Mục 2 Chương 2 Thông tư 07/2015/TT-BGTVT quy định về báo hiệu hàng hải và thông báo hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Mục 2. Quản lý vận hành báo hiệu hàng hải
Điều 8. Trách nhiệm quản lý báo hiệu hàng hải
1. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về báo hiệu hàng hải trong phạm vi cả nước.
2. Cảng vụ hàng hải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý.
3. Các đơn vị bảo đảm an toàn hàng hải trực tiếp quản lý, vận hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của báo hiệu hàng hải trong khu vực được giao.
4. Tổ chức, cá nhân quy định tại
Điều 9. Trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành báo hiệu hàng hải
1. Lập kế hoạch định kỳ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp báo hiệu hàng hải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng báo hiệu hàng hải để các thông số kỹ thuật của báo hiệu luôn phù hợp với thông báo hàng hải đã công bố.
3. Khi báo hiệu hàng hải bị hư hỏng, mất hoặc sai lệch phải khẩn trương tiến hành sửa chữa, khắc phục kịp thời.
4. Kịp thời lập hồ sơ xác định mức độ hư hỏng, mất hoặc sai lệch của báo hiệu hàng hải gửi về cơ quan chức năng để điều tra, xử lý khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Hàng quý, báo cáo bằng văn bản tình trạng hoạt động của báo hiệu hàng hải về Cục Hàng hải Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.
6. Khi có thay đổi về đặc tính của báo hiệu hàng hải so với thông báo hàng hải đã công bố, phải thông báo về tổ chức có thẩm quyền để công bố thông báo hàng hải kịp thời.
Điều 10. Bảo vệ báo hiệu hàng hải
1. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ báo hiệu hàng hải.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi phá hoại, lấy cắp hoặc làm hư hỏng báo hiệu hàng hải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong bảo vệ báo hiệu hàng hải được khen thưởng theo quy định.
Thông tư 07/2015/TT-BGTVT quy định về báo hiệu hàng hải và thông báo hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 4. Quy hoạch phát triển hệ thống báo hiệu hàng hải
- Điều 5. Nguyên tắc đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải
- Điều 6. Đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải
- Điều 7. Thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải
- Điều 8. Trách nhiệm quản lý báo hiệu hàng hải
- Điều 9. Trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành báo hiệu hàng hải
- Điều 10. Bảo vệ báo hiệu hàng hải
- Điều 11. Nguyên tắc công bố thông báo hàng hải
- Điều 12. Phân loại thông báo hàng hải
- Điều 13. Nội dung và yêu cầu của thông báo hàng hải
- Điều 14. Thẩm quyền công bố thông báo hàng hải
- Điều 15. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
- Điều 16. Thủ tục công bố thông báo hàng hải về thiết lập mới báo hiệu hàng hải
- Điều 17. Thủ tục công bố thông báo hàng hải về việc thay đổi đặc tính, tạm ngừng, phục hồi, chấm dứt hoạt động của báo hiệu hàng hải
- Điều 18. Thủ tục công bố thông báo hàng hải định kỳ về các thông số kỹ thuật của luồng hàng hải, vùng nước trước cầu cảng và các khu nước, vùng nước
- Điều 19. Thủ tục công bố thông báo hàng hải lần đầu về các thông số kỹ thuật của luồng hàng hải, vùng nước trước cầu cảng và các khu nước, vùng nước sau khi xây dựng, nạo vét duy tu, cải tạo, nâng cấp
- Điều 20. Thủ tục công bố thông báo hàng hải về khu vực thi công công trình trên biển hoặc trên luồng hàng hải
- Điều 21. Thủ tục công bố thông báo hàng hải về công trình ngầm, công trình vượt qua luồng hàng hải
- Điều 22. Thủ tục công bố thông báo hàng hải về khu vực biển hạn chế hoặc cấm hoạt động hàng hải
- Điều 23. Công bố thông báo hàng hải về chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện
- Điều 24. Công bố thông báo hàng hải về phân luồng giao thông hàng hải hoặc hạn chế lưu thông, tạm ngừng hoạt động của luồng hàng hải
- Điều 25. Công bố thông báo hàng hải về các thông tin truyền phát lại, thông tin chỉ dẫn hàng hải liên quan đến hoạt động hàng hải
- Điều 26. Công bố thông báo hàng hải về công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam
- Điều 27. Truyền phát thông báo hàng hải
- Điều 28. Cung cấp thông tin thông báo hàng hải