Mục 2 Chương 5 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Mục 2. ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNH LÝ
Điều 25. Xử lý hành lý ký gửi không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận hàng
1. Sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp báo tin cho hành khách, người gửi hành lý ký gửi biết hành lý ký gửi đã được vận tải đến nơi trả hàng mà không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận hàng thì hành lý ký gửi được coi như là vật dụng, hàng hóa không có người nhận.
2. Doanh nghiệp thỏa thuận với hành khách, người gửi hành lý ký gửi trước khi nhận vận chuyển về việc xử lý vật dụng, hàng hóa không có người nhận theo quy định tại khoản 1 Điều này, đối với hành lý ký gửi là hàng hóa mau hỏng thì việc xử lý có thể thực hiện trước thời hạn quy định tại khoản 1 của Điều này.
Điều 26. Thay đổi vận chuyển hành lý ký gửi
1. Sau khi đã làm thủ tục gửi hành lý ký gửi, hành khách, người gửi hành lý ký gửi có thể thay đổi, không gửi toàn bộ hoặc một phần hành lý ký gửi; thay đổi ga đến, người nhận nhưng phải làm thủ tục thay đổi, điều chỉnh theo quy định của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với hành khách, người gửi hành lý ký gửi để làm thủ tục thay đổi, điều chỉnh gửi hành lý ký gửi và ưu tiên hành lý ký gửi đi cùng hành trình của hành khách.
3. Thời hạn yêu cầu thay đổi và các quy định khác để thay đổi vận chuyển hành lý ký gửi do doanh nghiệp quy định.
Điều 27. Hành lý ký gửi thuộc loại hàng cấm vận chuyển, hàng bị thu giữ
1. Khi phát hiện hành lý ký gửi thuộc loại hàng hóa bị nghiêm cấm trong hoạt động vận tải bằng đường sắt theo quy định Luật Đường sắt và các văn bản pháp luật liên quan thì xử lý như sau:
a) Trường hợp phát hiện tại ga đi, doanh nghiệp từ chối vận chuyển và báo cho cơ quan có thẩm quyền gần nhất để tiếp nhận xử lý;
b) Trường hợp phát hiện khi đang vận chuyển, Trưởng tàu có trách nhiệm lập biên bản xác nhận, đưa hành lý này về ga gần nhất tàu có đỗ, bàn giao cho nhân viên của doanh nghiệp tại ga để báo với cơ quan có thẩm quyền gần nhất để tiếp nhận xử lý.
2. Khi phát hiện hành lý ký gửi không đáp ứng được yêu cầu theo quy định tại các Điều 62, Điều 63, Điều 64 của Luật Đường sắt thì xử lý như sau:
a) Trường hợp phát hiện tại ga đi, doanh nghiệp có quyền yêu cầu hành khách, người gửi hành lý ký gửi phải tuân thủ các quy định của Luật Đường sắt trước khi thực hiện vận chuyển. Trường hợp hành khách, người gửi hành lý ký gửi không đáp ứng được những yêu cầu trên thì doanh nghiệp từ chối vận chuyển hành lý nêu trên;
b) Trường hợp phát hiện khi đang vận chuyển, Trưởng tàu có trách nhiệm lập biên bản xác nhận, đưa hành lý ký gửi này về ga gần nhất tàu có đỗ, bàn giao cho nhân viên của doanh nghiệp tại ga để phối hợp với hành khách, người gửi hành lý ký gửi xử lý đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật trước khi thực hiện vận chuyển ở chuyến tàu tiếp theo.
3. Khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu giữ hành lý ký gửi thì đại diện của doanh nghiệp hoặc Trưởng tàu lập biên bản về sự việc và bàn giao cụ thể cho người đại diện cơ quan ra lệnh thu giữ. Mẫu biên bản do doanh nghiệp quy định. Ngoài việc lập biên bản, đối với từng trường hợp được giải quyết như sau:
a) Trường hợp hành lý ký gửi bị thu giữ ở ga đi, nếu hành lý ký gửi chưa xếp lên toa xe thì doanh nghiệp có trách nhiệm báo cho hành khách, người gửi hành lý ký gửi đến để giải quyết. Trường hợp hành lý ký gửi đã xếp lên toa xe nhưng tàu chưa chạy nếu còn đủ thời gian tác nghiệp xếp, dỡ không ảnh hưởng đến biểu đồ chạy tàu thì phải dỡ xuống và báo cho hành khách, người gửi hành lý ký gửi đến để giải quyết;
b) Trường hợp khi tàu đang chạy mà hành lý ký gửi bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thu giữ, nếu hành lý ký gửi không thuộc loại hàng hóa quy định khoản 1, khoản 2 Điều này thì được phép vận chuyển đến ga đến và báo cho hành khách, người gửi hành lý ký gửi đến để giải quyết;
c) Trường hợp hành lý ký gửi bị thu giữ ở ga đến, Trưởng tàu bàn giao cho đại diện của doanh nghiệp tại ga để báo cho hành khách, người nhận hành lý ký gửi đến để giải quyết.
4. Ngoài việc chịu các biện pháp xử lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hành khách, người gửi hành lý ký gửi vi phạm quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này còn phải:
a) Trả tiền vận chuyển đối với toàn bộ số hành lý ký gửi trên đoạn đường đã vận chuyển theo quy định của doanh nghiệp;
b) Bồi thường toàn bộ các thiệt hại do vi phạm gây ra;
c) Bồi thường các khoản chi phí phát sinh nếu có.
Điều 28. Ngừng vận chuyển hành lý ký gửi khi bị tắc đường
1. Ngừng vận chuyển ở ga gửi:
a) Trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng không thể vận chuyển được, doanh nghiệp trả lại hành lý ký gửi và tiền vận chuyển cho hành khách, người gửi hành lý ký gửi;
b) Trường hợp do lỗi doanh nghiệp, phải hủy bỏ việc vận chuyển, doanh nghiệp phải trả lại hành lý ký gửi và tất cả tiền vận chuyển, tiền xếp, dỡ và các khoản tiền khác đã thu của hành khách, người gửi hành lý ký gửi.
2. Ngừng vận chuyển ở ga dọc đường:
a) Trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng không thể tiếp tục vận chuyển, hành khách, người gửi hành lý ký gửi có thể yêu cầu nhận lại hành lý ký gửi tại ga tàu phải dùng hoặc tại ga gửi hoặc tại một ga dọc đường quy định có tác nghiệp hành lý ký gửi. Doanh nghiệp phải hoàn lại tiền vận chuyển đối với đoạn đường từ ga dỡ tới ga đến ghi trên vé;
b) Trường hợp do lỗi của doanh nghiệp mà không thể tiếp tục vận chuyển, hành khách, người gửi hành lý ký gửi có thể yêu cầu nhận lại hành lý ký gửi, tại ga tàu phải dừng hoặc tại ga gửi hoặc tại một ga dọc đường quy định có tác nghiệp hành lý ký gửi. Việc thanh toán chi phí cho hành khách, người gửi hành lý ký gửi được thực hiện như sau: Nhận tại ga tàu phải dừng thì doanh nghiệp phải hoàn lại tiền vận chuyển trên đoạn đường chưa vận chuyển; nhận tại một ga dọc đường thì đoạn đường quay trở về được miễn tiền vận chuyển và doanh nghiệp phải trả lại tiền vận chuyển tính từ ga dỡ hành lý ký gửi tới ga đến ghi trên vé; nhận tại ga gửi thì đoạn đường quay trở về được miễn tiền vận chuyển, doanh nghiệp phải trả lại toàn bộ tiền vận chuyển và tiền xếp dỡ đã thu.
3. Ở ga gửi, ga dọc đường trường hợp không thể vận chuyển được do trở ngại chạy tàu mà không có yêu cầu của hành khách, người gửi hành lý ký gửi như quy định tại các khoản 1, khoản 2 Điều này thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục vận chuyển khi thông đường.
1. Hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng, thì được bồi thường một trong các hình thức sau đây:
a) Theo mức do hai bên thỏa thuận;
b) Theo giá thị trường của hàng hóa đó tại thời điểm trả tiền và địa điểm trả hàng; trong trường hợp không có giá thị trường của hàng hóa đó thì theo giá trị trung bình của hàng hóa cùng loại, cùng chất lượng trong khu vực nơi trả hàng.
2. Hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng một phần thì bồi thường phần mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng; trường hợp mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng dẫn đến hư hỏng hoặc không sử dụng được toàn bộ thì phải bồi thường toàn bộ và doanh nghiệp được quyền sở hữu số hàng hóa tổn thất đã bồi thường.
3. Ngoài việc bồi thường thiệt hại theo quy định tại các khoản 1, khoản 2 Điều này, doanh nghiệp còn phải hoàn lại cho người gửi toàn bộ tiền vận chuyển và chi phí đã thu.
4. Hành khách, người gửi hành lý ký gửi và doanh nghiệp thỏa thuận về các hình thức và mức bồi thường được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này hoặc bằng các hình thức và mức bồi thường khác mà hai bên thống nhất thực hiện, trường hợp không thỏa thuận được thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 30. Giải quyết tranh chấp
1. Trong quá trình vận tải hành khách, hành lý ký gửi bằng đường sắt, nếu phát sinh sự cố làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên thì doanh nghiệp và hành khách, người gửi hành lý ký gửi giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải hoặc khởi kiện ra Tòa án.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 4. Vé hành khách
- Điều 5. Quy định về bán vé hành khách
- Điều 6. Mua vé đi tàu tập thể, trọn toa, trọn cụm toa xe khách
- Điều 7. Ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu
- Điều 8. Vé bổ sung
- Điều 9. Trả lại vé, đổi vé đi tàu
- Điều 10. Cấp vé đi tàu bằng Thẻ công vụ, Giấy đi tàu một lần miễn phí do Tổ chức OSJD cấp
- Điều 11. Quy định về hành lý
- Điều 12. Quy định gửi hành lý ký gửi
- Điều 13. Quy định vận tải hành lý
- Điều 14. Quy định xếp dỡ, bảo quản hành lý ký gửi
- Điều 15. Báo tin hành lý ký gửi đến
- Điều 16. Kỳ hạn vận chuyển, nhận hành lý ký gửi
- Điều 17. Giao trả hành lý ký gửi
- Điều 18. Vận tải hành khách, hành lý quốc tế
- Điều 19. Vận tải hành khách, hành lý từ đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia vào đường sắt quốc gia và ngược lại
- Điều 20. Hành khách ngừng đi tàu ở ga dọc đường
- Điều 21. Thay đổi chỗ trên tàu
- Điều 22. Mất vé, thẻ lên tàu
- Điều 23. Hành khách bị nhỡ tàu
- Điều 24. Tàu bị tắc đường
- Điều 25. Xử lý hành lý ký gửi không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận hàng
- Điều 26. Thay đổi vận chuyển hành lý ký gửi
- Điều 27. Hành lý ký gửi thuộc loại hàng cấm vận chuyển, hàng bị thu giữ
- Điều 28. Ngừng vận chuyển hành lý ký gửi khi bị tắc đường
- Điều 29. Bồi thường hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng do lỗi của doanh nghiệp.
- Điều 30. Giải quyết tranh chấp