Hệ thống pháp luật

Chương 3 Thông tư 10/2012/TT-NHNN quy định xử lý sau thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Chương 3.

THẨM QUYỀN XỬ LÝ SAU THANH TRA, GIÁM SÁT

Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước

Khi phát hiện ra các hành vi vi phạm trong quá trình tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gửi văn bản đến Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu xem xét, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 14. Thẩm quyền của Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng

1. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổng hợp việc thực hiện xử lý sau thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của các đơn vị trong Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và các đơn vị thanh tra, giám sát ngân hàng của các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về các vấn đề liên quan đến nội dung vi phạm, việc khắc phục vi phạm, chấn chỉnh hoạt động và thực hiện các biện pháp xử lý của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.

3. Áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, thông báo vi phạm, cảnh báo vi phạm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hành vi vi phạm.

4. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định buộc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện một hoặc một số các biện pháp xử lý quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

Điều 15. Thẩm quyền của Giám đốc, Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Thẩm quyền của Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện xử lý sau thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về các vấn đề liên quan đến nội dung vi phạm, việc khắc phục vi phạm, chấn chỉnh hoạt động và thực hiện các biện pháp xử lý của Cơ quan thanh tra, giám sát;

c) Áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thông báo vi phạm, cảnh báo vi phạm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hành vi vi phạm. Đối với quỹ tín dụng nhân dân ngoài các biện pháp xử lý nêu trên, Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiến nghị Giám đốc chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

2. Thẩm quyền của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Áp dụng các biện pháp xử lý đối với quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

b) Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng) ra quyết định buộc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện một hoặc một số các biện pháp xử lý quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này;

c) Gửi báo cáo kết quả xử lý sau thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lên Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.

Thông tư 10/2012/TT-NHNN quy định xử lý sau thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

  • Số hiệu: 10/2012/TT-NHNN
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 16/04/2012
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Đặng Thanh Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 355 đến số 356
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH