Hệ thống pháp luật

Chương 2 Thông tư 10/2017/TT-BNV về quy định đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

Chương II

NỘI DUNG, TIÊU CHÍ, CHỈ BÁO ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Điều 5. Chương trình

1. Tính phù hợp của chương trình

a) Sự phù hợp của chương trình với mục tiêu bồi dưỡng;

b) Sự phù hợp của chương trình với học viên;

c) Thời gian thực hiện chương trình.

2. Tính khoa học của chương trình

a) Tính chính xác của nội dung chương trình;

b) Tính cập nhật của nội dung chương trình.

3. Tính cân đối của chương trình

a) Tính cân đối giữa nội dung chương trình với thời gian khóa bồi dưỡng;

b) Tính cân đối giữa các chuyên đề trong chương trình;

c) Tính cân đối giữa nội dung lý thuyết và thực hành, thực tế.

4. Tính ứng dụng của chương trình

a) Mức độ đáp ứng của chương trình với nhu cầu của học viên;

b) Mức độ đáp ứng của chương trình với yêu cầu thực tiễn công việc của học viên.

5. Hình thức của chương trình

a) Chương trình được trình bày khoa học;

b) Sử dụng ngôn ngữ chính xác.

Điều 6. Học viên

1. Mục tiêu học tập

a) Mục tiêu học tập của học viên phù hợp với mục tiêu của khóa bồi dưỡng;

b) Mục tiêu học tập phù hợp với với năng lực của học viên.

2. Phương pháp học tập

a) Học viên có phương pháp học tập khoa học;

b) Học viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu;

c) Học viên vận dụng thực tiễn vào quá trình học tập;

d) Học viên thể hiện sự sáng tạo trong quá trình học tập.

3. Thái độ học tập

a) Học viên chủ động trong quá trình học tập, nghiên cứu;

b) Học viên tích cực học hỏi trong quá trình học tập, nghiên cứu;

c) Học viên tham gia đầy đủ các hoạt động học tập;

d) Học viên thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Điều 7. Giảng viên

1. Kiến thức của giảng viên

a) Kiến thức chuyên môn của giảng viên;

b) Kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên.

2. Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của giảng viên

a) Việc thực hiện các nội quy, quy định;

b) Thái độ ứng xử với học viên.

3. Trách nhiệm của giảng viên

a) Hiểu rõ mục đích, yêu cầu của khóa bồi dưỡng;

b) Biên soạn bài giảng phục vụ giảng dạy;

c) Tư vấn, hỗ trợ hoạt động học tập cho học viên.

4. Phương pháp giảng dạy của giảng viên

a) Sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy;

b) Truyền đạt nội dung các chuyên đề;

c) Mức độ liên hệ bài học với thực tiễn;

d) Việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy;

đ) Việc hướng dẫn học viên đi thực tế, viết bài thu hoạch, làm tiểu luận, đề án.

5. Phương pháp kiểm tra, đánh giá của giảng viên

a) Việc áp dụng phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá;

b) Lựa chọn nội dung thi, kiểm tra phù hợp với nội dung học;

c) Việc thực hiện chính xác, khách quan trong kiểm tra, đánh giá;

d) Việc phản hồi kịp thời về kết quả kiểm tra, đánh giá.

Điều 8. Cơ sở vật chất

1. Phòng học, chất lượng phòng học

a) Diện tích phòng học;

b) Chất lượng trang thiết bị trong phòng học;

c) Hiệu quả sử dụng các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập.

2. Nguồn học liệu

a) Đảm bảo số lượng, chất lượng tài liệu học tập phù hợp phục vụ khóa bồi dưỡng;

b) Việc cập nhật tài liệu.

3. Công nghệ thông tin

a) Việc khai thác hệ thống thông tin, trang thông tin điện tử của đơn vị tổ chức bồi dưỡng;

b) Việc sử dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu;

c) Cập nhật các phần mềm hỗ trợ giảng dạy, học tập và nghiên cứu.

Điều 9. Khóa bồi dưỡng

1. Xác định nhu cầu, mục tiêu bồi dưỡng

a) Nhu cầu bồi dưỡng được xác định rõ ràng;

b) Mục tiêu khóa bồi dưỡng được xác định rõ ràng.

2. Hình thức tổ chức bồi dưỡng

a) Hình thức bồi dưỡng phù hợp với nội dung bồi dưỡng;

b) Hình thức bồi dưỡng phù hợp với đối tượng bồi dưỡng;

c) Hình thức bồi dưỡng phù hợp với với thời gian bồi dưỡng.

3. Chương trình bồi dưỡng

a) Chương trình được cập nhật;

b) Các bên liên quan được lấy ý kiến phản hồi về chương trình.

4. Giảng viên

a) Trình độ chuyên môn của giảng viên đáp ứng yêu cầu khóa bồi dưỡng;

b) Giảng viên áp dụng kinh nghiệm thực tiễn vào chuyên đề giảng dạy;

c) Giảng viên sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp;

d) Giảng viên sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp.

5. Học viên

a) Học viên phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu;

b) Học viên phát huy tính sáng tạo trong quá trình học tập;

c) Học viên thực hiện tốt nội quy khóa bồi dưỡng.

6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

a) Tài liệu học tập được cung cấp đầy đủ;

b) Phòng học và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.

7. Các hoạt động hỗ trợ học viên

a) Hoạt động thực tế đáp ứng yêu cầu của chương trình;

b) Học viên được phản hồi kịp thời và giải quyết thỏa đáng các yêu cầu hợp lý.

8. Hoạt động kiểm tra, đánh giá

a) Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập phù hợp;

b) Hoạt động kiểm tra, đánh giá khách quan, chính xác, kịp thời.

9. Tổ chức thực hiện

a) Kế hoạch tổ chức khóa bồi dưỡng được xây dựng rõ ràng, đầy đủ;

b) Đảm bảo số lượng và chất lượng giảng viên tham gia khóa bồi dưỡng;

c) Thời gian bồi dưỡng được lựa chọn phù hợp;

d) Thực hiện đầy đủ việc đánh giá chất lượng bồi dưỡng;

đ) Công tác phục vụ hậu cần tổ chức khóa bồi dưỡng.

Điều 10. Hiệu quả sau bồi dưỡng

1. Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ

a) Kiến thức chuyên môn;

b) Kiến thức nghiệp vụ.

2. Kỹ năng

a) Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

b) Kỹ năng giải quyết vấn đề được nâng lên.

3. Thái độ của cán bộ, công chức, viên chức sau bồi dưỡng

a) Tính chủ động, tích cực trong công việc;

b) Tính trách nhiệm trong công việc;

c) Tinh thần hợp tác với đồng nghiệp.

Thông tư 10/2017/TT-BNV về quy định đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

  • Số hiệu: 10/2017/TT-BNV
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 29/12/2017
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Lê Vĩnh Tân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 203 đến số 204
  • Ngày hiệu lực: 01/03/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra