Điều 18 Thông tư 06/2021/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Điều 18. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ
1. Tổ chức chủ trì có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
a) Xây dựng, hoàn thiện hồ sơ tuyển chọn, thẩm định nhiệm vụ theo quy định;
b) Ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ với Bộ Khoa học và Công nghệ: chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện, quản lý, khai thác và chuyển giao kết quả thực hiện nhiệm vụ, tổ chức đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả của nhiệm vụ và quản lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
c) Định kỳ báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ gửi Bộ Khoa học và Công nghệ (6 tháng, hàng năm); nêu các vấn đề phát sinh, đề xuất phương án giải quyết và báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ;
d) Quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả; thực hiện báo cáo, thanh quyết toán kinh phí của nhiệm vụ theo quy định; tổng hợp, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình cấp phát, sử dụng và quyết toán kinh phí hàng năm và tổng quyết toán khi kết thúc nhiệm vụ;
đ) Chủ trì việc tổ chức tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Chủ nhiệm có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
a) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giá trị khoa học, trình độ công nghệ, hiệu quả của nhiệm vụ; có phương án ứng dụng kết quả hoặc thương mại hóa sản phẩm từ kết quả của nhiệm vụ;
b) Quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả; thực hiện báo cáo, thanh quyết toán kinh phí của nhiệm vụ theo quy định;
c) Đề xuất, kiến nghị với tổ chức chủ trì nhiệm vụ về những điều chỉnh cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (nếu có);
d) Phối hợp với tổ chức chủ trì thực hiện việc công bố, giao nộp, chuyển giao kết quả, sản phẩm của nhiệm vụ, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xử lý tài sản sau khi kết thúc nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Thông tư 06/2021/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 06/2021/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/06/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Văn Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 711 đến số 712
- Ngày hiệu lực: 02/08/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nhiệm vụ thuộc Chương trình
- Điều 4. Nguyên tắc chung lựa chọn nhiệm vụ
- Điều 5. Mã số, nhiệm vụ thuộc Chương trình
- Điều 6. Nhiệm vụ xây dựng, triển khai lộ trình nâng cao năng lực công nghệ quốc gia
- Điều 7. Nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng, làm chủ công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị và có tính cạnh tranh cao trên thị trường
- Điều 8. Nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ
- Điều 9. Nhiệm vụ đẩy mạnh hỗ trợ hoạt động đổi mới công nghệ tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn
- Điều 10. Xác định, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình
- Điều 11. Xác định, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khác triển khai định kỳ nhằm hỗ trợ phát triển đổi mới công nghệ
- Điều 12. Kinh phí thực hiện Chương trình
- Điều 13. Trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Điều 14. Đơn vị quản lý các nhiệm vụ của Chương trình
- Điều 15. Đơn vị quản lý kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình
- Điều 16. Ban Chủ nhiệm Chương trình
- Điều 17. Trách nhiệm, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 18. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ