Chương 3 Thông tư 08/2011/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục đánh giá, công nhận phòng chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ, CẤP CHỨNG NHẬN PHÒNG XÉT NGHIỆM BỆNH THỦY SẢN
Điều 7. Hồ sơ đăng ký đánh giá phòng xét nghiệm
Phòng xét nghiệm gửi 01 (một) bộ hồ sơ cho Cục Thú y khi:
1. Đánh giá lần đầu theo quy định tại
a) Đơn đăng ký theo mẫu Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo năng lực hoạt động của phòng xét nghiệm theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ tham gia các khóa đào tạo có liên quan của cán bộ kỹ thuật;
d) Quy trình chẩn đoán, xét nghiệm bệnh đăng ký công nhận phù hợp với thiết bị sử dụng;
e) Bản sao quyết định thành lập kèm theo chức năng, nhiệm vụ của phòng xét nghiệm;
g) Bản sao kết quả tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo đối với các chỉ tiêu xét nghiệm đăng ký đánh giá, công nhận (nếu có).
(Nếu tài liệu bằng tiếng nước ngoài, phải được dịch sang tiếng Việt có công chứng)
2. Trường hợp đánh giá lại quy định tại Điểm b
3. Trường hợp đánh giá lại theo quy định tại Điểm a, c
a) Đơn đăng ký theo mẫu Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo kết quả thực hiện hành động khắc phục của phòng xét nghiệm đối với các nội dung không phù hợp đã được Đoàn đánh giá phát hiện ghi trong biên bản đánh giá.
4. Trường hợp đánh giá lại theo quy định tại Điểm d
a) Đơn đăng ký theo mẫu Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các tài liệu có liên quan đến cơ sở pháp lý, quyết định thành lập của phòng xét nghiệm (nếu thay đổi chủ sở hữu);
c) Sơ đồ bố trí mặt bằng của phòng xét nghiệm (nếu có thay đổi vị trí).
5. Trường hợp đánh giá lại theo quy định tại Điểm e
a) Đơn đăng ký theo mẫu Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo quy trình chẩn đoán, xét nghiệm bệnh mới hoặc thiết bị mới.
6. Trường hợp đánh giá để gia hạn Giấy chứng nhận theo quy định tại
a) Đơn đăng ký theo mẫu Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo kết quả hoạt động trong thời gian hiệu lực của Giấy chứng nhận;
c) Báo cáo những thay đổi về thiết bị, nhân sự so với ban đầu (nếu có) không thuộc phạm vi quy định tại Điểm d, e
7. Trường hợp đánh giá mở rộng theo quy định tại
a) Các quy định tại Điểm a, d Khoản 1, Điều này;
b) Bản sao các Giấy chứng nhận công nhận năng lực đã được cấp;
c) Quy định tại Điểm b Khoản 1, Điều này (trường hợp chỉ tiêu đăng ký mới khác với nhóm chỉ tiêu đã được công nhận).
8. Trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 4, hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký theo mẫu Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận công nhận đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 hoặc các tiêu chuẩn tương đương do tổ chức có thẩm quyền công nhận cấp còn hiệu lực;
c) Báo cáo năng lực hoạt động của phòng xét nghiệm theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Trường hợp đánh giá định kỳ và đánh giá đột xuất theo quy định tại
Điều 8. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
1. Trong thời gian 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Cục Thú y kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn phòng xét nghiệm bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.
2. Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y tiến hành thẩm định hồ sơ và thành lập Đoàn kiểm tra.
3. Trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ: theo đề nghị của phòng chuyên môn, Cục trưởng Cục Thú y ban hành quyết định thành lập Đoàn đánh giá.
Điều 9. Thành lập Đoàn đánh giá
1. Quyết định thành lập Đoàn đánh giá phải nêu rõ phạm vi, nội dung đánh giá, danh sách và phân công trách nhiệm của từng thành viên.
2. Thành phần Đoàn đánh giá bao gồm:
a) Trưởng đoàn: Là Lãnh đạo Cục Thú y hoặc Lãnh đạo phòng chuyên môn của Cục Thú y;
b) Thành viên: Tối thiểu 02 (hai) người, bao gồm các cán bộ chuyên môn của Cục Thú y, cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc các đơn vị khác có liên quan.
3. Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày Cục Thú y ban hành Quyết định thành lập Đoàn, Đoàn đánh giá phải tiến hành đánh giá tại phòng xét nghiệm đăng ký. Cục Thú y thông báo kế hoạch đánh giá cho phòng xét nghiệm ít nhất 02 (hai) ngày trước khi tiến hành đánh giá (trừ trường hợp đánh giá đột xuất theo quy định tại
1. Trường hợp quy định tại Khoản 1, Điểm e
a) Sự tuân thủ và phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng phòng xét nghiệm với quy định tại
b) Sự phù hợp của các phương pháp phân tích/thiết bị đối với chỉ tiêu bệnh đăng ký được công nhận;
c) Năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh đạt yêu cầu theo hướng dẫn của Cục Thú y.
2. Trường hợp quy định tại Điểm b
3. Trường hợp quy định tại Điểm a, c
4. Trường hợp gia hạn thời gian hiệu lực Giấy chứng nhận theo quy định tại
5. Trường hợp quy định tại
6. Trường hợp quy định tại Điểm d
7. Trường hợp quy định tại
8. Trường hợp đánh giá định kỳ theo quy định tại
9. Trường hợp quy định tại
1. Phỏng vấn trực tiếp người quản lý, nhân viên kỹ thuật của phòng xét nghiệm.
2. Xem xét hồ sơ lưu trữ, nhật ký hoạt động của phòng xét nghiệm và các bản gốc chứng chỉ tham gia các khóa tập huấn của cán bộ kỹ thuật.
3. Kiểm tra thực tế việc bố trí mặt bằng, điều kiện môi trường, tình trạng thiết bị, thao tác của nhân viên kiểm nghiệm và các điều kiện khác của Phòng xét nghiệm theo quy tại
4. Đánh giá kỹ năng, phương pháp, kết quả xét nghiệm của nhân viên xét nghiệm.
1. Đoàn đánh giá thông báo biên bản đánh giá tại cuộc họp kết thúc (Phụ lục 5). Biên bản đánh giá gồm đầy đủ các nội dung và chữ ký của đại diện Phòng xét nghiệm và Trưởng đoàn.
2. Trường hợp đại diện phòng xét nghiệm không đồng ý với thông báo của Đoàn đánh giá có quyền ghi ý kiến vào cuối biên bản trước khi ký tên và đóng dấu. Biên bản đánh giá vẫn có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của các thành viên có mặt trong Đoàn đánh giá trong trường hợp đại diện phòng xét nghiệm không ký tên vào biên bản.
3. Trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận mẫu, phòng xét nghiệm gửi kết quả phân tích theo mẫu Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này cho Đoàn đánh giá để đối chiếu kết quả, tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Cục Thú y.
Điều 13. Xử lý kết quả đánh giá
Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được toàn bộ hồ sơ (bao gồm biên bản đánh giá và kết quả xét nghiệm mẫu), Cục Thú y thẩm định kết quả đánh giá và đưa ra biện pháp xử lý tùy theo từng trường hợp cụ thể như sau:
1. Đối với phòng xét nghiệm chưa được cấp Giấy chứng nhận công nhận năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản:
a) Khi kết quả đánh giá đạt yêu cầu theo quy định tại
b) Trường hợp kết quả không đạt yêu cầu, Cục Thú y có văn bản thông báo cho phòng xét nghiệm và tùy từng trường hợp cụ thể yêu cầu thời hạn khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu cho phù hợp;
c) Trường hợp đánh giá lại theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 3: nếu kết quả đánh giá đạt yêu cầu, phòng xét nghiệm được khôi phục hiệu lực Giấy chứng nhận đã bị thu hồi.
2. Đối với phòng xét nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận, áp dụng cho các hình thức đánh giá định kỳ, đánh giá đột xuất:
a) Trường hợp kết quả đánh giá đạt yêu cầu theo quy định tại
b) Trường hợp kết quả đánh giá không đạt yều cầu, tùy từng trường hợp, mức độ cụ thể Đoàn đánh giá báo cáo Lãnh đạo Cục Thú y xem xét yêu cầu phòng xét nghiệm sửa chữa hoặc xử lý theo quy định tại
3. Đối với trường hợp đánh giá mở rộng: nếu kết quả đánh giá đạt yêu cầu, phòng xét nghiệm sẽ được cấp thêm Giấy chứng nhận công nhận năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản đối với chỉ tiêu bệnh đăng ký.
4. Đối với trường hợp gia hạn thời gian hiệu lực Giấy chứng nhận: Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký gia hạn hợp lệ của phòng xét nghiệm, căn cứ vào kết quả đánh giá định kỳ, Đoàn đánh giá đề xuất nội dung kiểm tra (không trùng với nội dung đã kiểm tra định kỳ trong năm – nếu có) theo quy định tại
Điều 14. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận
1. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận và gia hạn Giấy chứng nhận công nhận năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản là 03 (ba) năm.
2. Trường hợp phòng xét nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 4, nếu phòng xét nghiệm có đề nghị Cục Thú y xem xét cấp Giấy chứng nhận thì chỉ tiêu, phương pháp công nhận và thời gian hiệu lực của Giấy chứng nhận này đúng theo nội dung công nhận và bằng thời gian hiệu lực còn lại của Giấy chứng nhận tiêu chuẩn đã được cấp.
Điều 15. Đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận
1. Căn cứ kết quả đánh giá về các Điểm không phù hợp được phát hiện thông qua việc đánh giá định kỳ hoặc đánh giá đột xuất, hoặc thẩm tra; theo đề nghị của Đoàn đánh giá, Cục Thú y ban hành quyết định tạm thời đình chỉ từng nội dung hoặc toàn bộ phạm vi công nhận đối với phòng xét nghiệm đến khi phòng xét nghiệm thực hiện xong việc khắc phục đối với các Điểm không phù hợp.
2. Hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận, áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Phòng xét nghiệm bị phát hiện các Điểm không phù hợp nhưng không có khả năng khắc phục hoặc quá thời hạn khắc phục nhưng chưa được khắc phục;
b) Phòng xét nghiệm bị giải thể hoặc không còn hoạt động trong phạm vi đã được công nhận;
c) Phòng xét nghiệm bị tạm thời đình chỉ hiệu lực Giấy chứng nhận nhưng không thực hiện hành động khắc phục đối với các Điểm không phù hợp.
3. Căn cứ biên bản đánh giá và văn bản đề nghị của Đoàn đánh giá, Lãnh đạo Cục Thú y ban hành quyết định để huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đã công bố trước đây.
Điều 16. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
1. Khiếu nại của tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đánh giá, công nhận phòng xét nghiệm gửi đến Cục Thú y xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
2. Khiếu nại liên quan đến kết quả xét nghiệm gửi đến phòng xét nghiệm đưa ra kết quả đó. Nếu không đồng ý với trả lời của phòng xét nghiệm, thì người khiếu nại có thể tiếp tục khiếu nại đến Cục Thú y xem xét giải quyết.
3. Nếu người khiếu nại không đồng ý với ý kiến giải quyết của Cục Thú y, thì có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thông tư 08/2011/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục đánh giá, công nhận phòng chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích thuật ngữ
- Điều 3. Các hình thức đánh giá
- Điều 4. Cơ quan đánh giá và cấp Giấy chứng nhận
- Điều 5. Quyền lợi của phòng xét nghiệm
- Điều 7. Hồ sơ đăng ký đánh giá phòng xét nghiệm
- Điều 8. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
- Điều 9. Thành lập Đoàn đánh giá
- Điều 10. Nội dung đánh giá
- Điều 11. Phương pháp đánh giá
- Điều 12. Kết quả đánh giá
- Điều 13. Xử lý kết quả đánh giá
- Điều 14. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận
- Điều 15. Đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận
- Điều 16. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại