Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2020/TT-TANDTC | Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2020 |
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án ngày 16 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao;
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư quy định chi tiết về trình tự nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án và chỉ định Hòa giải viên.
Thông tư này quy định chi tiết về trình tự, thủ tục nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án và chỉ định Hòa giải viên theo quy định tại Điều 16 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Điều 2. Thủ tục nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án
1. Khi nhận được đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; đơn khởi kiện vụ án hành chính kèm theo tài liệu, chứng cứ theo quy định tại Điều 190 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 119 của Luật Tố tụng hành chính, Tòa án ghi vào sổ nhận đơn, xác nhận việc nhận đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 191 của Bộ luật Tố tụng dân sự, khoản 1 Điều 121 của Luật Tố tụng hành chính.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều này, bộ phận tiếp nhận đơn xem xét đơn và báo cáo để Chánh án xử lý đơn như sau:
a) Phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính nếu vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6 và 7 Điều 19 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều 192 của Bộ luật Tố tụng dân sự; các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 123, điểm g khoản 1 Điều 143 của Luật Tố tụng hành chính;
b) Thực hiện thủ tục thông báo cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền được lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên theo quy định tại
Điều 3. Về việc lựa chọn hòa giải, đối thoại, lựa chọn Hòa giải viên của người khởi kiện, người yêu cầu theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 16 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Tòa án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền được lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Thông báo của Tòa án phải kèm theo danh sách Hòa giải viên tại Tòa án đó.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, người khởi kiện, người yêu cầu phải trả lời cho Tòa án biết về các nội dung đã được Tòa án thông báo. Hình thức trả lời có thể bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác như fax, thư điện tử theo địa chỉ nêu tại Thông báo của Tòa án. Trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu trực tiếp đến Tòa án trình bày ý kiến thì Tòa án lập biên bản ghi nhận ý kiến của họ.
3. Trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì phải thực hiện thủ tục lấy ý kiến của Hòa giải viên được lựa chọn và ý kiến của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
4. Sau khi thực hiện thủ tục theo quy định tại khoản 3 Điều này mà nhận được ý kiến không đồng ý của Hòa giải viên, của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc thì người khởi kiện, người yêu cầu có thể lựa chọn Hòa giải viên khác. Việc lựa chọn lại Hòa giải viên được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, nếu người khởi kiện, người yêu cầu chưa có ý kiến trả lời thì Tòa án thông báo lại lần thứ hai cho người khởi kiện, người yêu cầu biết để thực hiện quyền lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên.
Thông báo lần thứ hai của Tòa án và ý kiến trả lời của người khởi kiện, người yêu cầu phải theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 4. Phân công Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại
Chánh án phân công Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại trong các trường hợp sau đây:
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người khởi kiện, người yêu cầu có ý kiến đồng ý hòa giải, đối thoại.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn quy định tại
Điều 5. Về việc chỉ định Hòa giải viên theo quy định tại khoản 6 Điều 16 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại ra quyết định chỉ định Hòa giải viên theo sự lựa chọn của người khởi kiện, người yêu cầu trong các trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện, người yêu cầu lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc;
b) Người khởi kiện, người yêu cầu lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, đã được sự đồng ý của Hòa giải viên và Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc.
2. Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại tự mình ra quyết định chỉ định Hòa giải viên trong các trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện, người yêu cầu lựa chọn hòa giải, đối thoại nhưng không lựa chọn Hòa giải viên;
b) Người khởi kiện, người yêu cầu lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, nhưng Hòa giải viên hoặc Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc không đồng ý mà người khởi kiện, người yêu cầu không lựa chọn Hòa giải viên khác;
c) Quá thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo lần thứ hai mà người khởi kiện, người yêu cầu không trả lời.
3. Khi tự mình chỉ định Hòa giải viên theo quy định tại khoản 2 Điều này, Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại căn cứ vào tính chất của từng vụ việc, số lượng vụ việc mà Hòa giải viên đang giải quyết, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của Hòa giải viên để chỉ định.
Đối với vụ việc có liên quan đến người dưới 18 tuổi, khi chỉ định Hòa giải viên, Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại phải căn cứ vào trình độ chuyên môn, lĩnh vực, thời gian công tác của Hòa giải viên để đánh giá kinh nghiệm, hiểu biết của Hòa giải viên về tâm lý của người dưới 18 tuổi.
Điều 6. Chuyển vụ việc sang hòa giải, đối thoại
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định chỉ định Hòa giải viên theo quy định tại
Trường hợp Hòa giải viên được lựa chọn thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác thì quyết định chỉ định Hòa giải viên phải được gửi cho Tòa án đó.
Điều 7. Về việc lựa chọn hòa giải, đối thoại, lựa chọn Hòa giải viên của người bị kiện theo quy định tại khoản 8 Điều 16 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án theo quy định tại
2. Trường hợp người bị kiện đề nghị thay đổi Hòa giải viên, Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại tự mình chỉ định Hòa giải viên khác trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án mình trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thay đổi. Việc chỉ định Hòa giải viên được thực hiện theo quy định tại
3. Tòa án gửi quyết định chỉ định Hòa giải viên cho Hòa giải viên được chỉ định, Hòa giải viên bị thay đổi, người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Điều 8. Thời điểm bắt đầu tiến hành hòa giải, đối thoại
1. Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại kể từ thời điểm nhận được ý kiến đồng ý hòa giải, đối thoại của người bị kiện hoặc hết thời hạn quy định tại
2. Trường hợp người bị kiện đề nghị thay đổi Hòa giải viên theo quy định tại
Điều 9. Chuyển đơn để xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng
Trong quá trình xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, Tòa án chuyển đơn để xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng khi vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính thuộc trường hợp quy định tại
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
2. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, Tòa án nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và quy định chi tiết tại Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc đề xuất, kiến nghị thì phản ánh cho Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để có hướng dẫn kịp thời. Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư này do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định./.
Nơi nhận: | CHÁNH ÁN |
- 1Công văn 2209/BTP-PBGDPL thực hiện trong năm 2019 Quyết định 428/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022 do Bộ Tư pháp ban hành
- 2Quyết định 263/QĐ-BTP về Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022 của Bộ Tư pháp năm 2020
- 3Công văn 479/BTP-PBGDPL về thực hiện trong năm 2020 Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022 do Bộ Tư pháp ban hành
- 4Thông tư 01/2023/TT-TANDTC hướng dẫn điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 5Quyết định 315/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- 4Luật tố tụng hành chính 2015
- 5Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020
- 6Công văn 2209/BTP-PBGDPL thực hiện trong năm 2019 Quyết định 428/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022 do Bộ Tư pháp ban hành
- 7Quyết định 263/QĐ-BTP về Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022 của Bộ Tư pháp năm 2020
- 8Công văn 479/BTP-PBGDPL về thực hiện trong năm 2020 Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022 do Bộ Tư pháp ban hành
- 9Thông tư 01/2023/TT-TANDTC hướng dẫn điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 10Quyết định 315/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 03/2020/TT-TANDTC hướng dẫn về trình tự nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án và chỉ định hòa giải viên do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 03/2020/TT-TANDTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 16/11/2020
- Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao
- Người ký: Nguyễn Hòa Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1179 đến số 1180
- Ngày hiệu lực: 01/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra