Chương 3 Thông tư 106/2021/TT-BQP quy định về thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng
QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ XÂY DỰNG
Điều 9. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng
1. Hồ sơ trình thẩm định phải bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định
Hồ sơ trình thẩm định được xem là hợp lệ khi bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng (nếu có) cần tuân thủ theo quy định của pháp luật về kiến trúc.
2. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, gồm:
a) Tờ trình phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các văn bản pháp lý kèm theo, gồm: Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; hồ sơ bản vẽ thiết kế bước trước được cơ quan chuyên môn xác nhận (đóng dấu “THẨM ĐỊNH”); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng của Nhà thầu tư vấn thẩm tra được chủ đầu tư xác nhận (nếu có); văn bản thẩm duyệt thiết kế phòng cháy, chữa cháy (nếu có), kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có) và các văn bản khác có liên quan;
Thủ tục về phòng cháy, chữa cháy thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, nhưng phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo, báo cáo kết quả thẩm định;
c) Hồ sơ thiết kế xây dựng bước thiết kế trình thẩm định: Thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng; chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) và quy trình bảo trì;
d) Mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra; mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra; giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có).
Điều 10. Quy trình thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng
1. Gửi hồ sơ trình thẩm định
a) Thiết kế xây dựng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt: Người đề nghị thẩm định lập Tờ trình gửi Thủ trưởng Bộ Quốc phòng; đồng thời, gửi hồ sơ theo quy định tại
b) Thiết kế xây dựng do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt: Người đề nghị thẩm định lập Tờ trình gửi Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; đồng thời, gửi hồ sơ theo quy định tại
c) Trường hợp cần lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan chủ trì thẩm định đề nghị người trình thẩm định gửi hồ sơ đến cơ quan cần lấy ý kiến;
d) Hồ sơ trình thẩm định được gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu.
2. Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định
a) Từ chối tiếp nhận hồ sơ trình thẩm định trong trường hợp trình cơ quan thẩm định không đúng với thẩm quyền theo quy định tại
b) Tạm dừng thẩm định trong trường hợp: Trong thời hạn 20 ngày (kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng) người đề nghị thẩm định không thực hiện bổ sung hồ sơ hoặc không thể khắc phục các lỗi, sai sót về thông tin, số liệu trong nội dung hồ sơ dẫn đến không thể đưa ra kết quả thẩm định;
c) Trường hợp từ chối tiếp nhận hoặc tạm dừng thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bản thông báo cho người đề nghị thẩm định nêu rõ lý do từ chối tiếp nhận, tạm dừng thẩm định và báo cáo cấp phê duyệt. Người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu;
d) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trả lại hồ sơ trình thẩm định trường hợp từ chối, tạm dừng thẩm định theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản này.
3. Kết quả thẩm định
a) Cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo cấp phê duyệt thiết kế xây dựng kết quả thẩm định theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng thông báo kết quả thẩm định theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Việc đóng dấu, lưu trữ hồ sơ thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện như sau:
a) Hồ sơ trình thẩm định sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện được cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra và đóng dấu xác nhận các nội dung đã được thẩm định trên các bản vẽ có liên quan của 01 bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng.
Mẫu dấu thẩm định theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Các bản vẽ đã đóng dấu thẩm định được giao lại cho người đề nghị thẩm định; người đề nghị thẩm định có trách nhiệm lưu trữ theo quy định pháp luật về lưu trữ và đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Người đề nghị thẩm định có trách nhiệm nộp bản chụp (định dạng .PDF) thiết kế xây dựng đã đóng dấu thẩm định cho cơ quan chuyên môn về xây dựng;
b) Khi kết thúc công tác thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản một số tài liệu, gồm: Tờ trình thẩm định; các kết luận của tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định; văn bản góp ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan; thông báo kết quả thẩm định; các bản chụp tài liệu đã đóng dấu thẩm định theo quy định tại điểm a Khoản này.
5. Quá trình thẩm định, trường hợp cần thiết, cơ quan chuyên môn về xây dựng có quyền yêu cầu người đề nghị thẩm định lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 93 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP để thẩm tra các nội dung cần thiết phục vụ thẩm định, cụ thể như sau:
a) Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thẩm tra thiết kế xây dựng thực hiện theo quy định tại pháp luật về đấu thầu;
b) Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư và với các nhà thầu tư vấn lập thiết kế xây dựng;
c) Các bản vẽ được thẩm tra phải được đóng dấu theo quy định.
6. Phê duyệt thiết kế xây dựng
Việc phê duyệt thiết kế xây dựng được thể hiện tại quyết định phê duyệt theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gồm các nội dung chủ yếu như sau:
a) Người phê duyệt;
b) Tên công trình;
c) Tên dự án;
d) Loại, cấp công trình;
đ) Địa điểm xây dựng;
e) Nhà thầu khảo sát xây dựng (nếu có);
g) Nhà thầu lập thiết kế xây dựng;
h) Nhà thầu thẩm tra thiết kế xây dựng (nếu có);
i) Quy mô, chỉ tiêu kỹ thuật; các giải pháp thiết kế nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên (nếu có);
k) Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình;
l) Giá trị dự toán xây dựng theo từng khoản mục chi phí;
m) Danh mục tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng;
n) Các nội dung khác (nếu có).
1. Thời hạn thẩm định được tính từ ngày cơ quan chủ trì thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại
a) Không quá 40 ngày làm việc đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I;
b) Không quá 30 ngày làm việc đối với công trình cấp II, cấp III;
c) Không quá 20 ngày làm việc đối với các công trình còn lại.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu thực hiện thẩm định, căn cứ vào tính chất công trình, cơ quan chuyên môn về xây dựng xem xét lấy ý kiến tham gia thẩm định của các cơ quan liên quan (nếu cần thiết). Thời hạn tham gia ý kiến của cơ quan liên quan như sau:
a) Không quá 20 ngày làm việc đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I;
b) Không quá 15 ngày làm việc đối với công trình cấp II và cấp III;
c) Không quá 10 ngày làm việc đối với các công trình còn lại.
3. Thời hạn thẩm định các nội dung quy định tại
a) Không quá 15 ngày làm việc đối với công trình cấp III;
b) Không quá 10 ngày làm việc đối với các công trình còn lại.
Thông tư 106/2021/TT-BQP quy định về thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng
- Điều 4. Phê duyệt thiết kế xây dựng
- Điều 5. Thẩm định thiết kế xây dựng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt
- Điều 6. Thẩm định thiết kế xây dựng do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt
- Điều 7. Điều chỉnh thiết kế
- Điều 8. Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình
- Điều 9. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng
- Điều 10. Quy trình thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng
- Điều 11. Thời hạn thẩm định