Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2021/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2021

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ GIÁ DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA THỰC HIỆN THEO PHƯƠNG THỨC ĐẶT HÀNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ NGUỒN KINH PHÍ CHI THƯỜNG XUYÊN

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;

Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn phương pháp định giá và quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện theo phương thức đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về phương pháp định giá và quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện theo phương thức đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện sản xuất và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện theo phương thức đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Điều 3. Nguyên tắc xác định giá

Giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được xác định đảm bảo:

1. Chi phí thực tế hợp lý để hoàn thành một đơn vị khối lượng dịch vụ sự nghiệp công quy định trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

2. Phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và trạng thái kỹ thuật của từng công trình, hoặc từng hạng mục công việc cụ thể.

3. Phù hợp với tình hình thị trường nơi thi công và khối lượng, chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.

4. Không tính trong giá dịch vụ sự nghiệp công các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước đảm bảo.

Điều 4. Kết cấu và phương pháp xác định giá dịch vụ sự nghiệp công

1. Kết cấu giá dịch vụ sự nghiệp công đối với công tác bảo dưỡng công trình đường sắt thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Phương pháp xác định giá dịch vụ sự nghiệp công đối với công tác bảo dưỡng công trình đường sắt thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Phương pháp xác định giá dịch vụ sự nghiệp công đối với công tác quản lý, giám sát công tác bảo dưỡng công trình đường sắt: Giá dịch vụ sự nghiệp công đối với công tác quản lý, giám sát công tác bảo dưỡng công trình đường sắt xác định theo định mức tỷ lệ chi phí quản lý, giám sát công tác bảo dưỡng (%) nhân với tổng kinh phí bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt chưa có thuế giá trị gia tăng. Phương pháp xác định định mức tỷ lệ chi phí quản lý, giám sát công tác bảo dưỡng thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Kết cấu và phương pháp xác định giá dịch vụ sự nghiệp công đối với công tác khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với công trình đường sắt bước 1 trong trường hợp thực hiện theo phương thức đặt hàng được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Phương pháp xác định giá dịch vụ sự nghiệp công đối với các công việc khác ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, trong trường hợp thực hiện theo phương thức đặt hàng thì giá dịch vụ sự nghiệp công được tính riêng cho từng công việc cụ thể và thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 5. Thẩm quyền, thời hạn, trình tự thẩm định và quyết định giá

1. Việc quyết định giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thực hiện sau khi dự toán chi ngân sách nhà nước được Cơ quan có thẩm quyền giao cho Bộ Giao thông vận tải.

2. Cơ quan, đơn vị được Bộ Giao thông vận tải giao dự toán chi ngân sách nhà nước để thực hiện quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện theo phương thức đặt hàng trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15 tháng 02 của năm kế hoạch.

3. Thẩm quyền, thời hạn, trình tự thẩm định và quyết định phương án giá thực hiện theo quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá. Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá.

Điều 6. Điều chỉnh giá hợp đồng đặt hàng, mức trợ giá, trợ cấp cho dịch vụ công

Việc điều chỉnh giá hợp đồng đặt hàng, mức trợ giá, trợ cấp cho dịch vụ công thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 7 năm 2021 và thay thế Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTC-BGTVT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2. Thông tư này được áp dụng để xác định giá đặt hàng trong trường hợp thực hiện theo phương thức đặt hàng đối với các sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện từ ngày 28 tháng 3 năm 2021 đến ngày Thông tư này có hiệu lực mà chưa được hướng dẫn phương pháp xác định giá đặt hàng tại Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTC-BGTVT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Tài chính.

3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ, được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Như khoản 1 Điều 8;
- Văn phòng Chính phủ;
- Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, TC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Đông

PHỤ LỤC I

KẾT CẤU GIÁ DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2021/TT-BGTVT ngày 21/05/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Tên công trình: …………………..

Thời điểm lập:........................................................................

TT

Nội dung

Cách tính

Giá trị

Ký hiệu

I

CHI PHÍ TRỰC TIẾP

1

Chi phí nguyên, vật liệu, năng lượng

VL

2

Chi phí nhân công

NC

3

Chi phí máy và thiết bị thi công

M

Cộng chi phí trực tiếp

VL NC M

T

II

CHI PHÍ CHUNG

NC x tỷ lệ %

C

III

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

(T C) x tỷ lệ %

TL

Giá dịch vụ sự nghiệp công trước thuế

(T C TL)

GTT

IV

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

GTT x Tgtgt

GTGT

Giá dịch vụ sự nghiệp công sau thuế

GTT GTGT

G

Người lập
(ký, họ tên)

Người chủ trì
(ký, họ tên)

Trong đó:

- Qj là khối lượng công tác bảo trì thứ j;

- DjVL, DjM là chi phí vật liệu, máy và thiết bị thi công trong đơn giá xây dựng chi tiết của công trình đối với công tác bảo trì thứ j;

- Chi phí vật liệu (DjVL), chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công (DjM) trong đơn giá chi tiết được tính toán và tổng hợp theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

- Km là hệ số điều chỉnh máy thi công (nếu có);

- GTT: Giá dịch vụ sự nghiệp công trước thuế;

- TGTGT mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác quản lý, bảo trì KCHT đường sắt quốc gia;

- G: Giá dịch vụ sự nghiệp công sau thuế.

PHỤ LỤC II

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2021/TT-BGTVT ngày 21/05/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Chi phí nguyên, vật liệu, năng lượng (sau đây gọi chung là vật liệu)

Chi phí vật liệu được xác định theo công thức:

Trong đó:

- Vi: Lượng vật liệu thứ i (i= 1÷n) tính cho một đơn vị khối lượng công tác bảo dưỡng trong định mức bảo trì công trình.

- Givl: Giá của một đơn vị vật liệu thứ i (i= 1÷n) và phải đảm bảo nguyên tắc:

Phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng vật liệu, yêu cầu của dự án được quy định theo yêu cầu sử dụng vật liệu của công trình.

Phù hợp với nhu cầu sử dụng vật liệu của công trình về tiến độ, khối lượng cung cấp.

Phù hợp với kế hoạch sử dụng vật liệu dự kiến của công trường; thời điểm lập và mặt bằng giá thị trường tại nơi xây dựng công trình và được tính đến hiện trường công trình.

- Kvl là hệ số tính chi phí vật liệu khác so với tổng chi phí vật liệu chủ yếu xác định trong định mức bảo trì công trình.

- Đối với các loại vật liệu có trong thị trường trong nước:

Giá vật liệu được xác định theo công bố giá vật liệu của địa phương đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc nêu trên;

Trường hợp giá vật liệu trong công bố giá vật liệu của địa phương không đảm bảo nguyên tắc trên thì giá vật liệu được xác định trên cơ sở:

Lựa chọn mức giá phù hợp giữa các báo giá của nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng vật liệu xây dựng (không áp dụng đối với các loại vật liệu lần đầu xuất hiện trên thị trường và chỉ có duy nhất trên thị trường);

Tham khảo giá của loại vật liệu xây dựng có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự đã và đang được sử dụng ở công trình khác.

- Đối với các loại vật liệu phải nhập khẩu (do thị trường trong nước không có) thì giá các loại vật liệu này xác định trên cơ sở lựa chọn mức giá thấp nhất giữa các báo giá của nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng vật liệu xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng, xuất xứ hàng hóa và mặt bằng giá khu vực. Giá vật liệu phải được quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm lập phương án giá.

2. Chi phí nhân công

- Xác định theo quy định của pháp luật hiện hành về tiền lương trong giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.

- Trường hợp đơn giá nhân công của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do cơ quan có thẩm quyền ban hành đã bao gồm chi phí bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) thuộc trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động đối với từng loại lao động trực tiếp sản xuất lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ theo quy định thì phải loại trừ phần Chi phí bảo hiểm thuộc trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động trong đơn giá nhân công khi xác định chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp (NC) và các chi phí có liên quan được xác định theo chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp (nếu có).

3. Chi phí máy, thiết bị thi công

Chi phí máy được xác định bằng công thức sau:

Trong đó:

- Mi: Lượng hao phí ca máy của loại máy, thiết bị thi công chính thứ i (i=1÷n) tính cho một khối lượng công việc quy định trong định mức kinh tế kỹ thuật.

- Gimtc: Giá ca máy của loại máy, thiết bị thi công thứ i (i=1÷n) theo bảng giá ca máy và thiết bị thi công của công trình hoặc giá thuê máy xác định theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

- Kmtc: Hệ số tính chi phí máy khác (nếu có) so với tổng chi phí máy, thiết bị chính quy định trong định mức kinh tế kỹ thuật.

- Giá ca máy sử dụng để tính toán là giá chưa bao gồm thuế giá trị tăng.

4. Chi phí chung

- Chi phí quản lý tại đơn vị: Là chi phí quản lý của đơn vị phân bổ cho công trình, gồm các chi phí: Lương cho ban điều hành; lương cho người lao động; chi trả trợ cấp mất việc; đóng bảo hiểm cho người lao động theo quy định; bảo trì văn phòng và các phương tiện; tiện ích văn phòng; thông tin liên lạc và giao thông đi lại; sử dụng tiện ích điện, nước; nghiên cứu và phát triển; quảng cáo; chi phí xã hội; thuê đất, văn phòng và chỗ ở; khấu hao chi phí nghiên cứu, thử nghiệm; khấu hao chi phí phát triển; thuế, lệ phí, phí theo quy định; bảo hiểm tổn thất; bảo đảm hợp đồng; các chi phí khác: v.v..

- Chi phí điều hành sản xuất tại công trường là toàn bộ chi phí cho bộ máy quản lý của đơn vị tại công trường, gồm các chi phí: Quản lý lao động; điện nước tại công trường, huấn luyện an toàn; lương và phụ cấp cho người lao động bao gồm lương và các loại phụ cấp cho cán bộ, nhân viên tại văn phòng hiện trường; v.v...

- Chi phí bảo hiểm của người lao động trực tiếp mà người sử dụng lao động phải nộp cho nhà nước theo quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn).

- Chi phí chung được xác định bằng tỷ lệ 50% trên chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp (NC).

5. Thu nhập chịu thuế tính trước

Được xác định bằng tỷ lệ 6% trên tổng chi phí trực tiếp và chi phí chung.

6. Thuế giá trị gia tăng

Áp dụng theo quy định hiện hành.

PHỤ LỤC III

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC TỶ LỆ CHI PHÍ QUẢN LÝ, GIÁM SÁT CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2021/TT-BGTVT ngày 21/05/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Tổng kinh phí bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt (chưa có thuế GTGT) (tỷ đồng)

200

500

1.000

2.000

5.000

Định mức tỷ lệ chi phí quản lý, giám sát công tác bảo dưỡng (Kc) (%)

1,272

1,003

0,731

0,636

0,550

Trường hợp quy mô chi phí nằm trong khoảng quy mô chi phí tại các Bảng trên thì định mức tỷ lệ chi phí quản lý, giám sát công tác bảo dưỡng (Kc) được xác định bằng phương pháp nội suy theo công thức sau:

Trong đó:

- Gt: chi phí trong phương án giá đang cần xác định;

- Ga: giá trị chi phí cận trên giá trị cần tính định mức;

- Gb: giá trị chi phí cận dưới giá trị cần tính định mức;

- Ka: Định mức tỷ lệ chi phí (%) tương ứng với Ga;

- Kb: Định mức tỷ lệ chi phí (%) tương ứng với Gb.

PHỤ LỤC IV

KẾT CẤU VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SỰ CỐ, THIÊN TAI ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT BƯỚC 1 TRONG TRƯỜNG HỢP THỰC HIỆN THEO PHƯƠNG THỨC ĐẶT HÀNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2021/TT-BGTVT ngày 21/05/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

I. Kết cấu giá dịch vụ sự nghiệp công

TT

Nội dung chi phí

Cách tính

Giá trị

Ký hiệu

I

Chi phí trực tiếp

VL NC M

T

1

Chi phí vật liệu

VL

2

Chi phí nhân công

NC

3

Chi phí máy và thiết bị thi công

M

II

Chi phí gián tiếp

C LT

GT

1

Chi phí chung

T x tỷ lệ %

C

2

Chi phí nhà tạm và điều hành thi công

T x tỷ lệ %

LT

III

Thu nhập chịu thuế tính trước

(T GT) x tỷ lệ %

TL

IV

Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có)

Lập dự toán

ĐBGT

Giá dịch vụ sự nghiệp công trước thuế

(T GT TL ĐBGT)

G

V

Thuế giá trị gia tăng

G x TGTGT-XD

GTGT

Giá dịch vụ sự nghiệp công sau thuế

G GTGT

II. Phương pháp xác định

1. Chi phí trực tiếp

a) Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công.

- Chi phí vật liệu, máy và thiết bị thi công được xác định theo cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết của công trình được xác định theo các công thức sau:

Trong đó:

Qj là khối lượng công tác xây dựng thứ j;

DVLj, Dmj là chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công trong đơn giá xây dựng chi tiết của công trình đối với công tác xây dựng thứ j.

- Chi phí nhân công (NC):

Xác định theo quy định của pháp luật hiện hành về tiền lương trong giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;

Trường hợp đơn giá nhân công của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ đã bao gồm chi phí bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) thuộc trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động thì phải loại trừ phần chi phí bảo hiểm thuộc trách nhiệm người sử dụng lao động trong đơn giá nhân công (NC) khi xác định chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp và các chi phí khác có liên quan xác định theo chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp (NC) nếu có.

b) Đối với công trình khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với công trình đường sắt bước 1, khối lượng công việc để xác định giá được xác định trên cơ sở: Biên bản thiệt hại do lụt, bão, sự cố, thiên tai gây ra có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (phường, thị trấn) nơi xảy ra lụt, bão, sự cố, thiên tai gây thiệt hại đối với công trình đường sắt và thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và cứu nạn trong hoạt động đường sắt.

2. Hướng dẫn xác định chi phí chung (C)

a) Chi phí chung được xác định như sau:

- Đối với sửa chữa công trình thông tin tín hiệu đường sắt: bằng định mức tỷ lệ 5,0% nhân với chi phí trực tiếp trong giá dịch vụ sự nghiệp công;

- Đối với các công tác sửa chữa công trình khác: bằng định mức tỷ lệ 5,3% nhân với chi phí trực tiếp trong giá dịch vụ sự nghiệp công;

b) Đối với công trình khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với công trình đường sắt bước 1, trường hợp phát sinh các khoản chi phí đãi ngộ cho các lực lượng tham gia các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo quy định (nằm ngoài chi phí nhân công đã được quy định tại điểm a khoản 1 mục II của Phụ lục này) thì chi phí chung sau khi xác định theo tỷ lệ nêu trên được bổ sung thêm các khoản chi phí đãi ngộ cho các lực lượng tham gia theo quy định.

3. Chi phí nhà tạm và điều hành thi công

Chi phí nhà tạm và điều hành thi công được xác định bằng tỷ lệ 1% trên chi phí trực tiếp.

4. Thu nhập chịu thuế tính trước

Là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp được dự tính trước trong giá dịch vụ sự nghiệp công, được tính bằng tỷ lệ 6% trên chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

5. Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công

Trong trường hợp cần thiết, cần phải có chi phí để tổ chức đảm bảo an toàn giao thông tại khu vực thi công, chi phí này được xác định bằng phương pháp lập dự toán theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

6. Thuế suất thuế giá trị gia tăng

Theo quy định hiện hành.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 11/2021/TT-BGTVT hướng dẫn phương pháp định giá và quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện theo phương thức đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên do Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 11/2021/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 21/05/2021
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Đông
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 647 đến số 648
  • Ngày hiệu lực: 10/07/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản