Chương 3 Thông tư 11/2014/TT-BGTVT hướng dẫn công tác thiết kế, thi công và nghiệm thụ cầu treo dân sinh do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Công tác thi công cầu treo dân sinh ngoài việc phải tuân thủ quy định từ Điều 20 đến Điều 26 của Thông tư này thì còn phải tuân theo các Tiêu chuẩn được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này và các Tiêu chuẩn hiện hành khác có liên quan về thi công cầu.
Công tác chuẩn bị thi công cầu treo dân sinh thực hiện như công tác chuẩn bị thi công các loại cầu thông thường và theo hướng dẫn của Tiêu chuẩn TCCS 02:2010/TCĐBVN.
1. Tháp cầu bằng BTCT tiết diện chữ nhật thi công đổ tại chỗ. Ván khuôn làm bằng gỗ hoặc ván khuôn thép.
2. Tháp cầu làm bằng thép được tổ hợp từ thép hình hoặc bằng thép bản giằng, sử dụng liên kết hàn hoặc đinh tán phải được chế tạo và kiểm tra chất lượng trong xưởng, lắp đặt tại công trường theo quy định của Tiêu chuẩn TCCS 02:2010 TCĐBVN.
Điều 22. Thi công trụ (mố) cầu, mố neo
1. Trụ (mố) cầu thi công như đối với kết cấu móng và mố trụ cầu thông thường.
2. Mố neo có phần chìm trong đất và được thi công giống như thi công móng thông thường trong các hố móng đào trần. Đối với những chi tiết thép và cáp nằm trong mố neo phải chú ý các biện pháp chống gỉ.
Điều 23. Thi công rải cáp chủ và căng cáp
1. Chỉ dẫn chung về rải các cáp chủ và căng cáp
a) Chế tạo cáp chủ từ các tao cáp
Tao cáp chủ được chế tạo trong nhà máy, nhập khẩu và được đưa về công trường trong bao bì nguyên dạng theo thiết kế. Sợi thép dùng để chế tạo tao cáp chủ phải tuân theo Tiêu chuẩn 22TCN 272-05. Sau khi chế tạo, các tao cáp chủ được bảo quản, vận chuyển đến công trường và lắp dựng thành cáp chủ. Mỗi bó cáp chủ có thể gồm một hoặc nhiều tao cáp tùy theo thiết kế cụ thể của mỗi cầu.
Các tao cáp của cáp chủ được bố trí song song nhau (có kẹp định vị cách quãng 2-3 m) hoặc bó thành một bó cáp lớn.
Chiều dài của từng tao cáp phụ thuộc vào vị trí của tao cáp bó cáp chủ. Mỗi tao cáp được đánh dấu tối thiểu tại 5 điểm: 1 điểm ở nơi thấp nhất của cáp chủ ở nhịp giữa, 2 điểm tại yên ngựa đỉnh tháp và 2 điểm ở vị trí neo. Chiều dài tao cáp và các điểm đánh dấu phải được xác định trước. Khi đo, chiều dài tao cáp ở trạng thái không chịu lực được xác định gián tiếp bằng cách đo chiều dài của sợi thép ở trạng thái kéo căng với ứng suất tối thiểu tương đương với ứng suất trong cáp trên cầu ở trạng thái dây không.
Để đưa cáp chủ qua sông có thể dùng sợi dây mồi kéo qua đỉnh trụ tháp, hoặc sức người đi bộ hay thuyền, phao phù hợp từng điều kiện cụ thể và công nghệ của Nhà thầu.
b) Chế tạo dây treo
Nếu dây treo dùng các tao cáp thì phải được chế tạo trong nhà máy, theo thiết kế. Việc chế tạo, kiểm tra và nghiệm thu dây treo phải tuân thủ Tiêu chuẩn ASTM A603.
Nếu dùng các thanh treo làm bằng thép tròn d=14-16 mm, thì có thể được chế tạo theo thiết kế tại xưởng hoặc ngay tại công trường.
c) Các yêu cầu về kẹp cáp chủ (má ôm cáp chủ)
Bộ phận kẹp cáp chủ là một chi tiết cơ khí, phải được chế tạo trong xưởng cơ khí chuyên dụng có đủ điều kiện đảm bảo chất lượng gia công theo đúng thiết kế.
Khi chế tạo phải lập và thử nghiệm công nghệ sản xuất cũng như tập huấn cho tất cả cán bộ tham gia sản xuất hiểu rõ các yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Tất cả các góc bén nhọn phải mài thành tròn.
Tất cả các kẹp cáp đều phải dò tìm khuyết tật bằng siêu âm, dán nhãn ghi rõ số hiệu hình dáng và đóng thành kiện.
2. Lắp đặt cáp
a) Lắp đặt bó cáp chủ
Trước khi lắp đặt cáp chủ từ các tao cáp song song chế tạo sẵn cần tiến hành công tác chuẩn bị chu đáo như lắp dựng sàn đạo thi công, cáp vận chuyển, tời kéo cáp, xe goòng dẫn hướng, khung nâng theo phương ngang...
Trình tự lắp đặt các tao cáp trong bó cáp chủ phải được tuân thủ triệt để như đã chỉ rõ trong hồ sơ thiết kế. Mỗi tao cáp được đánh dấu tối thiểu 5 vị trí, các vị trí này cũng đã được chỉ rõ trong thiết kế và phải được kiểm soát chặt chẽ khi lắp dựng.
b) Trình tự kéo 1 tao cáp
Trước khi kéo 1 tao cáp, cuộn tao cáp được đưa đến vị trí mố neo tại một đầu cầu. Dùng tời kéo đặt tại mố neo bên kia của cầu để kéo 1 đầu tao cáp thông qua hệ thống con lăn trên đường đầu cầu và bè phao trên sông.
Cuộn tao cáp phải được đặt sao cho tao cáp được kéo theo phương dọc trục tao cáp. Khi kéo các tao cáp cần dùng tời hãm tại cuộn tao cáp để có thể làm chủ và kiểm soát được quá trình kéo. Chú ý khi tao cáp sắp được kéo hết khỏi rulô cần giảm tốc độ kéo và khống chế được đầu cáp trên rulô để tránh xảy ra tai nạn.
Khi kéo đầu tao cáp đến bờ sông đối diện, trước khi neo tại mố neo phải giữ đầu tao cáp này bằng hệ thống neo giữ tạm để tao cáp không bị trượt.
Cả hai đầu tao cáp ở hai đầu cầu phải được neo giữ tạm tốt, đồng thời phải sớm đưa vào neo tại mố neo.
c) Lắp các tao cáp thành cáp chủ
Sau khi tao cáp đã được kéo và nằm trên hệ thống con lăn của sàn đạo thi công, phải kiểm tra trước khi chuyển tao cáp tới vị trí bó cáp chủ và hệ thống neo đỡ. Tao cáp cũng phải được kiểm tra và làm sạch trước khi đưa sang vị trí neo đỡ.
Khi di chuyển tao cáp theo phương ngang từ các con lăn tới vị trí bó cáp chủ và neo đỡ, phải chú ý chỉ sau khi toàn bộ tao cáp đã được nâng khỏi các con lăn mới được di chuyển tao cáp.
Trước khi tiến hành điều chỉnh dạng hình học của tao cáp, đầu neo của tao cáp được kéo vào vị trí neo và lắp đặt tăng-đơ.
Để kiểm tra hình dáng công trình trong quá trình thi công, nhà thầu phải tiến hành tính toán để có các số liệu về hình học tại các trạng thái thi công thực tế với các tải trọng và tác động tại các trạng thái đó như tĩnh tải, tải trọng thi công, nhiệt độ, độ lệch vị trí của yên ngựa so với trạng thái hoàn thành cầu.
Sau khi toàn bộ các tao cáp của bó cáp chủ đã được lắp đặt vào vị trí thì tiến hành bó chặt cáp chủ.
Bọc bảo vệ cáp chủ: Tiến hành bọc bó cáp chủ tùy theo thiết kế cụ thể cho mỗi cầu.
3. Các yêu cầu về điều chỉnh độ võng của cáp chủ
a) Yêu cầu chung
Chỉ tiến hành điều chỉnh độ võng khi nhiệt độ ổn định.
Khi cáp chủ gồm nhiều tao cáp thì phải điều chỉnh 1 cáp trước tiên làm tao cáp chuẩn. Cao trình tuyệt đối tính toán của tao cáp chuẩn được xác định ứng với nhiệt độ môi trường và nhiệt độ cáp là 25°C. Tại thời điểm đo đạc điều chỉnh độ võng, cao trình tuyệt đối của tao cáp chuẩn sẽ được tính toán lại dựa trên nhiệt độ môi trường và nhiệt độ cáp thực tế.
Nếu cầu chỉ có 1 tao cáp chủ thì coi đó là tao cáp chuẩn để điều chỉnh.
b) Yêu cầu kỹ thuật về cao độ khi điều chỉnh độ võng tao cáp
Chênh lệch cao độ 2 tao cáp chuẩn ở thượng và hạ lưu là ±10 mm. Đối với các tao cáp khác (so với tao cáp chuẩn) các giá trị sẽ là -5 mm và 10 mm.
c) Lắp đặt kẹp cáp (má ôm cáp) và cáp treo
Trước khi lắp đặt kẹp cáp, phải xác định vị trí cụ thể của mỗi kẹp cáp trên bó cáp chủ và phải ghi số đánh dấu. Phải làm sạch các vết dầu và bụi trên bề mặt bó cáp chủ, cũng như sơn chúng bằng sơn chống rỉ.
Trong quá trình vận chuyển và lắp đặt, phải bảo vệ kẹp cáp và hỏng hóc.
Phương pháp lắp đặt kẹp cáp sẽ được cụ thể hóa trong quy trình công nghệ của nhà thầu dựa trên các thiết bị lắp đặt và kinh nghiệm sẵn có.
Khi kẹp cáp đã được định vị chính xác trên cáp chủ, tiến hành xiết bu lông kẹp cáp. Việc xiết bu lông trên kẹp cáp sẽ được thực hiện theo 3 giai đoạn. Ngay sau khi lắp đặt kẹp cáp, tiến hành xuyên bu lông và xiết chặt giai đoạn 1 mỗi bu lông bằng lực xiết tương ứng đã quy định trong thiết kế.
Khi treo lắp dầm chủ xiết bu lông giai đoạn 2 và sau khi thi công bản mặt cầu, bảo vệ cáp xong, tiến hành xiết lại toàn bộ bu lông giai đoạn 3 để đạt lực xiết thiết kế. Để kiểm tra được lực của bu lông khi xiết, thiết bị xiết bu lông phải có chức năng tính đổi mô men xiết thành lực kéo trong bu lông.
4. Công tác bảo quản cáp
a) Công tác bảo quản phải được thực hiện chu đáo đảm bảo cho cáp và các phụ kiện không bị bẩn. hư hỏng trong quá trình vận chuyển, lắp đặt.
b) Cáp chính sau khi lắp dựng phải làm sạch toàn bộ bụi, vết dầu và nước trên bề mặt và phải được bọc lại tạm thời cho đến khi bọc và sơn phủ chống gỉ chính thức.
c) Việc cuộn các tao cáp chủ và cáp treo thành từng cuộn (ru lô) để vận chuyển từ nhà máy đến công trường phải đảm bảo không gây hư hỏng sợi thép và tao cáp.
Các dây treo thường được đặt trên giá, rồi dùng thuyền (phao) chuyển đến vị trí lắp đặt. Từ kẹp cáp có thể thòng các dây, xuyên qua đường thi công để kéo dây treo lên, lưu ý thi công phải đối xứng.
Điều 25. Thi công dầm và hệ mặt cầu
Hệ dầm dọc, dầm ngang và bản mặt cầu được chế tạo tại xưởng cơ khí hay tại công trường theo bản vẽ thiết kế và các quy định trong Tiêu chuẩn TCCS 02:2010/TCĐBVN.
Nhà thầu có thể áp dụng nhiều giải pháp khác nhau để lắp ghép hệ dầm mặt cầu với các dây treo. Khuyến khích chế tạo thành từng panel để cẩu lắp thuận tiện.
Có thể lắp từ 2 phía đầu cầu tiến vào giữa nhịp, hoặc lắp từ giữa nhịp tiến dần đối xứng ra 2 phía đầu cầu.
Điều 26. Thi công các hạng mục công trình, kết cấu khác
1. Chế tạo yên đỡ cáp chủ và kỹ thuật lắp dựng
Trước khi chế tạo yên đỡ cáp chủ, nhà thầu phải nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế (bao gồm tất cả các quy phạm, các bản vẽ liên quan) và chuẩn bị bản vẽ xưởng (bản vẽ chế tạo) cũng như lập quy trình công nghệ để chế tạo và lắp dựng các kết cấu này. Trước khi chế tạo hàng loạt, nhà thầu phải tiến hành chế tạo thử nghiệm. Sản phẩm chế tạo thử phải được nghiệm thu đánh giá chất lượng nghiệm thu theo quy định tại
2. Đường hàn và kiểm tra chất lượng đường hàn
Nhà thầu phải chuẩn bị tốt đồng thời quán triệt công nghệ và kỹ thuật hàn. Công tác hàn phải tuyệt đối tuân thủ các quy định trong Tiêu chuẩn TCCS 02:2010/TCĐBVN cũng như các nguyên tắc như vệ sinh tại vị trí hàn, nhiệt lượng và các điều kiện khác.
Phải tiến hành kiểm nghiệm mối hàn chồng bằng siêu âm.
3. Lớp phủ mặt ngoài
Bề mặt của yên đỡ cáp phải nhẵn và phủ một lớp vật liệu để độ ma sát thấp nhất và chống hư hại cho cáp chủ.
4. Thử nghiệm và lắp ráp thử
a) Khi chế tạo hoàn thành đế yên tại công xưởng, phải tiến hành, lắp thử. Khi sản phẩm đã đáp ứng các yêu cầu của thiết kế và được tư vấn giám sát chấp thuận mới được đưa lắp đặt vào công trình.
b) Các bản ngăn tao cáp của yên đỡ cáp sau khi hàn nối phải xử lý hàn chồng, sau đó yêu cầu mài nhẵn bóng và không bị bavia.
c) Để lắp đặt bản ngăn tao cáp một cách chính xác, tại rãnh bố trí tao cáp của yên đỡ phải xác định vị trí chính xác và dùng sơn làm dấu.
d) Yên đỡ khi vận chuyển và lắp đặt phải bảo vệ bề mặt nhẵn bóng, không bị trầy xước, cong vênh.
5. Lắp đặt yên cáp
a) Khi lắp đặt yên đỡ cáp phải chú ý các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn về nâng vật nặng.
b) Khi lắp đặt yên đỡ cáp phải chú ý độ lệch trước của yên theo như trình tự thi công lắp đặt. Trong quá trình lắp đặt dầm cứng và mặt cầu, yên đỡ cáp chủ được kích dần vào đúng vị trí thiết kế. Độ lệch của yên đỡ cáp phải được thường xuyên khống chế và đo đạc. Việc kích dần yên đỡ cáp vào vị trí thiết kế phải được thực hiện sao cho trong mọi trường hợp độ dịch chuyển ngang của đỉnh tháp phải nằm trong phạm vi cho phép của thiết kế.
6. Yêu cầu chung về an toàn lao động
a) Các đơn vị thực hiện công việc chế tạo và lắp dựng các cấu kiện phải chấp hành đầy đủ yêu cầu kỹ thuật an toàn lao động theo quy định của Tiêu chuẩn TCVN 8747:2012 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Trên mỗi khu vực sản xuất và vị trí làm việc phải có bản chỉ dẫn về quy tắc an toàn bắt buộc mọi người chấp hành.
c) Trong xưởng sản xuất phải bố trí đèn chiếu sáng, quạt thông gió đảm bảo vệ sinh công nghiệp.
d) Không được tiến hành công việc cắt hàn và sơn cùng trong một xưởng hoặc bố trí sát nhau để tránh cháy nổ. Thực hiện an toàn phòng chống cháy nổ theo các Tiêu chuẩn TCVN 3254-86, TCVN 3255-86.
đ) Mọi công nhân đều phải được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ khi làm việc.
e) Khi làm việc trên sông mọi công nhân phải mặc áo phao.
g) Khi cầu lắp hàng nặng phải có người tín hiệu phối hợp nhịp nhàng.
h) Phải có bộ phận chuyên kiểm tra về công tác an toàn.
i) Trong các tổ thi công phải có các an toàn viên đeo băng đỏ trong ca làm việc luôn nhắc nhở mọi người mỗi khi có tình huống có khả năng mất an toàn xảy ra.
k) Phải có biện pháp an toàn khi làm việc trên cao, đề phòng ngã.
l) Phải có biện pháp an toàn trong khâu bố trí mạng điện thi công.
m) Phải có phương tiện, thiết bị cứu hộ dưới nước khi thi công các hạng mục trên sông.
n) Không được thi công lắp dựng trong mùa mưa bão, phải có biện pháp tăng cường ổn định khi có gió cấp 5 trở lên.
Thông tư 11/2014/TT-BGTVT hướng dẫn công tác thiết kế, thi công và nghiệm thụ cầu treo dân sinh do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Yêu cầu chung về thiết kế cầu treo dân sinh
- Điều 5. Chọn vị trí cầu treo dân sinh
- Điều 6. Các nguyên tắc chung
- Điều 7. Yêu cầu vật liệu và cấu kiện
- Điều 8. Tải trọng và tác động
- Điều 9. Lựa chọn sơ đồ cầu và bố trí chung
- Điều 10. Phân tích kết cấu
- Điều 11. Trụ (mố), tháp cầu và phụ kiện
- Điều 12. Mố neo và thiết bị điều chỉnh cáp chủ
- Điều 13. Cáp chủ và phụ kiện
- Điều 14. Dây treo và các phụ kiện liên kết
- Điều 15. Hệ mặt cầu
- Điều 16. Nền móng của trụ (mố) đỡ tháp cầu
- Điều 17. Nối tiếp cầu và đường
- Điều 18. Yêu cầu thiết kế các công trình phụ trợ
- Điều 19. Yêu cầu chung
- Điều 20. Công tác chuẩn bị
- Điều 21. Thi công tháp cầu
- Điều 22. Thi công trụ (mố) cầu, mố neo
- Điều 23. Thi công rải cáp chủ và căng cáp
- Điều 24. Thi công dây treo
- Điều 25. Thi công dầm và hệ mặt cầu
- Điều 26. Thi công các hạng mục công trình, kết cấu khác
- Điều 27. Yêu cầu chung
- Điều 28. Nghiệm thu công tác khảo sát và thiết kế xây dựng công trình
- Điều 29. Quản lý chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình
- Điều 30. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng
- Điều 31. Nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng