Điều 14 Thông tư 07/2019/TT-BNV quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
Điều 14. Nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ viên chức
1. Đối tượng được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ viên chức, gồm:
a) Cơ quan quản lý viên chức, đơn vị sử dụng viên chức và cơ quan quản lý hồ sơ viên chức được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ viên chức để phục vụ yêu cầu công tác;
b) Trường hợp cần thiết và được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ viên chức, viên chức được nghiên cứu toàn bộ hoặc một phần hồ sơ của mình hoặc đề nghị cơ quan quản lý hồ sơ cung cấp bản sao "Sơ yếu lý lịch viên chức" của mình.
2. Khi nghiên cứu hồ sơ viên chức phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp cho người đến nghiên cứu hồ sơ viên chức, trong đó ghi rõ địa chỉ, chức danh, yêu cầu nghiên cứu hồ sơ của ai, về vấn đề gì. Các yêu cầu phải được ghi cụ thể trong "Phiếu nghiên cứu hồ sơ viên chức" theo mẫu HS06-VC/BNV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chỉ được nghiên cứu tại nơi lưu giữ hồ sơ viên chức;
c) Chỉ được xem những tài liệu (hoặc một phần tài liệu) có nội dung liên quan đến nhiệm vụ, công việc được giao;
d) Không được làm sai lệch nội dung và hình thức hồ sơ viên chức như: đánh dấu, tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt các tài liệu đã có trong hồ sơ;
đ) Nếu muốn sao chụp lại những tài liệu liên quan trong thành phần hồ sơ viên chức thì phải báo cáo và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý hồ sơ viên chức đồng ý. Việc sao chụp tài liệu do người trực tiếp quản lý hồ sơ viên chức tiến hành và bàn giao lại.
3. Nhiệm vụ của người trực tiếp làm công tác quản lý hồ sơ viên chức:
a) Cung cấp đúng và đầy đủ các tài liệu cho người đến nghiên cứu, khai thác hồ sơ viên chức theo "Phiếu nghiên cứu hồ sơ viên chức" đã được người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ viên chức chấp thuận;
b) Kiểm tra tình trạng hồ sơ khi trả bảo đảm đúng như khi cho mượn và vào phiếu theo dõi sử dụng, khai thác hồ sơ viên chức theo mẫu HS07-VC/BNV, sổ theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ viên chức theo mẫu HS08c-VC/BNV ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Sao lục hồ sơ cho người đến nghiên cứu, khai thác hồ sơ theo "Phiếu nghiên cứu hồ sơ viên chức" đã được người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ viên chức chấp thuận.
Thông tư 07/2019/TT-BNV quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 07/2019/TT-BNV
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/06/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Vĩnh Tân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 507 đến số 508
- Ngày hiệu lực: 15/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Cơ quan quản lý hồ sơ viên chức
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Quy định về gửi báo cáo
- Điều 6. Quy định chung về chế độ báo cáo thống kê viên chức
- Điều 7. Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng viên chức
- Điều 8. Báo cáo thống kê danh sách và tiền lương viên chức
- Điều 9. Nguyên tắc quản lý, sử dụng hồ sơ viên chức
- Điều 10. Xây dựng hồ sơ, thành phần hồ sơ viên chức
- Điều 11. Biểu mẫu quản lý hồ sơ viên chức
- Điều 12. Chế độ bổ sung, sửa chữa dữ liệu hồ sơ viên chức
- Điều 13. Công tác chuyển giao, tiếp nhận hồ sơ viên chức
- Điều 14. Nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ viên chức
- Điều 15. Lưu giữ, bảo quản hồ sơ viên chức
- Điều 16. Trình tự, thủ tục báo cáo công tác quản lý hồ sơ viên chức
- Điều 17. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hồ sơ viên chức
- Điều 18. Chế độ hiện đại hoá trong công tác quản lý hồ sơ viên chức
- Điều 19. Thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan quản lý hồ sơ viên chức
- Điều 20. Quyền và trách nhiệm của người trực tiếp làm công tác quản lý hồ sơ viên chức
- Điều 21. Trách nhiệm và quyền của viên chức đối với hồ sơ cá nhân
- Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ