Chương 4 Thông tư 04/2012/TT-BCT quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
1. Cục Hóa chất chịu trách nhiệm phổ biến, theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi địa phương mình quản lý.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất phải gửi Bản phân loại và Phiếu ghi nhãn hoá chất cùng các tài liệu liên quan tới Cục Hóa chất trước 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường. Các thông tin được coi là bí mật kinh doanh, tổ chức, cá nhân phải thông báo với Cục Hoá chất trước khi đưa hoá chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường và phải công khai với các cơ quan chức năng khác khi được yêu cầu.
4. Tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước có hoạt động sản xuất, nhập khẩu hóa chất và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Nghị định số 89/2006/NĐ-CP, Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN và các quy định tại Thông tư này.
Điều 20. Lộ trình áp dụng phân loại và ghi nhãn hóa chất
1. Hóa chất sản xuất, nhập khẩu đã thực hiện phân loại hoặc ghi nhãn để đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục lưu thông.
2. Đối với đơn chất:
a) Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất thực hiện rà soát các nội dung về phân loại, ghi nhãn hóa chất theo quy định tại Thông tư này;
b) Sau 02 (hai) năm, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất phải thực hiện xong việc phân loại, ghi nhãn hóa chất theo quy định tại Thông tư này.
3. Đối với hỗn hợp chất
a) Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất thực hiện rà soát các nội dung về phân loại, ghi nhãn hóa chất theo quy định tại Thông tư này;
b) Sau 04 (bốn) năm, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất phải có trách nhiệm phân loại, ghi nhãn hóa chất theo quy định tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 3 năm 2012.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Công Thương để nghiên cứu, xử lý./.
Thông tư 04/2012/TT-BCT quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 04/2012/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 13/02/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Nam Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 173 đến số 174
- Ngày hiệu lực: 30/03/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Trách nhiệm phân loại và ghi nhãn hóa chất
- Điều 5. Phân loại hoá chất theo nguy hại vật chất
- Điều 6. Phân loại hoá chất theo mức độ nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường
- Điều 7. Vị trí nhãn hóa chất
- Điều 8. Kích thước nhãn hóa chất
- Điều 9. Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hóa chất
- Điều 10. Ngôn ngữ trình bày trên nhãn hóa chất
- Điều 11. Các trường hợp không áp dụng ghi nhãn hóa chất
- Điều 12. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hóa chất
- Điều 13. Trách nhiệm ghi nhãn phụ
- Điều 14. Thông tin khác thể hiện trên nhãn hóa chất
- Điều 15. Trường hợp ghi nhãn khi vận chuyển hóa chất