Điều 22 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Điều 22. Khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng
1. Căn cứ kết quả giám sát, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng quyết định hoặc trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, phê duyệt khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng.
2. Việc khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng căn cứ vào một hoặc kết hợp một số nội dung sau đây:
a) Khi kết quả giám sát thể hiện dưới hình thức chỉ tiêu định lượng của đối tượng giám sát ngân hàng vượt ngưỡng cảnh báo;
b) Trên cơ sở áp dụng phương pháp chuyên gia khi đánh giá, phân tích các thông tin định tính phản ánh các rủi ro tiềm ẩn và nguy cơ vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng từ kết quả giám sát kết hợp với kết luận thanh tra, kết luận kiểm toán độc lập, kết luận kiểm toán nội bộ, thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước khác;
c) Khi có yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
3. Khi nhận được các khuyến nghị, cảnh báo, đối tượng giám sát ngân hàng phải có trách nhiệm kịp thời báo cáo, giải trình các khuyến nghị, cảnh báo theo yêu cầu của đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng bao gồm tối thiểu các nội dung như thực trạng, nguyên nhân và kế hoạch khắc phục. Thời hạn nộp báo cáo, giải trình của đối tượng giám sát ngân hàng được nêu cụ thể trong văn bản khuyến nghị, cảnh báo gửi đối tượng giám sát ngân hàng. Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện khuyến nghị, cảnh báo của đối tượng giám sát ngân hàng.
4. Trường hợp đối tượng giám sát ngân hàng tiếp tục tiềm ẩn rủi ro, có nguy cơ vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng sau khi thực hiện kế hoạch khắc phục, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng kiến nghị cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng quy định tại
Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc giám sát ngân hàng
- Điều 5. Trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng
- Điều 6. Quản lý, lưu trữ tài liệu, thông tin, dữ liệu
- Điều 7. Thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu
- Điều 8. Xử lý, cập nhật, tổng hợp tài liệu, thông tin, dữ liệu
- Điều 9. Nội dung giám sát an toàn vi mô đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Điều 10. Nội dung giám sát an toàn vi mô đối với chi nhánh của tổ chức tín dụng
- Điều 11. Giám sát tăng cường
- Điều 12. Lập báo cáo giám sát an toàn vi mô và đề xuất, thực hiện biện pháp xử lý
- Điều 13. Hồ sơ giám sát an toàn vi mô
- Điều 16. Lập báo cáo giám sát an toàn vĩ mô và đề xuất, thực hiện biện pháp xử lý
- Điều 17. Hồ sơ giám sát an toàn vĩ mô
- Điều 18. Hình thức tiếp xúc đối tượng giám sát ngân hàng
- Điều 19. Yêu cầu giải trình bằng văn bản
- Điều 20. Làm việc trực tiếp
- Điều 21. Các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng
- Điều 22. Khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng
- Điều 23. Áp dụng can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát ngân hàng
- Điều 24. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
- Điều 25. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
- Điều 26. Trách nhiệm của đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô
- Điều 27. Trách nhiệm của đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô
- Điều 28. Trách nhiệm của các đơn vị khác có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước
- Điều 29. Trách nhiệm của đối tượng giám sát ngân hàng