Điều 28 Thông tư 13/2015/TT-BTTTT Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thông tin và Truyền thông
Điều 28. Thủ tục trình khen thưởng
1. Đối với những đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, khi trình khen thưởng: “Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông”, “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông”, “Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông”, “Tập thể lao động xuất sắc” và các danh hiệu và hình thức khen thưởng cấp nhà nước cho tập thể hoặc cá nhân là thủ trưởng đơn vị, trong báo cáo thành tích phải kê khai rõ các nội dung sau:
a) Số tiền thuế và các khoản thu khác thực tế đã nộp trong năm so với đăng ký;
b) Tỷ lệ % về số nộp ngân sách nhà nước so với năm trước;
c) Cam kết đã nộp đủ, đúng các loại thuế, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật và nộp đúng thời hạn (có xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền, số năm xác nhận thuế tương ứng với số năm trong báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân. Số liệu xác nhận thuế gồm: xác nhận số tiền thuế và các khoản thu khác thực tế đã nộp trong năm so với đăng ký; tỷ lệ % về số nộp ngân sách nhà nước so với năm trước; đã nộp đủ, đúng các loại thuế, các khoản thu khác theo quy định và nộp đúng hạn).
2. Các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng phải thông qua và có ý kiến bằng văn bản của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trước khi quyết định khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng:
a) “Lao động tiên tiến”;
b) “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
c) “Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông”;
d) “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”;
đ) “Tập thể lao động tiên tiến”;
e) “Tập thể lao động xuất sắc”;
g) “Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông”;
h) “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông”;
i) Các danh hiệu và hình thức khen thưởng cấp Nhà nước được quy định tại
3. Đối với khen thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông” và các trường hợp khen thưởng theo hồ sơ, thủ tục đơn giản quy định tại Điều 85, Luật Thi đua, Khen thưởng thì không phải thông qua Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ. Đơn vị làm chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, thành tích theo tiêu chuẩn quy định và trực tiếp trình khen thưởng.
4. Các trường hợp đề nghị khen thưởng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Tập thể lao động tiên tiến”, ‘Tập thể lao động xuất sắc”, “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông” phải có trên 50% thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đồng ý.
5. Các trường hợp đề nghị khen thưởng “Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông”, “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, “Huân chương” và “Huy chương” các loại phải có trên 70% thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đồng ý.
6. Các trường hợp đề nghị khen thưởng danh hiệu: “Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Anh hùng Lao động”, “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” phải có trên 90% thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đồng ý.
7. Các trường hợp đề nghị khen thưởng danh hiệu: “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Anh hùng Lao động”, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” được lấy ý kiến của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân trên Cổng thông tin điện tử của Bộ. Vụ Thi đua - Khen thưởng chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quy định nội dung, hình thức lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử của Bộ trong 15 ngày làm việc.
8. Trình Thủ tướng Chính phủ sau khi có ý kiến của Ban cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với các trường hợp khen thưởng sau:
a) Khen thưởng cán bộ thuộc diện Ban Cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý;
b) Các hình thức khen thưởng: “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh”, “Huân chương Độc lập” các hạng, danh hiệu: “Anh hùng Lao động”, “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, “Nhà giáo nhân dân”, “Thầy thuốc nhân dân”, “Nghệ sĩ nhân dân”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
Thông tư 13/2015/TT-BTTTT Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thông tin và Truyền thông
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thi đua và căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua
- Điều 5. Nguyên tắc khen thưởng và căn cứ khen thưởng
- Điều 6. Trách nhiệm của đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng
- Điều 7. Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp
- Điều 8. Phát động, chỉ đạo phong trào thi đua
- Điều 9. Hình thức tổ chức phong trào thi đua
- Điều 10. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
- Điều 11. Khối, Cụm thi đua
- Điều 12. Ký giao ước thi đua và đăng ký danh hiệu thi đua
- Điều 13. Các danh hiệu thi đua
- Điều 14. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”
- Điều 15. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
- Điều 16. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông”
- Điều 17. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
- Điều 18. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”
- Điều 19. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”
- Điều 20. Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông”
- Điều 21. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”
- Điều 22. Hình thức và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng cấp Nhà nước
- Điều 23. Hình thức và tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 24. “Giấy khen” của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
- Điều 27. Tuyến trình khen thưởng
- Điều 28. Thủ tục trình khen thưởng
- Điều 29. Hiệp y khen thưởng
- Điều 30. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
- Điều 31. Thời hạn nộp hồ sơ đề nghị khen thưởng
- Điều 32. Thông báo kết quả khen thưởng
- Điều 33. Trách nhiệm và nguyên tắc trích lập Quỹ thi đua, khen thưởng
- Điều 34. Quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng