Điều 22 Thông tư 12/2019/TT-BCT quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
1. Cơ quan, tổ chức cấp C/O Nước thành viên trung gian có thể cấp C/O mẫu E giáp lưng theo đề nghị của nhà xuất khẩu khi hàng hóa đang được vận chuyển qua lãnh thổ của Nước thành viên đó, với điều kiện:
a) Nhà nhập khẩu phải đồng thời là nhà xuất khẩu nộp đơn đề nghị cấp C/O mẫu E giáp lưng tại Nước thành viên trung gian;
b) Người nộp đơn đề nghị cấp C/O mẫu E giáp lưng xuất trình bản gốc C/O mẫu E còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên cấp;
c) C/O mẫu E giáp lưng bao gồm một số thông tin như ngày cấp, số tham chiếu và tên cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu E của Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên. Trị giá hóa đơn là trị giá hóa đơn của hàng hóa xuất khẩu từ Nước thành viên trung gian;
d) Tổng số lượng hàng hóa ghi trên C/O mẫu E giáp lưng không vượt quá tổng số lượng hàng hóa ghi trên C/O mẫu E do Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên cấp.
2. Ngày hết hạn hiệu lực của C/O mẫu E giáp lưng là ngày hết hạn hiệu lực của C/O mẫu E do Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên cấp.
3. Hàng hóa tái xuất được cấp C/O mẫu E giáp lưng phải nằm trong khu vực kiểm soát của cơ quan hải quan Nước thành viên trung gian như khu phi thuế quan. Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn gia công, chế biến nào khác tại Nước thành viên trung gian, ngoại trừ việc đóng gói lại và các hoạt động hậu cần theo quy định tại
4. Thủ tục kiểm tra hàng hóa được cấp C/O mẫu E giáp lưng thực hiện theo quy định tại
5. Trường hợp cần thiết, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu, Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên và Nước thành viên trung gian cung cấp thông tin liên quan đến C/O mẫu E đầu tiên và C/O mẫu E giáp lưng tương ứng, bao gồm nhà xuất khẩu đầu tiên, nhà xuất khẩu cuối cùng, số tham chiếu, mô tả hàng hóa, nước xuất xứ và cảng dỡ hàng.
Thông tư 12/2019/TT-BCT quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- Số hiệu: 12/2019/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/07/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/09/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
- Điều 5. Hàng hóa có xuất xứ
- Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
- Điều 7. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
- Điều 8. Công thức tính RVC
- Điều 9. Cộng gộp
- Điều 10. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản
- Điều 11. Vận chuyển trực tiếp
- Điều 12. De Minimis
- Điều 13. Nguyên liệu đóng gói và bao bì
- Điều 14. Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ
- Điều 15. Các yếu tố trung gian
- Điều 16. Nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau
- Điều 17. Kiểm tra trước khi xuất khẩu
- Điều 18. Kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp C/O
- Điều 19. C/O mẫu E
- Điều 20. Xử lý sai sót trên C/O mẫu E
- Điều 21. Cấp C/O mẫu E
- Điều 22. C/O mẫu E giáp lưng
- Điều 23. C/O mẫu E bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng
- Điều 24. Nộp C/O mẫu E
- Điều 25. Thời hạn hiệu lực của C/O
- Điều 26. Miễn nộp C/O mẫu E
- Điều 27. Xử lý khác biệt nhỏ
- Điều 28. Kiểm tra sau
- Điều 29. Lưu trữ hồ sơ
- Điều 30. Thay đổi điểm đến của hàng hóa
- Điều 31. Chứng từ áp dụng cho quy định vận chuyển trực tiếp
- Điều 32. Hàng hóa triển lãm
- Điều 33. Hóa đơn do bên thứ ba phát hành