Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2011/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2011

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU LIÊN QUAN ĐẾN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CỦA CƠ SỞ DẠY NGHỀ THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 18/2008/QĐ-BGTVT NGÀY 17 THÁNG 9 NĂM 2008 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 06 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến thủ tục hành chính của Quy định điều kiện của cơ sở dạy nghề thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 18/2008/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

1. Bổ sung Mục 4 Chương II như sau:

“Mục 4. CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ DẠY NGHỀ

Điều 11. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận

1. Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cấp Giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề đủ điều kiện được đào tạo, bổ túc cấp bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng từ hạng ba trở lên trong phạm vi toàn quốc.

2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề thuộc phạm vi địa phương đủ điều kiện được đào tạo, bồi dưỡng, bổ túc cấp chứng chỉ chuyên môn và bằng thuyền trưởng hạng ba hạn chế.

Điều 11a. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa của cơ sở dạy nghề;

b) Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập cơ sở dạy nghề;

c) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp;

d) Bản tự khai và chấm điểm theo các tiêu chí về cơ sở vật chất, phòng học, xưởng và khu vực dạy thực hành, các trang thiết bị, phương tiện học liệu và đội ngũ giáo viên theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 kèm theo Quy định này;

đ) Danh sách trích ngang đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy bao gồm giáo viên cơ hữu và giáo viên thỉnh giảng theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 kèm theo Quy định này; kèm theo bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động của từng cá nhân;

e) Các giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê phương tiện, cầu cảng; văn bản chấp thuận được sử dụng vùng nước để dạy thực hành của cơ quan có thẩm quyền; phương tiện dạy thực hành phải có đầy đủ giấy tờ về đăng ký, đăng kiểm và các trang thiết bị hàng hải, cứu sinh, cứu hỏa theo quy định.

2. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa từ hạng ba trở lên, ngoài thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này cần bổ sung thêm văn bản chấp thuận của Sở Giao thông vận tải nơi cơ sở dạy nghề đặt trụ sở (áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề trực thuộc địa phương quản lý).

Điều 11b. Trình tự cấp Giấy chứng nhận

1. Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề đủ điều kiện đào tạo, bổ túc cấp bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng từ hạng ba trở lên:

a) Tổ chức có nhu cầu đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoàn thiện 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (đối với cơ sở dạy nghề thuộc các tỉnh, thành phố ở khu vực phía Bắc, miền Trung) hoặc Chi Cục Đường thủy nội địa phía Nam (đối với cơ sở dạy nghề thuộc các tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam);

b) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Chi Cục Đường thủy nội địa phía Nam tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ. Nếu thành phần hồ sơ không đủ theo quy định của Quy chế này thì hướng dẫn tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu nộp trực tiếp) hoặc trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu gửi qua đường bưu chính). Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn thời gian tiến hành kiểm tra thực tế;

c) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Chi Cục Đường thủy nội địa phía Nam tổ chức đi kiểm tra thực tế. Nếu cơ sở dạy nghề đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Quy định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề đủ điều kiện đào tạo, bồi dưỡng, bổ túc cấp chứng chỉ chuyên môn và bằng thuyền trưởng hạng ba hạn chế:

a) Tổ chức có nhu cầu đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoàn thiện 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải;

b) Sở Giao thông vận tải tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ. Nếu thành phần hồ sơ không đủ theo quy định của Quy chế này thì hướng dẫn tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu nộp trực tiếp) hoặc trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu gửi qua đường bưu chính). Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn thời gian tiến hành kiểm tra thực tế;

c) Sở Giao thông vận tải tổ chức đi kiểm tra thực tế. Nếu cơ sở dạy nghề đáp ứng điều kiện theo quy định thì cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Quy định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Thời gian giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận

a) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phải hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa cho cơ sở dạy nghề đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải phải hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa cho cơ sở dạy nghề đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.”

2. Gộp Điều 11 và Điều 12 thành Điều 12 và được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 12. Tổ chức thực hiện

1. Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

a) Có trách nhiệm tổ chức thực hiện, theo dõi và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

b) Quyết định công nhận và cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở dạy nghề theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 11 của Quy định này; tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc đào tạo, bồi dưỡng, bổ túc đối với những cơ sở dạy nghề không đạt yêu cầu theo quy định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải.

2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải

Quyết định công nhận và cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở dạy nghề thuộc phạm vi địa phương theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 11 của Quy định này; tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc đào tạo, bồi dưỡng, bổ túc đối với những cơ sở dạy nghề không đạt yêu cầu theo quy định và báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải.”

3. Bổ sung Phụ lục 9, Phụ lục 10, Phụ lục 11 vào Quy định điều kiện của cơ sở dạy nghề thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 18/2008/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải:

a) Phụ lục 9: Bản tự khai và chấm điểm theo các tiêu chí về cơ sở vật chất, phòng học, xưởng và khu vực dạy thực hành, các trang thiết bị, phương tiện học liệu và đội ngũ giáo viên.

b) Phụ lục 10: Danh sách trích ngang đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy bao gồm giáo viên cơ hữu và giáo viên thỉnh giảng.

c) Phụ lục 11: Mẫu Giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề đủ điều kiện của cơ sở dạy nghề thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Công an, Quốc phòng, KHĐT, Tài chính, LĐ-TB&XH, Y tế, GD&ĐT, Nông nghiệp & PTNT;
- Tổng cục Dạy nghề;
- Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục kiểm soát TTHC (Văn phòng Chính phủ);
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ, Website Bộ GTVT;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Lưu: VT, TCCB (Nđt).

BỘ TRƯỞNG




Hồ Nghĩa Dũng

PHỤ LỤC 9

MẪU BẢN TỰ KHAI VÀ CHẤM ĐIỂM
(Bổ sung Phụ lục 9 vào Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 18/2008/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ SỞ DẠY NGHỀ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN TỰ KHAI VÀ CHẤM ĐIỂM

Theo các tiêu chí về cơ sở vật chất, phòng học, xưởng và khu vực dạy thực hành, các trang thiết bị, phương tiện học liệu và đội ngũ giáo viên

STT

NỘI DUNG

CHẤM ĐIỂM

I

TIÊU CHÍ 1: VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT

Được đánh giá bởi 4 tiêu chuẩn sau:

1

Tiêu chuẩn chung đối với phòng học.

- Diện tích tối thiểu đạt 48 m2, định mức chung đạt 1,5 m2/học sinh.

- Đủ tiêu chuẩn ánh sáng tự nhiên và các thiết bị chiếu sáng nhân tạo

- Không gian thông thoáng, xa nơi có tiếng ồn, môi trường ô nhiễm.

- Đủ trang thiết bị kỹ thuật, mô hình học cụ, đồ dùng giảng dạy

2

Tiêu chuẩn riêng đối với phòng học chuyên môn.

2.1

Phòng học ngoại ngữ:

Có đủ hệ thống loa, đài, đầu đĩa, các thiết bị nghe nhìn khác để học

2.2

Phòng học tin học:

Có ít nhất 5 máy vi tính, được lắp đặt trên các bàn chuyên dùng

2.3

Phòng học pháp luật về GTĐTNĐ:

Có số lượng tối thiểu và quy cách tại Phụ lục 1.

- Bản đồ hệ thống sông ngòi

- Báo hiệu

- Tuyến vận tải (sa hình)

- Đèn báo hiệu điện

- Phương tiện thủy nội địa (mô hình)

2.4

Phòng học điều khiển phương tiện thủy nội địa:

Có số lượng tối thiểu và quy cách tại Phụ lục 2.

- Mô phỏng hoặc mô hình hệ thống lái

- La bàn từ

- Tốc độ kế

- Máy đo sâu

- Hải đồ biển Đông

- Dụng cụ thao tác hải đồ

- Máy liên lạc tần số VHF

- Rađa

- Máy định vị vệ tinh

2.5

Phòng học lý thuyết điện:

Có số lượng tối thiểu và quy cách tại Phụ lục 3, 4.

- Máy tàu thủy

- Các bản vẽ chi tiết máy

- Hệ thống động lực tàu thủy

- Động cơ điện tàu thủy

- Máy phát điện tàu thủy

- Bản vẽ chi tiết thiết bị điện tàu thủy

- Hệ thống thiết bị điện tàu thủy (ánh sáng, nạp, khởi động)

2.6

Phòng học thủy nghiệp cơ bản:

Có số lượng tối thiểu và quy cách tại Phụ lục 5.

- Neo

- Dây các loại

- Dụng cụ đấu dây

- Dụng cụ bảo quản

- Bảng nút dây

- Tời trục neo

- Bộ hãm nỉn

- Cột bích đôi

- Cột bích đơn

- Phao cứu sinh các loại

- Đèn tín hiệu các loại

- Bình cứu hỏa các loại

- Dụng cụ sơn tàu

3

Tiêu chuẩn đối với xưởng thực tập:

3.1

Xưởng thực tập nguội: Có số lượng tối thiểu và quy cách tại Phụ lục 6

- Diện tích từ 60m2 trở lên

- Êtô

- Bàn nguội

- Bàn máp

- Búa thợ nguội

- Dũa các loại

- Thước cứng

- Kim

- Máy điện

- Máy mài 2 đá

3.2

Xưởng thực tập máy - điện - cơ khí: Có số lượng tối thiểu và quy cách tại Phụ lục 7

- Diện tích từ 60 m2 trở lên

- Động cơ DIEZEN

- Động cơ xăng

- Trục chân vịt

- Chân vịt

- Tổ máy phát điện

- Chuông điện

- Còi điện

- Tiết chế

- Vôn kế

- Ampe kế

- Thước cặp

- Máy khoan

- Hệ thống nạp và khởi động bằng khí nén

- Hệ thống nạp và khởi động bằng điện

- Đồng hồ đo điến vạn năng

- Máy hàn điện

- Máy tiện

4

Tiêu chuẩn đối với khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy:

Có số lượng tối thiểu và quy cách tại Phụ lục 8.

- Vùng nước riêng để dạy thực hành

- Cột báo hiệu

- Phao giới hạn

- Cần tàu

- Cột bích đôi

- Phương tiện thủy nội địa

- Địa điểm để học sinh ngồi quan sát, chờ thực hành

II

TIÊU CHÍ 2: VỀ TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

Được đánh giá bởi 3 tiêu chuẩn sau:

1

Tiêu chuẩn đối với mục tiêu chương trình

Có đủ mục tiêu chương trình, giáo trình tài liệu tham khảo

2

Tiêu chuẩn đối với giáo án, bài giảng

Có đủ giáo án, bài giảng của từng môn học theo quy định

3

Tiêu chuẩn đối với sổ sách, biểu mẫu quản lý, theo dõi

Có đủ sổ sách, biểu mẫu phục vụ công tác quản lý giảng dạy, theo dõi học tập

III

TIÊU CHÍ 3: VỀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

Được đánh giá bởi 2 tiêu chuẩn sau:

1

Tiêu chuẩn chung đối với giáo viên

- Đảm bảo đủ giáo viên giảng dạy các môn học theo quy định

- Số giáo viên thỉnh giảng không vượt quá 50% số giáo viên cần có

- Đạt trình độ chuẩn giáo viên dạy nghề theo Luật dạy nghề

2

Tiêu chuẩn riêng đối với giáo viên

2.1

Giáo viên lý thuyết

- Có bằng tốt nghiệp trung học (trung cấp) chuyên nghiệp, cao đẳng nghề trở lên phù hợp với chuyên ngành giảng dạy

- Đạt trình độ A tiếng Anh trở lên

- Đạt trình độ A vi tính trở lên

- Giáo viên dạy tiếng Anh phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngoại ngữ hoặc bằng đại học ngoại ngữ tiếng Anh

2.2

Giáo viên thực hành

- Có bằng cao hơn một hạng so với hạng bằng giảng dạy

- Giáo viên dạy thực hành thuyền trưởng, máy truỏng hạng nhất phải có bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng hạng nhất và có thời gian đảm nhiệm chức danh bằng hạng nhất từ 36 tháng trở lên

TỔNG SỐ

PHỤ LỤC 10

MẪU DANH SÁCH TRÍCH NGANG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THAM GIA GIẢNG DẠY
(Bổ sung Phụ lục 10 vào Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 18/2008/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ SỞ DẠY NGHỀ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

DANH SÁCH TRÍCH NGANG
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THAM GIA GIẢNG DẠY

STT

HỌ VÀ TÊN

NĂM SINH

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

HÌNH THỨC TUYỂN DỤNG

GHI CHÚ

Chuyên môn

Sư phạm

Tin học

Ngoại ngữ

Cơ hữu

Thỉnh giảng

1

2

3

4

...

…., ngày……. Tháng……. Năm……..
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ DẠY NGHỀ
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 11

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN
(Bổ sung Phụ lục 11 vào Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 18/2008/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……./20…./GCN

…….., ngày …….. tháng …… năm ……

GIẤY CHỨNG NHẬN

CƠ SỞ DẠY NGHỀ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÀO TẠO
THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

1. Tên cơ sở dạy nghề:.................................................................................................

2. Tên giao dịch quốc tế (nếu có):...................................................................................

3. Địa chỉ:....................................................................................................................

4. Điện thoại……………………….Fax:…………………………..Email:................................

Được đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

5. Giấy chứng nhận này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP
(Ký tến, đóng dấu)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 13/2011/TT-BGTVT về sửa đổi liên quan đến thủ tục hành chính của quy định điều kiện của cơ sở dạy nghề thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định 18/2008/QĐ-BGTVT do Bộ trưởng giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 13/2011/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 30/03/2011
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 225 đến số 226
  • Ngày hiệu lực: 14/05/2011
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản