Chương 3 Thông tư 06/2011/TT-BTNMT về kiểm soát chất lượng kết quả phân tích mẫu địa chất, khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
ĐÁNH GIÁ SAI SỐ VÀ XỬ LÝ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Điều 6. Đánh giá sai số tương đối
1. Công thức tính sai số tương đối được sử dụng để tính cho các cặp mẫu cơ bản và mẫu đúp (hoặc mẫu lặp hoặc mẫu đối song).
Giá trị trung bình:
Trong đó:
S là sai số tương đối.
XCb là kết quả phân tích mẫu cơ bản.
Xks là kết quả phân tích mẫu đúp hoặc mẫu lặp hoặc mẫu đối song.
2. So sánh giá trị của S tìm được với giá trị độ lệch tiêu chuẩn δp cho phép ở cấp hàm lượng tương ứng quy định tại Phụ lục 1. Sai số tương đối cho phép ban hành kèm theo Thông tư này.
Nếu |S| ≤ δp : Kết quả phân tích được chấp nhận
Nếu |S| > δp : Kết quả phân tích không được chấp nhận.
Điều 7. Đánh giá sai số phân tích mẫu chuẩn
Tính độ chính xác đối với mỗi chỉ tiêu phân tích được tính theo công thức : σ = 0,02
Với CC là giá trị đã biết (hàm lượng nguyên tố hoặc hợp phần mẫu chuẩn).
Sử dụng giá trị Z tính theo công thức quy định tại khoản 2 điều này để đánh giá sai số.
2. Tính giá trị Z :
slà độ chính xác tính theo công thức.
CPT: Là giá trị kết quả phân tích mẫu chuẩn.
3. Đánh giá sai số:
a) Nếu giá trị tuyệt đối của Z nhỏ hơn hoặc bằng 4 (|Z| ≤ 4) thI chất lượng phân tích được đánh giá là tốt và kết quả phân tích đủ độ tin cậy.
b) Nếu giá trị tuyệt đối của Z lớn hơn 4 (|Z| >4) thI chất lượng phân tích chưa đủ độ tin cậy.
Điều 8. Đánh giá sai số phân tích mẫu đối song
1. Đánh giá sai số tương đối phân tích mẫu đúp của mẫu đối song theo quy định tại
a) Nếu kết quả phân tích cơ bản của mẫu đối song không được chấp nhận thI không sử dụng kết quả phân tích đó để đánh giá sai số đối song;
b) Nếu kết quả phân tích cơ bản của mẫu đối song được chấp nhận, kết quả phân tích đó được sử dụng để đánh giá sai số phân tích đối song.
2. Đánh giá sai số phân tích đối song được thực hiện theo quy định tại
a) Nếu kết quả phân tích được chấp nhận, chất lượng phân tích mẫu cơ bản đạt yêu cầu.
b) Nếu kết quả phân tích không được chấp nhận, chất lượng phân tích mẫu cơ bản chưa đủ độ tin cậy.
Điều 9. Đánh giá sai số phân tích mẫu trắng
Kết quả phân tích mẫu trắng (Ctr) so sánh với giá trị giới hạn xác định của phương pháp.
1) Nếu kết quả phân tích mẫu trắng nhỏ hơn giới hạn xác định của phương pháp thI kết quả phân tích cơ bản đủ độ tin cậy.
2) Nếu kết quả phân tích mẫu trắng lớn hơn hoặc bằng giới hạn xác định của phương pháp thI kết quả phân tích không đủ độ tin cậy.
Điều 10. Xử lý kết quả phân tích
1. Lập bảng thống kê các kết quả phân tích theo quy định tại mẫu 1, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đánh giá sai số theo quy định tại
3. Xử lý sai số, đối sánh các trường hợp xảy ra theo quy định tại Bảng xử lý các kết quả phân tích như sau.
Bảng 1 : Xử lý các kết quả phân tích
Loại mẫu | Kết quả xử lý | |||
Trường hợp1 | Trường hợp2 | Trường hợp3 | Trường hợp4 | |
Mẫu đúp | Được chấp nhận | Được chấp nhận | Không được chấp nhận | Không được chấp nhận |
Mẫu chuẩn (hoặc mẫu trắng, hoặc mẫu đối song) | Được chấp nhận | Không được chấp nhận | Được chấp nhận | Không được chấp nhận |
Kết luận | Kết quả phân tích đáng tin cậy (1) | Có khả năng mắc sai số hệ thống (2) | Có khả năng mắc sai số ngẫu nhiên (3) | Kết quả phân tích không đáng tin cậy (4) |
a) Trường hợp 1: Kết quả phân tích đủ tin cậy để sử dụng.
b) Trường hợp 2: Có khả năng mắc sai số hệ thống, bên gửi mẫu phải thông báo bằng văn bản cho phòng thí nghiệm, lập biên bản huỷ toàn bộ kết quả đã phân tích.
c) Trường hợp 3: Có khả năng mắc sai số ngẫu nhiên, bên gửi mẫu thông báo bằng văn bản cho phòng thí nghiệm để hai bên cùng xem xét, tìm nguyên nhân.
- Nếu nguyên nhân gây sai số do người gửi mẫu phải lập biên bản huỷ toàn bộ các kết quả phân tích; người gửi mẫu phải lập lại lô mẫu mới theo quy định tại
- Nếu nguyên nhân gây sai số do phòng thí nghiệm phải lập biên bản huỷ toàn bộ kết quả phân tích, phòng thí nghiệm có trách nhiệm phân tích lại lô mẫu đã gửi.
d) Trường hợp 4: Kết quả phân tích không đủ tin cậy để sử dụng, bên gửi mẫu thông báo bằng văn bản cho phòng thí nghiệm, lập biên bản huỷ toàn bộ kết quả phân tích; dừng việc gửi mẫu tới phòng thí nghiệm, báo cáo cơ quan quản lý xem xét, giải quyết.
Thông tư 06/2011/TT-BTNMT về kiểm soát chất lượng kết quả phân tích mẫu địa chất, khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Yêu cầu về kiểm soát chất lượng kết quả phân tích mẫu