Điều 7 Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
1. Đối với người lao động quy định tại
a) Xây dựng tài liệu huấn luyện, sát hạch và quy định thời gian huấn luyện phù hợp với bậc an toàn và vị trí công việc của người lao động;
b) Lựa chọn người huấn luyện, sát hạch theo quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Tổ chức huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả kiểm tra phần lý thuyết hoặc phần thực hành không đạt yêu cầu thì phải huấn luyện lại phần chưa đạt;
d) Quản lý, theo dõi công tác huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện tại đơn vị.
2. Đối với người lao động quy định tại
a) Xây dựng tài liệu và quy định thời gian huấn luyện, sát hạch phù hợp với bậc an toàn và vị trí công việc của người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo;
b) Lựa chọn người huấn luyện, sát hạch theo quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Tổ chức huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả kiểm tra phần lý thuyết hoặc phần thực hành không đạt yêu cầu, phải huấn luyện, sát hạch lại phần chưa đạt theo đề nghị của người sử dụng lao động.
3. Người huấn luyện, sát hạch về an toàn điện
a) Người huấn luyện, sát hạch phần lý thuyết phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên ngành đó;
b) Người huấn luyện, sát hạch phần thực hành có trình độ cao đẳng trở lên, thông thạo và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
4. Hình thức và thời gian huấn luyện, sát hạch
a) Huấn luyện lần đầu: Thực hiện khi người lao động mới được tuyển dụng. Thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất 24 giờ;
b) Huấn luyện định kỳ: Thực hiện hàng năm. Thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất 08 giờ;
c) Huấn luyện lại: Khi người lao động chuyển đổi vị trí công việc hoặc thay đổi bậc an toàn hoặc có sự thay đổi thiết bị, công nghệ; khi kết quả kiểm tra của người lao động không đạt yêu cầu hoặc khi người lao động đã nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên. Thời gian huấn luyện lại ít nhất 12 giờ.
5. Tùy theo điều kiện cụ thể, người sử dụng lao động có thể tổ chức huấn luyện riêng về an toàn điện theo nội dung quy định tại Thông tư này hoặc kết hợp huấn luyện các nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy hoặc phối hợp với đơn vị huấn luyện khác được pháp luật quy định.
Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 05/2021/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 02/08/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hồng Diên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 717 đến số 718
- Ngày hiệu lực: 22/09/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Đối tượng được huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện
- Điều 5. Nội dung huấn luyện phần lý thuyết
- Điều 6. Nội dung huấn luyện phần thực hành
- Điều 7. Tổ chức huấn luyện
- Điều 8. Bậc an toàn điện
- Điều 9. Những công việc được làm theo bậc an toàn
- Điều 10. Thẻ an toàn điện
- Điều 11. Phạm vi nối đất
- Điều 12. Đối tượng phải nối đất
- Điều 13. Kỹ thuật nối đất
- Điều 14. Trách nhiệm nối đất và quản lý hệ thống nối đất
- Điều 15. Đo, vẽ bản đồ cường độ điện trường
- Điều 16. Phân loại biển báo an toàn điện
- Điều 17. Đặt biển báo an toàn điện
- Điều 18. Trách nhiệm đặt biển báo an toàn điện