Chương 3 Thông tư 12/2011/TT-NHNN quy định về quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ CHỮ KÝ SỐ
Điều 13. Cấp, gia hạn chứng thư số
Tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số có trách nhiệm:
1. Cung cấp cho tổ chức, cá nhân xin cấp chứng thư số những thông tin sau đây:
a) Phạm vi, giới hạn sử dụng của chứng thư số, yêu cầu bảo mật và những thông tin khác có khả năng ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức, cá nhân xin cấp chứng thư số;
b) Yêu cầu đối với thuê bao trong việc tạo, lưu giữ và sử dụng khóa bí mật;
c) Những nội dung khác do tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số quy định để đảm bảo an ninh, an toàn cho hệ thống cung cấp dịch vụ chữ ký số.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn chứng thư số hợp lệ, tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số có trách nhiệm kiểm tra, cấp chứng thư số hoặc gia hạn chứng thư số cho thuê bao nếu đủ điều kiện hoặc có văn bản từ chối trong đó nêu rõ lý do từ chối nếu không đủ điều kiện cấp hoặc gia hạn chứng thư số.
3. Công bố danh sách chứng thư số cấp mới cho thuê bao trong khoảng thời gian quy định tại
Điều 14. Tạm dừng, thu hồi chứng thư số
Tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số có trách nhiệm:
1. Đảm bảo kênh thông tin tiếp nhận yêu cầu tạm dừng, thu hồi chứng thư số hoạt động 24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần.
2. Lưu trữ thông tin liên quan đến hoạt động tạm dừng hoặc thu hồi chứng thư số trong thời gian ít nhất 05 năm kể từ thời điểm chứng thư số bị tạm dừng hoặc thu hồi.
3. Khi có đủ căn cứ tạm dừng, thu hồi chứng thư số, tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số phải lập tức tiến hành tạm dừng hoặc thu hồi chứng thư số, đồng thời thông báo cho thuê bao và công bố danh sách tạm dừng, thu hồi theo quy định tại
Điều 15. Khôi phục chứng thư số
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số có trách nhiệm xem xét khôi phục chứng thư số cho thuê bao trong các trường hợp sau:
a) Theo yêu cầu bằng văn bản từ phía các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
b) Theo đề nghị khôi phục chứng thư số của thuê bao hoặc quản lý thuê bao (theo mẫu số 4 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này) trong trường hợp thuê bao hoặc quản lý thuê bao có đề nghị tạm dừng chứng thư số trước đó;
c) Thời gian tạm dừng chứng thư số theo đề nghị tạm dừng đã hết;
d) Chứng thư số bị tạm dừng theo quy định tại
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số có trách nhiệm khôi phục chứng thư số cho thuê bao nếu đủ điều kiện hoặc có văn bản từ chối nếu không đủ điều kiện khôi phục chứng thư số.
1. Một cặp khóa của thuê bao có thể được tạo ra bởi:
a) Bản thân thuê bao;
b) Tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số theo yêu cầu bằng văn bản của thuê bao hoặc tổ chức quản lý thuê bao.
2. Trường hợp tự tạo cặp khóa, thuê bao phải tiến hành theo đúng các quy định tạo khóa của tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số.
3. Trường hợp tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số tạo cặp khóa cho thuê, khóa bí mật phải được chuyển đến cho thuê bao bằng phương thức an toàn và bảo mật.
Điều 17. Thay đổi cặp khóa thuê bao
Tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số có trách nhiệm sau:
1. Đảm bảo kênh thông tin tiếp nhận yêu cầu thay đổi cặp khóa hoạt động 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thay đổi khóa hợp lệ, tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số kiểm tra, thay đổi cặp khóa cho thuê bao nếu đủ điều kiện và phân phối khóa theo quy định tại
3. Lưu trữ thông tin liên quan đến hoạt động thay đổi cặp khóa trong thời gian ít nhất 05 năm, kể từ thời điểm thay đổi.
Điều 18. Cập nhật và công bố thông tin
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số có trách nhiệm duy trì 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần trên trang tin điện tử của mình những thông tin sau:
a) Thông tư chứng thực chữ ký số và chứng thư số;
b) Danh sách chứng thư số có hiệu lực, bị tạm dừng, bị thu hồi của thuê bao;
c) Những thông tin cần thiết khác.
2. Thời gian cập nhật cơ sở dữ liệu chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số:
a) Trong vòng 08 giờ làm việc kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục cấp đối với chứng thư số mới cấp;
b) Ngay sau khi hoàn thành công việc tạm dừng, thu hồi chứng thư số hoặc thay đổi cặp khóa.
Điều 19. Tiêu hủy chứng thư số
1. Nguyên tắc tiêu hủy:
a) Phải đảm bảo tiêu hủy hết thông tin trên giấy và trên thiết bị lưu giữ;
b) Hội đồng tiêu hủy gồm đại diện lãnh đạo tổ chức quản lý thuê bao và đại diện các bộ phận liên quan đến việc quản lý, sử dụng chứng thư số. Hội đồng tiến hành tiêu hủy chứng thư số, dữ liệu liên quan và lập biên bản tiêu hủy với các nội dung chính: loại tài liệu đã tiêu hủy; phương thức tiêu hủy; kết luận và chữ ký của các thành viên hội đồng tiêu hủy.
2. Phương thức tiêu hủy:
a) Hủy bỏ tài liệu giấy bằng cách cắt vụn không còn khả năng khôi phục nguyên trạng hoặc đốt cháy hoàn toàn tài liệu;
b) Xóa không còn khả năng phục hồi toàn bộ thông tin chứng thư số và các dữ liệu liên quan trên các thiết bị lưu giữ.
3. Nội dung tiêu hủy:
a) Dữ liệu chứng thư số, cặp khóa;
b) Các dữ liệu khác liên quan đến việc cấp, quản lý, sử dụng chứng thư số.
Thông tư 12/2011/TT-NHNN quy định về quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước
- Điều 5. Chứng thư số
- Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Điều 7. Cấp chứng thư số
- Điều 8. Gia hạn chứng thư số
- Điều 9. Tạm dừng chứng thư số
- Điều 10. Thu hồi chứng thư số
- Điều 11. Thay đổi cặp khóa
- Điều 12. Kiểm tra chữ ký số