Chương 2 Thông tư 13/2013/TT-BYT hướng dẫn giám sát bệnh truyền nhiễm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, ĐỊA ĐIỂM VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Điều 3. Đối tượng và bệnh truyền nhiễm cần giám sát
1. Đối tượng giám sát:
a) Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm;
b) Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm;
c) Ổ chứa, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm và các yếu tố nguy cơ.
2. Bệnh truyền nhiễm cần giám sát được quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bao gồm một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo Phụ lục danh mục một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B phải được cách ly y tế ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Hình thức và loại hình giám sát
Giám sát bệnh truyền nhiễm là hình thức thu thập thông tin liên tục, có hệ thống về tình hình, chiều hướng của bệnh truyền nhiễm nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
1. Hình thức giám sát:
a) Giám sát chủ động: thông qua hoạt động điều tra chủ động tại các điểm giám sát.
b) Giám sát thụ động: thông qua báo cáo của các tuyến trong hệ thống giám sát.
2. Loại hình giám sát:
a) Giám sát thường xuyên: thông qua việc theo dõi và kiểm soát bệnh truyền nhiễm tại một khu vực hoặc trên phạm vi cả nước.
b) Giám sát trọng điểm: thông qua các đơn vị giám sát đã được lựa chọn trong một khoảng thời gian nhất định.
c) Giám sát dựa vào cộng đồng: thông qua hoạt động giám sát của nhân viên y tế, thú y tuyến xã, thôn, ấp, bản và khai báo của người dân.
d) Giám sát dựa vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: thông qua báo cáo của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
đ) Giám sát dựa vào phòng xét nghiệm: thông qua báo cáo của các phòng xét nghiệm.
Giám sát bệnh truyền nhiễm được thực hiện trên toàn bộ phạm vi quản lý được phân công, đặc biệt ở các địa điểm sau:
1. Khu vực đang có ổ dịch, khu vực có ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ xảy ra dịch bệnh.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm.
4. Nơi cư trú, học tập, lao động của người được chẩn đoán xác định là mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang mầm bệnh truyền nhiễm.
5. Khu vực cửa khẩu.
6. Khu vực đã hoặc đang xảy ra thiên tai, thảm họa.
1. Giám sát nguồn bệnh truyền nhiễm:
a) Người mắc bệnh hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm;
b) Người mang mầm bệnh truyền nhiễm;
c) Động vật mắc bệnh hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm;
d) Động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm.
2. Giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm:
a) Vi khuẩn;
b) Vi rút;
c) Rích-két-si-a;
d) Ký sinh trùng.
3. Giám sát ổ chứa, trung gian truyền bệnh và các yếu tố nguy cơ:
a) Côn trùng, động vật, thực vật;
b) Thực phẩm;
c) Môi trường: đất, nước, không khí;
d) Địa lý, khí hậu, thời tiết;
đ) Các yếu tố kinh tế - xã hội: kinh tế, điều kiện sống, hành vi, lối sống, phong tục tập quán, cơ cấu dân cư, cơ cấu dân tộc;
e) Bệnh phẩm;
g) Huyết thanh.
Thông tư 13/2013/TT-BYT hướng dẫn giám sát bệnh truyền nhiễm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Điều 3. Đối tượng và bệnh truyền nhiễm cần giám sát
- Điều 4. Hình thức và loại hình giám sát
- Điều 5. Địa điểm giám sát
- Điều 6. Nội dung giám sát
- Điều 9. Các bước tiến hành điều tra bệnh dịch/ổ dịch
- Điều 10. Thu thập, bảo quản, đóng gói, vận chuyển, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi, tiêu hủy mẫu bệnh phẩm
- Điều 11. Hoạt động xử lý ổ dịch
- Điều 12. Thông tin, báo cáo
- Điều 13. Trách nhiệm của Cục Y tế dự phòng
- Điều 14. Trách nhiệm của Cục Quản lý khám, chữa bệnh
- Điều 15. Trách nhiệm của các Viện thuộc hệ Y tế dự phòng
- Điều 16. Trách nhiệm của Sở Y tế
- Điều 17. Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
- Điều 18. Trách nhiệm của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 19. Trách nhiệm của y tế các Bộ, Ngành