Chương 3 Thông tư 10/2015/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 21. Nguyên tắc xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về trách nhiệm tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ khi bị phát hiện lần đầu thì bị nhắc nhở, chấn chỉnh, yêu cầu khắc phục; trường hợp không khắc phục theo đúng yêu cầu hoặc vi phạm từ lần thứ hai trở lên trong thời hạn 01 năm, kể từ khi vi phạm lần đầu thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Thông tư này.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền nhắc nhở, chấn chỉnh, yêu cầu khắc phục vi phạm của tổ chức, cá nhân phải bằng văn bản và nêu rõ hành vi vi phạm, thời hạn yêu cầu khắc phục vi phạm.
3. Các hình thức xử lý vi phạm quy định tại Thông tư này không thay thế cho các hình thức xử phạt vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.
4. Dữ liệu trích xuất từ thiết bị giám sát hành trình của phương tiện chỉ sử dụng 01 lần để tính lỗi vi phạm của đơn vị kinh doanh vận tải.
Điều 22. Xử lý vi phạm đối với đơn vị kinh doanh vận tải
1. Đình chỉ khai thác tuyến 01 tháng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm quy định tại khoản 2 hoặc
b) Vi phạm quy định tại một trong các điểm của khoản 8, khoản 9, khoản 11 (trừ điểm b) và
c) Tổ chức đặt chỗ, bán vé dưới mọi hình thức trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng;
d) Thực hiện dưới 70% số chuyến xe theo biểu đồ chạy xe trên tuyến đã được phê duyệt trong 01 tháng.
2. Đình chỉ khai thác tuyến 03 tháng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Không cung cấp hoặc cung cấp sai lệch thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị giám sát hành trình của phương tiện hoạt động trên tuyến; không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào cơ sở dữ liệu thiết bị giám sát hành trình theo quy định;
b) Có từ 10% số lượng phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định chở quá số người hoặc quá tải trọng cho phép từ 10% đến 50%.
3. Thu hồi phù hiệu, biển hiệu 06 tháng đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, xe trung chuyển của đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm các trường hợp sau:
a) Vi phạm quy định tại
b) Chở quá số người hoặc quá tải trọng cho phép từ trên 50%;
c) Không chấp hành hướng dẫn, xử lý vi phạm của người thi hành công vụ.
4. Thu hồi phù hiệu, biển hiệu 01 tháng của phương tiện vi phạm đối với một trong các trường hợp sau:
a) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định tại
b) Xe ô tô vận tải hàng hóa, xe ô tô vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ vi phạm một trong các quy định tại
c) Xe taxi vi phạm quy định tại
d) Xe vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch vi phạm quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 8 (trừ trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, 11, 13, 14 và khoản 15 Điều 6);
đ) Xe taxi, xe buýt, xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch, xe ô tô vận tải hàng hóa, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ vi phạm quy định tại
e) Xe ô tô vận tải hành khách trên tuyến cố định, tham gia hoạt động vận tải nhưng vi phạm quy định tại
h) Xe ô tô vận tải hành khách trên tuyến cố định, vận tải khách du lịch, vận tải hành khách theo hợp đồng, xe ô tô vận tải hàng hóa, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ trong 01 tháng liên tục có từ 03 lần bị xử lý vi phạm hành chính do chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải cho phép theo quy định hoặc do xếp hàng trên xe không theo quy định;
i) Xe ô tô vận tải vi phạm quy định về niêm yết các thông tin có liên quan theo quy định (không niêm yết hoặc niêm yết thiếu hoặc niêm yết không chính xác theo quy định hoặc sau 10 ngày, kể từ ngày có văn bản nhắc nhở nhưng không niêm yết thông tin theo quy định);
k) Xe ô tô kinh doanh vận tải theo tuyến cố định không thực hiện đúng quy định tại khoản 12 Điều 6; xe trung chuyển hành khách tham gia hoạt động kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp; xe vận tải nội bộ sử dụng với mục đích kinh doanh vận tải;
l) Trong thời gian phương tiện bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu do vi phạm, sau 07 ngày, kể từ ngày ký Quyết định thu hồi, đơn vị phải có trách nhiệm nộp lại phù hiệu, biển hiệu về Sở Giao thông vận tải. Trường hợp không nộp hoặc kéo dài thời gian nộp phù hiệu, biển hiệu theo quy định, Sở Giao thông vận tải không cấp lại phù hiệu, biển hiệu cho phương tiện bị thu hồi trong thời hạn 06 tháng.
a) Có 10% số lượng phương tiện vi phạm chở quá số người hoặc quá tải trọng cho phép trên 100% trong 01 tháng.
b) Thực hiện không đúng quy định tại một trong các khoản 10, 13, 14 Điều 6.
c) Có từ 10% phương tiện đưa vào khai thác khi chưa được cấp phù hiệu, biển hiệu.
Điều 23. Xử lý vi phạm đối với đơn vị khai thác bến xe khách, bến xe hàng, trạm dừng nghỉ
1. Đơn vị khai thác bến xe khách, bến xe hàng, trạm dừng nghỉ bị nhắc nhở bằng văn bản và phải khắc phục trong thời hạn tối đa là 10 ngày khi vi phạm quy định tại một trong các khoản của
2. Đơn vị khai thác bến xe khách, bến xe hàng, trạm dừng nghỉ không khắc phục theo quy định tại khoản 1 Điều này đúng thời hạn hoặc tiếp tục vi phạm từ 4 điểm trở lên của Điều 10 trong thời hạn 01 năm thì bị Sở Giao thông vận tải công bố trên các kênh thông tin đại chúng danh sách khuyến cáo không sử dụng những bến xe khách, bến xe hàng, trạm dừng nghỉ vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô.
3. Trong thời hạn 01 năm, kể từ khi vi phạm lần đầu, đơn vị khai thác bến xe khách, bến xe hàng, trạm dừng nghỉ tiếp tục không khắc phục theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc vi phạm toàn bộ các quy định của Điều 10 thì bị cơ quan có thẩm quyền đóng cửa bến xe và thu hồi quyết định công bố bến xe, trạm dừng nghỉ, bến xe hàng theo quy định.
Điều 24. Xử lý vi phạm đối với người xếp hàng hóa lên xe ô tô, chủ hàng
1. Người xếp hàng hóa lên xe ô tô, chủ hàng bị nhắc nhở bằng văn bản và phải khắc phục trong thời hạn tối đa là 10 ngày khi vi phạm quy định tại một trong các khoản của
2. Người xếp hàng hóa lên xe ô tô, chủ hàng không khắc phục vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều này đúng thời hạn hoặc vi phạm toàn bộ các quy định của Điều 11 thì bị kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh ngành, nghề liên quan tới hoạt động xếp hàng hóa (trường hợp người xếp hàng có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) trong thời hạn từ 06 đến 12 tháng để khắc phục vi phạm.
Tùy theo hành vi, mức độ vi phạm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, cán bộ, nhân viên của bến xe khách, bến xe hàng, đơn vị kinh doanh vận tải bị xử lý như sau:
1. Xử lý vi phạm hành chính theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
2. Xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của đơn vị.
Điều 26. Xử lý vi phạm đối với đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình, cung cấp dịch vụ
1. Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tùy theo mức độ vi phạm quy định tại khoản 1 của
2. Đơn vị cung cấp dịch vụ bị nhắc nhở bằng văn bản và phải khắc phục trong thời hạn tối đa là 5 ngày khi vi phạm quy định một trong các điểm của khoản 2 của
3. Trong thời hạn 01 năm, kể từ khi vi phạm lần đầu, đơn vị cung cấp dịch vụ không khắc phục theo quy định tại khoản 1 Điều này đúng thời hạn hoặc vi phạm từ 03 nội dung quy định tại các khoản 1, 2 của Điều 12 thì bị công bố trên các kênh thông tin đại chúng và Cổng Thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải khuyến cáo đơn vị kinh doanh vận tải không sử dụng thiết bị giám sát hành trình hoặc không ký hợp đồng cung cấp dịch vụ giám sát hành trình đối với đơn vị vi phạm.
4. Trong thời hạn 01 năm, kể từ khi vi phạm lần đầu, đơn vị cung cấp dịch vụ tiếp tục không khắc phục theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc vi phạm toàn bộ các quy định của Điều 12 thì bị thu hồi giấy chứng nhận hợp quy theo quy định trong trường hợp đơn vị cung cấp dịch vụ cũng là đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình.
1. Tùy theo đối tượng và mức độ vi phạm, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp nhà nước hoặc người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước có liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ bị kiểm điểm xử lý theo Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn.
2. Sở Giao thông vận tải có văn bản và thông báo tới Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đơn vị đặt trụ sở tên đơn vị, họ tên và chức danh của người đại diện theo pháp luật của đơn vị vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ trong các trường hợp sau:
a) Đơn vị bị đình chỉ khai thác tuyến và thu hồi văn bản chấp thuận khai thác tuyến;
b) Đơn vị có số lượng phương tiện bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu từ 20% trở lên trong 03 tháng.
Điều 28. Thẩm quyền xử lý vi phạm
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định xử lý vi phạm đối với Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các đối tượng khác theo thẩm quyền.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định xử lý vi phạm đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải và các đối tượng khác theo thẩm quyền.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam:
a) Quyết định xử lý vi phạm đối với Thủ trưởng cơ quan tham mưu về quản lý vận tải đường bộ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và cán bộ, nhân viên khác thuộc quyền quản lý của Tổng cục;
b) Đình chỉ khai thác tuyến vận tải đường bộ quốc tế, thu hồi giấy phép liên vận, phù hiệu do mình cấp;
c) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về vi phạm của tổ chức, cá nhân để xử lý theo quy định.
4. Giám đốc Sở Giao thông vận tải:
a) Quyết định xử lý vi phạm đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng nghiệp vụ quản lý vận tải đường bộ của Sở Giao thông vận tải và cán bộ, nhân viên khác thuộc quyền quản lý của Sở;
b) Thu hồi chấp thuận khai thác tuyến, thu hồi phù hiệu, biển hiệu do mình cấp;
c) Kiến nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền về vi phạm của cơ quan, tổ chức và cá nhân để xử lý theo quy định.
5. Trưởng Đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc người có thẩm quyền phải báo cáo kịp thời bằng văn bản về vi phạm của tổ chức, cá nhân với cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo các quy định của pháp luật.
Thông tư 10/2015/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
- Điều 5. Sở Giao thông vận tải
- Điều 6. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt
- Điều 7. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
- Điều 8. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch
- Điều 9. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa
- Điều 10. Đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng, trạm dừng nghỉ
- Điều 11. Người xếp hàng hóa lên xe ô tô, chủ hàng
- Điều 12. Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình của xe, đơn vị cung cấp dịch vụ
- Điều 13. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam
- Điều 14. Giám đốc Sở Giao thông vận tải
- Điều 15. Người được giao nhiệm vụ quản lý hoạt động vận tải đường bộ
- Điều 16. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kinh doanh vận tải, người xếp hàng hóa lên xe ô tô, chủ hàng
- Điều 17. Người được giao nhiệm vụ quản lý chất lượng dịch vụ và an toàn giao thông, người điều hành vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải
- Điều 18. Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, nhân viên xếp hàng hóa
- Điều 19. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình, cung cấp dịch vụ, đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng, trạm dừng nghỉ
- Điều 20. Cán bộ, nhân viên của đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng, trạm dừng nghỉ
- Điều 21. Nguyên tắc xử lý vi phạm
- Điều 22. Xử lý vi phạm đối với đơn vị kinh doanh vận tải
- Điều 23. Xử lý vi phạm đối với đơn vị khai thác bến xe khách, bến xe hàng, trạm dừng nghỉ
- Điều 24. Xử lý vi phạm đối với người xếp hàng hóa lên xe ô tô, chủ hàng
- Điều 25. Xử lý vi phạm đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, cán bộ, nhân viên của bến xe khách, bến xe hàng, đơn vị kinh doanh vận tải.
- Điều 26. Xử lý vi phạm đối với đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình, cung cấp dịch vụ
- Điều 27. Xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, người đại diện vốn nhà nước, người đại diện theo pháp luật của đơn vị hoặc giám đốc, chủ nhiệm hợp tác xã, chủ đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
- Điều 28. Thẩm quyền xử lý vi phạm