Chương 3 Thông tư 05/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn biện pháp phòng, chống bệnh niu-cát-xơn ở gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 11. Khai báo và xử lý ổ dịch đầu tiên nghi mắc bệnh
1. Khi phát hiện gia cầm có các biểu hiện khác thường nghi mắc bệnh Niu-cát-xơn thì chủ hộ chăn nuôi phải khai báo ngay cho cơ quan thú y nơi gần nhất, nhân viên thú y hoặc chính quyền cơ sở; đồng thời cách ly gia cầm nghi mắc bệnh.
3. Trạm Thú y huyện: khi nhận được thông báo của nhân viên thú y hoặc chính quyền cơ sở phải nhanh chóng tổ chức kiểm tra, chẩn đoán xác minh ổ dịch; hướng dẫn chủ hộ chăn nuôi các biện pháp cách ly, vệ sinh khử trùng tiêu độc, xử lý dịch, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm theo quy định.
4. Trong trường hợp kết quả chẩn đoán xác định là ổ dịch Niu-cát-xơn. Trạm thú y huyện hướng dẫn chủ vật nuôi thực hiện:
a) Tiêu hủy gà mắc bệnh, nghi mắc bệnh;
b) Tiêm phòng gà khỏe mạnh trong ổ dịch và khu vực xung quanh;
c) Vệ sinh, phun hóa chất khử trùng, tuần 2 lần.
5. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thú y có thể tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh mà không cần chờ kết quả xét nghiệm.
Việc chẩn đoán bệnh phải được thực hiện tại các phòng xét nghiệm thuộc Cục Thú y hoặc được Cục Thú y ủy quyền. Quy trình xét nghiệm theo Tiêu chuẩn Việt Nam.
Chẩn đoán bệnh Niu-cát-xơn cần được thực hiện chẩn đoán phân biệt với bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao. Nếu xét nghiệm xác định bệnh Niu-cát-xơn âm tính, cúm gia cầm dương tính thì áp dụng thông tư số 69/2005/TT – BNN ngày 07/11/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm (H5N1) ở gia cầm.
Trường hợp người gửi mẫu xét nghiệm không phải là cán bộ thú y thuộc cơ quan thú y có thẩm quyền của địa phương, phòng xét nghiệm có trách nhiệm thông báo ngay về ổ dịch nghi ngờ cho cơ quan thú y địa phương nơi nghi có dịch để tổ chức giám sát, theo dõi.
Khi có kết quả xét nghiệm xác nhận ổ dịch Niu-cát-xơn, phòng xét nghiệm phải thông báo ngay cho Chi cục Thú y nơi có ổ dịch để tổ chức chống dịch, đồng thời thông báo kết quả cho người gửi mẫu.
1. Điều kiện công bố dịch:
Khi có đủ các điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch theo quy định tại Điều 17, Điều 19, Điều 20 của Pháp lệnh Thú y.
2. Phạm vi công bố dịch
a) Khi có nhiều hộ gia đình (trên 5%) trong một xã có gia cầm mắc bệnh Niu-cát-xơn thể độc lực cao thì công bố xã đó có dịch;
b) Khi có từ 30% số xã trở lên trong một huyện có dịch thì công bố dịch trên địa bàn toàn huyện.
3. Trong trường hợp không công bố dịch hoặc gia cầm mắc bệnh Niu-cát-xơn thể độc lực thấp thì cơ quan thú y địa phương chỉ đạo áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định tại
Điều 14. Các biện pháp xử lý đối với vùng dịch
1. Trong trường hợp xác định vùng dịch do vi rút thể độc lực cao gây ra thì áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
a) Tiêu huỷ ngay gia cầm chết, gia cầm mắc bệnh; cách ly những con gia cầm khỏe mạnh trong đàn để chăm sóc nuôi dưỡng hoặc giết mổ tiêu thụ tại chỗ;
b) Sử dụng vắc xin Niu-cát-xơn phòng bệnh cho đàn gà;
c) Đối với đàn gà chăn nuôi quy mô nhỏ chưa mắc bệnh nhưng nằm trong phạm vi ổ dịch: tổ chức nuôi cách ly tại chỗ; tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng; khuyến khích giết mổ để tiêu thụ tại chỗ;
d) Đối với đàn gia cầm chăn nuôi tập trung với số lượng lớn nằm trong phạm vi ổ dịch, nhưng chưa mắc bệnh thì cho phép giết mổ tại cơ sở do cơ quan thú y cấp tỉnh chỉ định;
đ) Vệ sinh, tiêu độc khử trùng:
Vệ sinh: Thu gom chất thải rắn để đốt hoặc chôn; rửa nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi bằng nước xà phòng hoặc chất tẩy rửa. Đối với chất thải lỏng phải được xử lý bằng hóa chất.
Tiêu độc, khử trùng: Sau khi dọn rửa, vệ sinh cơ giới, để khô và tiến hành tiêu độc khử trùng khu vực chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi, khu vực tiêu huỷ hoặc chôn gia cầm.
Người tham gia quá trình xử lý, tiêu huỷ gia cầm mắc bệnh Niu-cát-xơn phải sử dụng bảo hộ lao động phù hợp và vệ sinh tiêu độc khử trùng cá nhân khi kết thúc công việc.
2. Trong trường hợp ổ dịch được xác định là do vi rút thể độc lực thấp gây ra thì áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
a) Cách ly gia cầm mắc bệnh, tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng nâng cao sức khỏe cho đàn gia cầm;
b) Tổ chức điều tra, giám sát dịch trên đàn gia cầm của cả thôn;
c) Sử dụng vắc xin Niu-cát-xơn phòng bệnh cho đàn gà;
d) Nghiêm cấm việc vận chuyển, buôn bán gia cầm bệnh trong phạm vi 21 ngày tính từ ngày cuối cùng đàn gia cầm mắc bệnh được xử lý.
Điều 15. Kiểm soát vận chuyển khi có dịch
1. Thừa ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định thành lập chốt kiểm dịch, để kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra, vào vùng dịch. Chốt kiểm dịch phải có đủ phương tiện và hóa chất sát trùng để xử lý mọi đối tượng ra khỏi vùng có dịch.
2. Gia cầm khỏe mạnh được phép vận chuyển trong các trường hợp sau:
a) Những đàn gia cầm khỏe mạnh được phép giết mổ, tiêu thụ trong phạm vi xã;
b) Những đàn gia cầm của cơ sở chăn nuôi tập trung với số lượng lớn được phép vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dụng đến thẳng cơ sở giết mổ do Chi cục Thú y tỉnh chỉ định. Việc vận chuyển phải có sự giám sát của cơ quan thú y địa phương;
c) Gia cầm nuôi trong các cơ sở an toàn dịch đối với bệnh Niu-cát-xơn được phép vận chuyển, tiêu thụ bình thường trong phạm vi tỉnh.
Điều 16. Công bố hết dịch và chăn nuôi trở lại ở các cơ sở đã có dịch xảy ra
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố hết dịch khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tất cả đàn gà trong diện phải tiêm phòng thuộc vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp đã được sử dụng vắc xin phòng bệnh Niu-cát-xơn và đã có miễn dịch;
b) Đã qua 21 ngày kể từ ngày con gà cuối cùng bị chết hoặc bị tiêu hủy, không có con gà nào khác bị mắc bệnh hoặc bị chết vì bệnh Niu-cát-xơn;
c) Đã thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc 2 lần/tuần liên tục trong 2 tuần đối với hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi đã bị dịch, vùng có dịch;
d) Chi cục Thú y cấp tỉnh kiểm tra xác nhận đã đủ điều kiện công bố hết dịch theo quy định tại các điểm a, b, c khoản này và có văn bản đề nghị công bố hết dịch.
2. Điều kiện chăn nuôi trở lại:
a) Đã thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;
b) Để trống chuồng trong thời gian tối thiểu là 21 ngày. Trước khi nuôi trở lại, cơ sở chăn nuôi phải được vệ sinh, phun thuốc tiêu độc khử trùng trước khi nuôi;
c) Gà đưa vào nuôi trở lại phải biết rõ nguồn gốc, đã được sử dụng vắc xin phòng bệnh Niu-cát-xơn theo quy định;
d) Sau khi nuôi trở lại, cần phải giám sát chặt chẽ, liên tục trong vòng 40 ngày (theo quy trình giám sát của OIE) để đề phòng mầm bệnh tái xuất hiện và gây bệnh trở lại.
Thông tư 05/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn biện pháp phòng, chống bệnh niu-cát-xơn ở gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Bệnh Niu-cát-xơn
- Điều 5. Tuyên truyền về phòng, chống bệnh Niu-cát-xơn
- Điều 6. Yêu cầu về vệ sinh phòng bệnh
- Điều 7. Yêu cầu về quản lý chăn nuôi gia cầm
- Điều 8. Phòng bệnh bằng vắc xin
- Điều 9. Giám sát bệnh Niu-cát-xơn
- Điều 10. Kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển