Mục 2 Chương 2 Thông tư 139/2020/TT-BCA quy định về công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
Mục 2. KIỂM TRA CÔNG TÁC THƯỜNG TRỰC SẴN SÀNG CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh thực hiện kiểm tra đột xuất công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo hệ lực lượng hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình khi cần thiết.
2. Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện thực hiện kiểm tra định kỳ công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không quá 03 tháng một lần, kiểm tra đột xuất công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý của mình khi cần thiết.
3. Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực, Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện kiểm tra thường xuyên công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi quản lý của mình hoặc kiểm tra đột xuất khi cần thiết.
4. Người có thẩm quyền kiểm tra quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thể ủy quyền bằng văn bản cho cấp phó hoặc cán bộ chỉ huy thuộc quyền quản lý để thực hiện công tác kiểm tra.
Điều 14. Nội dung kiểm tra công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Kiểm tra báo động: Theo dõi việc bảo đảm thời gian theo quy định tại
2. Kiểm tra lực lượng thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
a) Quân số cán bộ, chiến sĩ trong ca thường trực;
b) Trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân của cán bộ, chiến sĩ trong ca thường trực;
c) Việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ trong ca thường trực theo quy định tại
3. Kiểm tra phương tiện thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
a) Số lượng, tính đồng bộ, tình trạng hoạt động của các phương tiện thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Mức nhiên liệu, mức nước và lượng chất chữa cháy của các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới;
c) Việc thực hiện quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Kiểm tra các điều kiện phục vụ công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
a) Nơi trực tiếp nhận thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn quy định tại
b) Việc quản lý, sử dụng phương án cứu nạn, cứu hộ; phương án chữa cháy, phiếu chiến thuật chữa cháy;
c) Việc bảo đảm về nhà để xe, bến bãi, nơi để phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thường trực và dự trữ.
5. Kiểm tra việc chấp hành Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân; chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị, cán bộ, chiến sĩ và việc tự kiểm tra thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của đơn vị.
Điều 15. Thực hiện kiểm tra công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Chuẩn bị kiểm tra
Người có thẩm quyền quy định tại
Đơn vị được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ nội dung kiểm tra đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với đoàn kiểm tra.
2. Tiến hành kiểm tra
Người có thẩm quyền kiểm tra căn cứ yêu cầu, tình hình thực tế, có thể tiến hành kiểm tra toàn bộ hoặc một số nội dung quy định tại
3. Kết thúc kiểm tra
a) Đối với kiểm tra định kỳ, đột xuất: Khi kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra tổ chức họp đánh giá ưu, khuyết điểm, rút kinh nghiệm công tác tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của đơn vị được kiểm tra; lập Biên bản kiểm tra công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, đơn vị được kiểm tra có trách nhiệm lưu biên bản kiểm tra theo quy định; thông báo kết quả kiểm tra đến đơn vị được kiểm tra, các đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện và báo cáo cấp trên quản lý trực tiếp;
b) Đối với kiểm tra thường xuyên: Khi kết thúc kiểm tra, trực chỉ huy đội ghi nội dung, kết quả kiểm tra vào Sổ giao, nhận ca thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và báo cáo trực chỉ huy cấp trên.
Thông tư 139/2020/TT-BCA quy định về công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 139/2020/TT-BCA
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 23/12/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Tô Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 119 đến số 120
- Ngày hiệu lực: 08/02/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Nguyên tắc thường trực và kiểm tra thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phụ lục
- Điều 5. Trực chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 6. Trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn
- Điều 7. Trực chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 8. Phương tiện thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 9. Chế độ thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 10. Tổ chức các hoạt động trong ca thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 11. Trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong ca thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Điều 12. Bảo đảm, bố trí cơ sở vật chất, phương tiện, địa điểm đáp ứng yêu cầu thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ