Hệ thống pháp luật

Chương 5 Thông tư 09/2011/TT-BNNPTNT quy định việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15: Nhiệm vụ của cơ quan quản lý

1. Nhiệm vụ của Tổng cục Thủy sản

Chỉ đạo Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

a. Tổ chức thực hiện thống nhất hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; định kỳ kiểm tra, giám sát hoạt động liên quan đến kiểm tra, xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, chứng nhận thủy sản khai thác.

b. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác kiểm tra, xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, chứng nhận thủy sản khai thác.

c. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về thủ tục, phương thức quản lý, kiểm tra, xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, chứng nhận thủy sản khai thác để áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước; Tuyên truyền cho ngư dân, các tổ chức, cá nhân liên quan nâng cao nhận thức về các nội dung liên quan đến khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và việc thực hiện Thông tư này.

d. Định kỳ 6 (sáu) tháng, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện những quy định liên quan của Thông tư này.

e. Thông báo danh sách các tàu cá vi phạm các quy định về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định trên Website của Tổng cục Thủy sản, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các cơ quan liên quan và Tổng vụ các vấn đề biển và Thủy sản của Ủy ban châu Âu.

f. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan của Việt Nam trao đổi, đàm phán với cơ quan có thẩm quyền châu Âu trong việc hợp tác, trao đổi thông tin, xử lý các vướng mắc liên quan đến việc thực hiện các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Ủy ban châu Âu.

2. Nhiệm vụ của Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

a. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện thống nhất hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; định kỳ kiểm tra, giám sát hoạt động có liên quan đến việc kiểm tra, xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu.

b. Thống nhất quản lý về chuyên môn nghiệp vụ; đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thực hiện công tác kiểm tra, xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu.

c. Định kỳ 6 (sáu) tháng báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động kiểm tra, xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu.

3. Nhiệm vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển

a. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.

b. Hướng dẫn, phổ biến và kiểm tra việc chấp hành các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục Thủy sản.

c. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, phối hợp với các cơ quan hữu quan trên địa bàn để tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến những quy định liên quan của Thông tư này.

e. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đảm bảo kinh phí, cán bộ và các điều kiện liên quan cho hoạt động của cơ quan có thẩm quyền về chứng nhận thủy sản khai thác.

Điều 16. Chế độ báo cáo

1. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm hoặc khi có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này lập báo cáo chi tiết về tình hình chứng nhận thủy sản khai thác gửi về Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

2. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm hoặc khi có yêu cầu, cơ quan thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này lập báo cáo chi tiết về tình hình xác nhận thuỷ sản khai thác gửi về Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.

3. Nội dung báo cáo gồm: Danh sách chủ hàng được chứng nhận lô hàng thủy sản khai thác, xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, danh sách những tàu cá vi phạm những quy định về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; tổng số tàu cá được chứng nhân, tổng khối lượng thủy sản khai thác được chứng nhận, xác nhận, theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này.

4. Thời gian gửi báo cáo: Chậm nhất 5 ngày kể từ ngày kết thúc tháng, chậm nhất 10 ngày kể từ ngày kết thúc Quý, chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc năm.

Điều 17: Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Thủy sản, các Vụ, Cục, Thanh tra, Trung tâm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đôn đốc, kiểm tra thực hiện Thông tư này.

2. Kinh phí thực hiện việc xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản có nguồn ngốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu và chứng nhận thủy sản khai thác, các đơn vị được giao nhiệm vụ lập dự toán kinh phí sự nghiệp chi vào hoạt động của đơn vị, bổ sung vào kinh phí hoạt động hàng năm của đơn vị mình.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo, đề xuất về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng Cục Thuỷ sản hoặc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lân sản và Thủy sản tùy theo vấn đề có liên quan) để tổng hợp, trình Bộ trưởng xem xét và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Điều 18. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành, bãi bỏ các Quyết định số 3477/QĐ-BNN-KTBVNL ngày 04 tháng 12 năm 2010 và Quyết định số 3720/QĐ-BNN_KTBVNL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thông tư 09/2011/TT-BNNPTNT quy định việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 09/2011/TT-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 02/03/2011
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Vũ Văn Tám
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 133 đến số 134
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH