Điều 19 Thông tư 03/2012/TT-BYT hướng dẫn về thử thuốc trên lâm sàng do Bộ Y tế ban hành
Điều 19. Các giai đoạn thử vắc xin trên lâm sàng
1. Giai đoạn 1:
a) Là giai đoạn đầu tiên thử nghiệm vắc xin mới ở mức quy mô nhỏ để đánh giá sơ bộ về tính an toàn của vắc xin qua thu nhận thông tin sơ bộ về khả năng chịu đựng thuốc. Thông thường giai đoạn 1 được thực hiện trên người trưởng thành tình nguyện khoẻ mạnh, có nguy cơ nhiễm bệnh và biến chứng thấp trước khi sử dụng cho đối tượng đích.
b) Giai đoạn 1 thường là nghiên cứu mở, không ngẫu nhiên với nhóm chứng giả dược có thể thực hiện với một số lứa tuổi hoặc nhóm dân cư để xác định liều dùng, tính an toàn, lịch tiêm, đường tiêm chủng vắc xin.
c) Những vắc xin sống giảm độc lực (vi rút hoặc vi khuẩn) có khả năng nhiễm cho người tiếp nhận hoặc tiếp xúc phải được đánh giá và giám sát chặt chẽ về liều dùng, dấu hiệu lâm sàng nhiễm bệnh và tính gây phản ứng (tức thì, sớm và muộn). Nghiên cứu giai đoạn 1 có thể cung cấp thông tin sơ bộ về sự phát tán, đặc tính hồi độc, lây truyền cho người tiếp xúc và tính ổn định di truyền học của chủng vắc xin.
d) Cỡ mẫu: cần cân nhắc thận trọng dựa trên kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, cỡ mẫu 30-50 đối tượng.
2. Giai đoạn 2:
a) Được tiến hành sau khi hoàn thành giai đoạn 1 với kết quả được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học - Bộ Y tế chấp thuận. Mục đích giai đoạn 2 để chứng minh tính sinh miễn dịch của thành phần có hoạt tính, tính an toàn của vắc xin thử trên đối tượng đích. Nghiên cứu giai đoạn 2 đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch liên quan đến tuổi, chủng tộc, giới tính. Nghiên cứu thiết kế có nhóm chứng và ngẫu nhiên.
b) Đối với vắc xin sống giảm độc lực, ngoài việc giám sát các thông số như giai đoạn 1 cần quan tâm đến sự xuất hiện và tồn tại hiệu giá kháng thể: kháng thể trung hoà hoặc kháng thể ngưng kết chéo hoặc miễn dịch trung gian tế bào và những tương tác ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch (ví dụ: kháng thể tồn tại trước đó, việc tiêm chủng đồng thời với vắc xin hoặc thuốc khác).
c) Cỡ mẫu: tối thiểu 200 đối tượng.
3. Giai đoạn 3:
a) Nghiên cứu giai đoạn 3 được thực hiện trên quy mô lớn, đa trung tâm để đánh giá hiệu quả bảo vệ (efficacy) và tính an toàn của các thành phần có hoạt tính miễn dịch trong vắc xin trên các đối tượng đích.
b) Cỡ mẫu: tối thiểu 500 đối tượng.
4. Giai đoạn 4:
a) Nghiên cứu giai đoạn 4 được tiến hành sau khi vắc xin được phép cấp lưu hành. Giai đoạn 4 được coi như giám sát sau cấp phép hoặc nghiên cứu sau cấp phép với mục đích xác định phản ứng có hại và theo dõi hiệu quả bảo vệ sau khi vắc xin được dùng rộng rãi trong cộng đồng dân cư dưới điều kiện sử dụng. Giai đoạn 4 có thể được tổ chức để đánh giá:
- Điều kiện tối ưu để sử dụng vắc xin (tuổi tối ưu để tiêm chủng, sử dụng đồng thời với một vắc xin khác và các điều kiện khác).
- Hiệu quả bảo vệ trong nhóm nguy cơ (người cao tuổi, người bệnh tổn thương miễn dịch, người bị bệnh nhất định).
- Duy trì mức độ bảo vệ và tính an toàn lâu dài.
b) Cỡ mẫu: tối thiểu 10.000 đối tượng.
Thông tư 03/2012/TT-BYT hướng dẫn về thử thuốc trên lâm sàng do Bộ Y tế ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 5. Thuốc phải thử lâm sàng đầy đủ các giai đoạn
- Điều 6. Thuốc miễn thử lâm sàng
- Điều 7. Thuốc miễn một số giai đoạn thử lâm sàng
- Điều 8. Thử thuốc trên lâm sàng trong một số trường hợp đặc biệt, khẩn cấp liên quan đến an ninh sức khỏe
- Điều 9. Điều kiện về thuốc thử lâm sàng
- Điều 10. Điều kiện về hồ sơ thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 11. Điều kiện của tổ chức nhận thử, nghiên cứu viên chính và nghiên cứu viên tham gia thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 12. Điều kiện của người tham gia thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 13. Điều kiện về kinh phí thử thuốc lâm sàng
- Điều 14. Đăng ký nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 15. Xây dựng hồ sơ nghiên cứu
- Điều 16. Nộp hồ sơ nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 17. Thẩm định, phê duyệt các nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 18. Các giai đoạn thử thuốc hóa dược, sinh phẩm y tế trên lâm sàng
- Điều 19. Các giai đoạn thử vắc xin trên lâm sàng
- Điều 20. Các giai đoạn thử thuốc đông y, thuốc từ dược liệu trên lâm sàng
- Điều 21. Thử thuốc trên lâm sàng tại nhiều cơ sở khác nhau
- Điều 22. Mục tiêu, nội dung và cỡ mẫu nghiên cứu
- Điều 23. Xử lý các trường hợp tai biến trong thời gian thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 24. Thu thập thông tin, số liệu
- Điều 25. Xử lý số liệu
- Điều 26. Lưu trữ tài liệu về thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 27. Báo cáo kết quả nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 28. Quản lý thuốc thử lâm sàng
- Điều 29. Quyền của người tham gia thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 30. Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng
- Điều 31. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng
- Điều 32. Quyền của tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 33. Nghĩa vụ của tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 34. Giám sát, kiểm tra quá trình thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 35. Bảo đảm độ tin cậy kết quả nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng