Điều 7 Thông tư 03/2020/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 7. Khảo sát, lựa chọn vị trí xây dựng trạm định vị vệ tinh quốc gia
1. Trên cơ sở kết quả thiết kế sơ bộ trạm định vị vệ tinh quốc gia được thực hiện theo quy định tại
a) Nhóm tiêu chí về các thông tin cơ bản, bao gồm các thông tin về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, khí hậu, giao thông, kinh tế xã hội, an ninh khu vực...;
b) Nhóm tiêu chí về thông tin cảnh quan bao gồm các thông tin về cảnh quan xung quanh khu vực dự kiến đặt trạm có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng thu nhận tín hiệu vệ tinh;
c) Nhóm tiêu chí về thông tin cơ sở hạ tầng bao gồm các thông tin về hạ tầng sẵn có của khu vực cũng như các thông tin chi tiết phục vụ công tác thi công lắp đặt thiết bị;
d) Nhóm tiêu chí về quan trắc vệ tinh GNSS: thực hiện thu nhận dữ liệu trực tiếp bằng máy thu GNSS trong thời gian tối thiểu 24 giờ tại vị trí dự kiến xây trụ mốc với các thông số được thiết lập trên máy thu như khi vận hành chính thức nhằm phân tích, đánh giá cụ thể chất lượng thu tín hiệu vệ tinh trên tất cả các tần số quan trắc được; đánh giá sự can nhiễu, khuất hướng, suy giảm tín hiệu đối với từng vệ tinh cụ thể trong ngày; đánh giá sự ảnh hưởng của các loại sóng vô tuyến khác trong khu vực;
đ) Nhóm tiêu chí về đo đạc, khảo sát hiện trạng: đo vẽ trực tiếp mặt bằng khu vực, quan tâm đặc biệt các đối tượng có chiều cao lớn gây khuất hướng ảnh hưởng tới khả năng thu nhận tín hiệu của máy thu;
e) Nhóm tiêu chí về điểm tọa độ quốc gia, độ cao quốc gia, bao gồm kiểm tra sự tồn tại và khả năng sử dụng của các điểm tọa độ, độ cao, trọng lực có trong khu vực phục vụ việc đo nối;
g) Nhóm tiêu chí về thông tin địa chất: thực hiện đánh giá khái quát về đặc điểm địa chất, địa mạo và thổ nhưỡng tại vị trí cần xây dựng đối với trụ mốc trạm tham chiếu cơ sở hoạt động liên tục;
h) Nội dung chi tiết đối với từng nhóm tiêu chí quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e và điểm g khoản này theo quy định tại Phụ lục 02 của Thông tư này. Kết thúc quá trình khảo sát đơn vị khảo sát phải lập Báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát có xác nhận của các bên tham gia.
2. Trên cơ sở thiết kế sơ bộ kết hợp với kết quả khảo sát lựa chọn vị trí xây dựng trạm định vị vệ tinh quốc gia, đồng thời tiến hành thiết kế chính thức. Trên sơ đồ thiết kế chính thức phải thể hiện đầy đủ các thông tin cơ bản của trạm như: tên trạm, số hiệu trạm, tọa độ gần đúng của trạm, khoảng cách đến các trạm lân cận; các ký hiệu sử dụng trong thiết kế phải rõ ràng, thống nhất. Thiết kế chính thức giao nộp ở dạng in trên giấy và dạng số.
Thông tư 03/2020/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ và từ ngữ viết tắt
- Điều 4. Quy định chung về mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia
- Điều 5. Thiết kế sơ bộ trạm định vị vệ tinh quốc gia
- Điều 6. Đặt tên và đánh số hiệu cho trạm định vị vệ tinh quốc gia
- Điều 7. Khảo sát, lựa chọn vị trí xây dựng trạm định vị vệ tinh quốc gia
- Điều 8. Xây dựng trụ mốc trạm định vị vệ tinh quốc gia
- Điều 9. Thiết bị thu tín hiệu vệ tinh của trạm định vị vệ tinh quốc gia
- Điều 10. Thiết bị cảm biến khí tượng
- Điều 11. Nguồn điện
- Điều 12. Giải pháp truyền dữ liệu
- Điều 13. Hệ thống chống sét
- Điều 14. Đo nối, xác định tọa độ VN-2000 cho mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia
- Điều 15. Đo nối, xác định độ cao trạm định vị vệ tinh quốc gia
- Điều 16. Đo nối, xác định giá trị trọng lực trạm định vị vệ tinh quốc gia
- Điều 17. Kết nối mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia với hệ quy chiếu trắc địa quốc tế ITRF