Điều 8 Thông tư 124/2015/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế đối với đối tượng làm việc trong Quân đội bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Điều 8. Hồ sơ, quy trình và thời gian giải quyết chế độ bồi thường, trợ cấp
1. Hồ sơ
Hồ sơ được lập thành 03 bộ: Đơn vị sử dụng lao động giữ 01 bộ; người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (hoặc thân nhân của người lao động bị chết) giữ 01 bộ; gửi cơ quan chính sách đơn vị cấp trực thuộc Bộ 01 bộ để kiểm tra, quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền ra quyết định thực hiện chế độ, cụ thể như sau:
a) Hồ sơ đối với người bị tai nạn lao động
- Biên bản điều tra tai nạn lao động của cấp trung đoàn (tương đương) trở lên.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động của Hội đồng giám định Y khoa có thẩm quyền theo Quyết định số 1636/QĐ-QP ngày 05 tháng 10 năm 1996 của Bộ Quốc phòng quy định việc giám định y khoa trong Quân đội.
- Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao) đối với trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động.
- Giấy báo tử hoặc Giấy chứng tử đối với trường hợp bị chết hoặc tuyên bố chết của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
- Quyết định bồi thường, trợ cấp theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
b) Hồ sơ đối với người bị bệnh nghề nghiệp
- Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ; hồ sơ bệnh án và điều trị bệnh nghề nghiệp (nếu có); Biên bản xác định môi trường độc hại.
- Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp của cơ quan Pháp y hoặc Biên bản giám định xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền theo Quyết định số 1636/QĐ-QP ngày 05 tháng 10 năm 1996 của Bộ Quốc phòng quy định việc giám định y khoa trong Quân đội.
- Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp (theo mẫu quy định tại Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp).
- Quyết định bồi thường của cấp có thẩm quyền theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
2. Quy trình lập hồ sơ, xét duyệt và ra quyết định thực hiện chế độ
a) Khi người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp, Thủ trưởng cấp Trung đoàn (hoặc tương đương) trở lên hoặc Giám đốc doanh nghiệp lập Biên bản điều tra tai nạn lao động; lập và cung cấp các hồ sơ có liên quan; đồng thời lập hồ sơ, giới thiệu và tổ chức để người lao động đi giám định y khoa mức độ suy giảm khả năng lao động (lập hồ sơ đồng thời với hồ sơ giám định y khoa để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp), phối hợp với Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền để tổ chức giám định mức độ suy giảm khả năng lao động cho đối tượng; hoặc phối hợp với cơ quan Pháp y lập Biên bản người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
b) Thủ trưởng đơn vị cấp trực thuộc Bộ ra quyết định thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp đối với đối tượng thuộc khối dự toán. Giám đốc doanh nghiệp hoặc Thủ trưởng đơn vị trực tiếp ra quyết định thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp đối với đối tượng thuộc khối hạch toán.
3. Thời gian giải quyết chế độ
a) Quyết định bồi thường, trợ cấp của cấp có thẩm quyền theo quy định đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được hoàn tất trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có Biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc cơ quan Pháp y đối với những vụ tai nạn lao động chết người.
b) Tiền bồi thường, trợ cấp phải được thanh toán một lần cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc thân nhân của họ trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động ra quyết định bồi thường, trợ cấp.
Thông tư 124/2015/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế đối với đối tượng làm việc trong Quân đội bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Điều kiện, nguyên tắc, mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 5. Điều kiện, nguyên tắc, mức trợ cấp tai nạn lao động
- Điều 6. Bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù
- Điều 7. Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 8. Hồ sơ, quy trình và thời gian giải quyết chế độ bồi thường, trợ cấp
- Điều 9. Chi phí y tế
- Điều 10. Tổ chức thực hiện
- Điều 11. Hiệu lực thi hành
- Điều 12. Trách nhiệm thi hành