Chương 2 Thông tư 11/2015/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
NỘI DUNG VÀ MỨC CHI HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, PHẢN BIỆN VÀ GIÁM ĐỊNH XÃ HỘI
Điều 5. Chi hoạt động quản lý các đề tài, đề án tư vấn, phản biện và giám định xã hội
1. Chi công tác xác định nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội; tuyển chọn, giao trực tiếp cho các tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài, đề án; thẩm định nội dung và tài chính của đề tài, đề án. Nội dung chi bao gồm: chi công lao động khoa học của các chuyên gia nhận xét, phản biện, đánh giá các hồ sơ đề tài, đề án; chi họp các hội đồng tư vấn; chi phí đi lại, ăn ở của các chuyên gia được mời tham gia công tác tư vấn và các chi phí khác liên quan.
2. Chi công tác kiểm tra, đánh giá giữa kỳ (nếu có), đánh giá nghiệm thu kết quả của đề tài, đề án. Nội dung chi bao gồm: chi công khảo nghiệm kết quả của các đề tài, đề án, chi công lao động của các chuyên gia nhận xét, phản biện, đánh giá kết quả của các đề tài, đề án; chi các cuộc họp của đoàn kiểm tra, tổ chuyên gia thẩm định, hội đồng đánh giá giữa kỳ, hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu; chi phí đi lại, ăn ở của các chuyên gia ở xa được mời tham gia đánh giá giữa kỳ, đánh giá nghiệm thu.
3. Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến hoạt động phục vụ công tác quản lý của cơ quan có thẩm quyền đối với đề tài, đề án tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
4. Các mức chi cụ thể vận dụng theo hướng dẫn của liên Bộ Tài chính - Khoa học và Công nghệ về định mức xây dựng, phân bổ dự toán, quản lý sử dụng kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
Điều 6. Nội dung và mức chi lập dự toán nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội
1. Nội dung chi:
a) Chi công lao động tham gia trực tiếp thực hiện đề tài, đề án, bao gồm:
- Chi công lao động của cán bộ khoa học, nhân viên kỹ thuật trực tiếp tham gia thực hiện các đề tài, đề án, như: nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu các quy trình công nghệ, giải pháp khoa học và công nghệ; nghiên cứu lý thuyết các luận cứ trong khoa học xã hội và nhân văn; thực hiện, theo dõi thí nghiệm, phân tích mẫu; điều tra khảo sát, thiết kế phiếu điều tra, điều tra xã hội học; xử
lý, phân tích số liệu điều tra khảo sát, điều tra xã hội học; viết các phần mềm máy tính; xây dựng bản đồ, sơ đồ; báo cáo khoa học tổng kết đề tài, đề án.
- Chi công lao động khác phục vụ triển khai đề tài, đề án.
b) Chi mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, tài liệu, tư liệu, số liệu, sách, tạp chí tham khảo, tài liệu kỹ thuật, bí quyết công nghệ, tài liệu chuyên môn, các loại xuất bản phẩm, dụng cụ, bảo hộ lao động phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ.
c) Chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định:
- Chi mua tài sản thiết yếu phục vụ trực tiếp cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội khi thực hiện đề tài, đề án.
- Chi thuê tài sản trực tiếp tham gia thực hiện đề tài, đề án.
- Chi khấu hao tài sản cố định (nếu có) trong thời gian trực tiếp tham gia thực hiện đề tài, đề án theo mức trích khấu hao quy định.
- Chi sửa chữa trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu của đề tài, đề án.
d) Các khoản chi về: công tác phí trong nước; đoàn vào; hội nghị, hội thảo chung của đề tài, đề án; văn phòng phẩm, in ấn; dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài; quản lý chung của đơn vị chủ trì (bao gồm trả công lao động gián tiếp phục vụ triển khai đề tài, dự án, tiền điện nước, cước phí văn thư, điện thoại văn phòng; tiền sử dụng phương tiện làm việc của cơ quan chủ trì,...); nghiệm thu cấp cơ sở (nghiệm thu nội bộ, bao gồm cả nội dung chi cho chuyên gia phân tích, đánh giá, khảo nghiệm kết quả, sản phẩm của nhiệm vụ trước khi đánh giá nghiệm thu); các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến đề tài, đề án.
2. Mức chi cụ thể cho từng nội dung của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội được thực hiện theo các quy định sau đây:
Đơn vị: 1.000đ
STT | Nội dung chi | Đơn vị tính | Mức chi tối đa |
I | Chi phí cho công tác chuẩn bị | ||
1 | Xây dựng đề cương - Hội thảo - Đề tài - Đề án | Đề cương | 1.000 2.000 5.000 |
2 | Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu của các hội thảo/tọa đàm để tìm ra những nội dung cần tư vấn phản biện (tối đa 10 chuyên gia/01 nhiệm vụ) | Chuyên gia | 1.000 |
II | Chi phí thuê khoán chuyên môn cho đề tài | ||
1 | - Chuyên đề nghiên cứu về lĩnh vực khoa học xã hội | Chuyên đề | 12.000 |
2 | - Chuyên đề nghiên cứu, phân tích về lĩnh vực khoa học tự nhiên | 20.000 | |
III | Báo cáo kết quả nhiệm vụ | ||
1 | - Báo cáo tổng hợp kết quả hội thảo | Báo cáo | 3.000 |
2 | - Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài | 10.000 | |
3 | - Báo cáo tổng hợp kết quả đề án | 30.000 | |
IV | Chi phí các hoạt động chuyên môn khác | ||
1 | Hội thảo, tọa đàm | Buổi họp | |
- Chủ trì | 200 | ||
- Thư ký | 100 | ||
- Báo cáo tham luận | 500 | ||
- Đại biểu được mời tham dự | 100 | ||
2 | Lập mẫu phiếu điều tra | Phiếu mẫu được duyệt | |
- Dưới 30 chỉ tiêu | 750 | ||
- Từ 30 - 40 chỉ tiêu | 1.000 | ||
- Trên 40 chỉ tiêu | 1.500 | ||
3 | Cung cấp thông tin (cá nhân) | Phiếu | |
- Dưới 30 chỉ tiêu | 30 | ||
- Từ 30 - 40 chỉ tiêu | 40 | ||
- Trên 40 chỉ tiêu | 50 | ||
4 | Cung cấp thông tin (tổ chức) | Phiếu | |
- Dưới 30 chỉ tiêu | 70 | ||
- Từ 30 - 40 chỉ tiêu | 85 | ||
- Trên 40 chỉ tiêu | 100 | ||
5 | Tư vấn đánh giá nghiệm thu đề tài/đề án cấp cơ sở (nghiệm thu nội bộ) | ||
a) Nhận xét đánh giá: | Nhiệm vụ | ||
- Nhân xét đánh giá của phản biện | 1.000 | ||
- Nhận xét đánh giá của ủy viên hội đồng | 500 | ||
b) Họp tổ chuyên gia (nếu có): | Buổi họp | ||
- Tổ trưởng | 300 | ||
- Thành viên | 200 | ||
- Đại biểu được mời tham dự | 100 | ||
V | Chi phí khác | ||
Thù lao trách nhiệm điều hành chung của chủ nhiệm (trong đó có chi thù lao trách nhiệm cho thư ký và kế toán của nhiệm vụ theo mức do chủ nhiệm quyết định). | Nhiệm vụ | Không vượt quá 7% tổng dự toán nhiệm vụ và không quá 50 triệu đồng |
3. Các nội dung chi khác không quy định tại Thông tư này thực hiện theo các quy định hiện hành của nhà nước.
- Chi thuê xe phục vụ công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
- Chi kiểm tra, đánh giá các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
- Chi công tác phí cho chuyên gia tư vấn hỗ trợ địa phương, hội thảo khoa học, hội nghị; biên soạn và in ấn sách chuyên khảo, kết quả về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
- Chi thông tin liên lạc, văn phòng phẩm.
- Chi thực hiện về thông tin, tuyên truyền kết quả thực hiện, sản phẩm đạt được của các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
- Các khoản chi khác liên quan đến hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Thông tư 11/2015/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc tài chính
- Điều 4. Nguồn kinh phí cho các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
- Điều 5. Chi hoạt động quản lý các đề tài, đề án tư vấn, phản biện và giám định xã hội
- Điều 6. Nội dung và mức chi lập dự toán nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội
- Điều 7. Chi công tác quản lý hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam