương
- Điều 16. Nghiệm thu nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên
- Điều 17. Tổng kết, đánh giá chương trình khuyến nông Trung ương trọng điểm