Mục 3 Chương 3 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Mục 3. GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG VÀ ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG
1. Hội đồng thẩm định, tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường (sau đây gọi chung là hội đồng thẩm định) có trách nhiệm tư vấn cho cơ quan cấp phép trong quá trình cấp, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư; chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp giấy phép môi trường và trước pháp luật về kết quả thẩm định.
2. Đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra cấp giấy phép môi trường (sau đây gọi chung là đoàn kiểm tra) có trách nhiệm kiểm tra thực tế tại địa điểm thực hiện dự án đầu tư, cơ sở và đối chiếu với hồ sơ đề nghị cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp giấy phép môi trường và trước pháp luật về kết quả kiểm tra.
3. Hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai.
4. Phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định hoặc triển khai đoàn kiểm tra chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Hội đồng thẩm định phải có sự hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến của tối thiểu 2/3 (hai phần ba) số thành viên, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng được ủy quyền, tổ trưởng hoặc phó tổ trưởng được ủy quyền (sau đây gọi chung là người chủ trì) và thành viên thư ký;
b) Đoàn kiểm tra phải có sự tham gia trực tiếp tại cuộc kiểm tra của tối thiểu 2/3 (hai phần ba) số thành viên, trong đó phải có trưởng đoàn kiểm tra hoặc phó trưởng đoàn kiểm tra được ủy quyền, tổ trưởng hoặc phó tổ trưởng được ủy quyền và thành viên thư ký;
c) Có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền hoặc đại diện được ủy quyền của chủ dự án đầu tư, cơ sở theo quy định.
5. Thành viên hội đồng thẩm định vắng mặt được gửi bản nhận xét trước phiên họp chính thức của hội đồng và được coi là ý kiến của thành viên tham dự phiên họp chính thức của hội đồng nhưng không viết phiếu thẩm định.
6. Đại biểu tham gia cuộc họp của hội đồng thẩm định do cơ quan cấp giấy phép môi trường quyết định trong trường hợp cần thiết. Đại biểu tham gia được phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của hội đồng thẩm định, chịu sự điều hành của người chủ trì, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
7. Chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng thẩm định, tổ trưởng hoặc phó tổ trưởng tổ thẩm định, trưởng đoàn hoặc phó trưởng đoàn kiểm tra, tổ trưởng hoặc phó tổ trưởng tổ kiểm tra, thành viên thư ký hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra phải là công chức của cơ quan cấp giấy phép môi trường.
8. Chủ tịch hội đồng (hoặc phó chủ tịch hội đồng được chủ tịch hội đồng ủy quyền trong trường hợp vắng mặt), trưởng đoàn kiểm tra (hoặc phó trưởng đoàn kiểm tra được trưởng đoàn kiểm tra ủy quyền trong trường hợp vắng mặt), tổ trưởng tổ kiểm tra (hoặc phó tổ trưởng tổ kiểm tra được tổ trưởng tổ kiểm tra ủy quyền trong trường hợp vắng mặt) chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp giấy phép môi trường và trước pháp luật về nội dung thẩm định, kết quả kiểm tra; có trách nhiệm ký biên bản họp hội đồng thẩm định, biên bản kiểm tra theo quy định.
9. Thành viên hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp giấy phép môi trường và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đối với báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường và nội dung, công việc được người chủ trì phân công trong quá trình thẩm định, kiểm tra; được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
10. Kết quả của hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:
a) Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: khi tất cả thành viên tham dự phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định có phiếu thẩm định thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;
b) Không thông qua: khi có trên 1/3 (một phần ba) số thành viên tham dự phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định có phiếu thẩm định không thông qua;
c) Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
1. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư theo quy định tại Mẫu số 22 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và được áp dụng cho các trường hợp thuộc đối tượng phải thành lập hội đồng thẩm định theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
2. Quyết định thành lập tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư theo quy định tại Mẫu số 23 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và được áp dụng cho các trường hợp thuộc đối tượng phải thành lập tổ thẩm định theo quy định tại điểm c khoản 4 và khoản 9 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
3. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở theo quy định tại Mẫu số 24 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và được áp dụng một trong các trường hợp sau:
a) Thuộc đối tượng phải thành lập đoàn kiểm tra cấp giấy phép môi trường theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
b) Thuộc đối tượng phải thành lập đoàn kiểm tra cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
c) Thuộc đối tượng phải thành lập đoàn kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
4. Quyết định thành lập tổ kiểm tra trong trường hợp cấp, cấp lại giấy phép môi trường cho cơ sở đang hoạt động thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Mẫu số 25 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Văn bản thông báo kế hoạch khảo sát thực tế trong trường hợp cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 26 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Biên bản họp hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư theo quy định tại Mẫu số 28 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Biên bản kiểm tra cấp, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở theo quy định tại Mẫu số 29 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Bản nhận xét của thành viên hội đồng thẩm định, tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư theo quy định tại Mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Phiếu thẩm định của thành viên hội đồng thẩm định, tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư theo quy định tại Mẫu số 31 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
11. Bản nhận xét của thành viên đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra cấp, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở theo quy định tại Mẫu số 32 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
12. Văn bản thông báo hoàn thiện hoặc trả hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư theo quy định tại Mẫu số 33 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
13. Báo cáo kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP theo quy định tại Mẫu số 34 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
14. Văn bản thông báo của cơ quan cấp giấy phép môi trường về việc điều chỉnh loại, khối lượng chất thải nguy hại được phép xử lý hoặc khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP theo quy định tại Mẫu số 35 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
15. Văn bản tham vấn ý kiến của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi trong quá trình cấp, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở theo quy định tại Mẫu số 36 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
16. Văn bản tham vấn ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia trong quá trình cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại Mẫu số 37 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
17. Văn bản trả lời của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi theo quy định tại Mẫu số 38 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
18. Văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức, chuyên gia được tham vấn trong quá trình cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại Mẫu số 39 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
19. Giấy phép môi trường quy định tại Mẫu số 40 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
20. Giấy phép môi trường điều chỉnh quy định tại Mẫu số 41 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
21. Quyết định thu hồi giấy phép môi trường quy định tại Mẫu số 42 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
22. Văn bản thông báo Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư quy định tại Mẫu số 43 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này
23. Quyết định cử cán bộ, công chức kiểm tra thực tế công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở trong quá trình vận hành thử nghiệm đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường theo quy định tại Mẫu số 44 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
24. Mẫu biên bản kiểm tra, giám sát vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cán bộ, công chức theo quy định tại Mẫu số 45 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
25. Mẫu biên bản kiểm tra việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đối với dự án đầu tư, cơ sở sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo quy định tại Mẫu số 46 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Việc quan trắc chất thải bổ sung theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 28 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được thực hiện như sau: lấy mẫu đơn (đối với nước thải) trong 05 ngày liên tiếp và lấy mẫu tổ hợp (đối với khí thải) trong 02 ngày liên tiếp để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải (nếu có).
2. Việc quan trắc chất thải bổ sung theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 28 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được thực hiện như sau: lấy 01 mẫu đơn (đối với nước thải) và lấy 01 mẫu tổ hợp (đối với khí thải) để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải (nếu có).
1. Quan trắc đối với công trình xử lý nước thải: Việc lấy mẫu nước thải để đo đạc, phân tích, đánh giá sự phù hợp của công trình xử lý nước thải bảo đảm phù hợp với TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) về chất lượng nước - lấy mẫu và hướng dẫn lấy mẫu nước thải. Mẫu tổ hợp và tần suất được quy định như sau:
a) Mẫu tổ hợp: một mẫu tổ hợp được lấy theo thời gian gồm 03 mẫu đơn lấy ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa - chiều, chiều - tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất, được trộn đều với nhau;
b) Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu quả của công trình xử lý nước thải ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau: Tần suất quan trắc nước thải tối thiểu là 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra của công trình xử lý nước thải); thông số quan trắc thực hiện theo giấy phép môi trường.
Trường hợp cần thiết, chủ dự án có thể đo đạc, lấy và phân tích thêm một số mẫu đơn đối với nước thải sau xử lý của công trình xử lý chất thải trong giai đoạn này để đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và có giải pháp điều chỉnh, cải thiện, bổ sung công trình xử lý nước thải đó theo hướng tốt hơn;
c) Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải ít nhất là 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh quy định tại điểm b khoản này; trường hợp bất khả kháng không thể đo đạc, lấy và phân tích mẫu liên tiếp thì phải thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu sang ngày kế tiếp. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau: Tần suất quan trắc nước thải ít nhất là 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn đối với 01 mẫu nước thải đầu vào và ít nhất 07 mẫu đơn nước thải đầu ra trong 07 ngày liên tiếp của công trình xử lý nước thải); thông số quan trắc thực hiện theo giấy phép môi trường.
2. Quan trắc đối với công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải: Việc đo đạc, lấy mẫu bụi, khí thải để phân tích, đánh giá hiệu quả cho từng công trình, thiết bị xử lý chất thải trong kế hoạch quan trắc chất thải được quy định như sau:
a) Mẫu tổ hợp được xác định theo một trong hai trường hợp sau:
Một mẫu tổ hợp được lấy theo phương pháp lấy mẫu liên tục (phương pháp đẳng động lực, đẳng tốc và phương pháp khác theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường) để đo đạc, phân tích các thông số theo quy định hoặc một mẫu tổ hợp được xác định kết quả là giá trị trung bình của 03 kết quả đo đạc của các thiết bị đo nhanh hiện trường (kết quả đo bằng các thiết bị đo hiện số) theo quy định của pháp luật ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa - chiều, chiều - tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất;
b) Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu quả của từng công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau: tần suất quan trắc bụi, khí thải tối thiểu là 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào (nếu có) và mẫu tổ hợp đầu ra); thông số quan trắc thực hiện theo giấy phép môi trường;
c) Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định các công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải ít nhất là 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh quy định tại điểm b khoản này; trường hợp bất khả kháng không thể đo đạc, lấy và phân tích mẫu liên tiếp thì phải thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu sang ngày kế tiếp. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau: tần suất quan trắc bụi, khí thải ít nhất là 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn hoặc mẫu được lấy bằng thiết bị lấy mẫu liên tục trước khi xả, thải ra ngoài môi trường của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải); thông số quan trắc thực hiện theo giấy phép môi trường.
3. Việc quan trắc, phân định, phân loại chất thải rắn (bao gồm cả bùn thải) là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
4. Dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Cột 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thực hiện quan trắc chất thải theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Đối với các dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, việc quan trắc chất thải do chủ dự án đầu tư, cơ sở tự quyết định nhưng phải bảo đảm quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải.
6. Việc quan trắc nước thải hoặc khí thải khi vận hành lại công trình xử lý nước thải, khí thải quy định tương ứng tại điểm c khoản 7 Điều 97 hoặc điểm c khoản 8 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được thực hiện như sau:
a) Cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Cột 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quan trắc chất thải theo quy định tại điểm c khoản 1 hoặc điểm c khoản 2 Điều này;
b) Cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại Cột 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quan trắc chất thải theo quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 22. Hồ sơ, thủ tục đăng ký môi trường
1. Hồ sơ đăng ký môi trường gồm:
a) Văn bản đăng ký môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở theo quy định tại Mẫu số 47 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (nếu có).
2. Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đăng ký môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi triển khai dự án đầu tư, cơ sở thông qua hình thức gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 23. Tiếp nhận đăng ký môi trường
1. Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ đăng ký môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi đến bằng hình thức nhận trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nhận bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã cập nhật dữ liệu về đăng ký môi trường vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 02/2022/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 10/01/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Võ Tuấn Nhân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 6. Nguyên tắc và tiêu chí xác định, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất
- Điều 7. Điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất; điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất
- Điều 8. Mẫu biểu đề nghị thẩm định, báo cáo dự án xác lập và báo cáo điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên
- Điều 9. Xây dựng, phê duyệt quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
- Điều 10. Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh
- Điều 11. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược
- Điều 12. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường và biên bản họp tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
- Điều 13. Tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
- Điều 14. Công khai danh sách hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 15. Mẫu văn bản, tài liệu, hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 16. Thời hạn lấy ý kiến phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi
- Điều 17. Mẫu văn bản, tài liệu, hồ sơ thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và hướng dẫn kỹ thuật cải tạo, phục hồi môi trường
- Điều 18. Nguyên tắc làm việc và trách nhiệm của hội đồng thẩm định, tổ thẩm định, đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra cấp giấy phép môi trường
- Điều 19. Mẫu văn bản thực hiện cấp giấy phép môi trường, thu hồi giấy phép môi trường, kiểm tra thực tế quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải
- Điều 20. Quan trắc chất thải bổ sung đối với cơ sở đang hoạt động khi đề nghị cấp giấy phép môi trường
- Điều 21. Quan trắc chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở
- Điều 22. Hồ sơ, thủ tục đăng ký môi trường
- Điều 23. Tiếp nhận đăng ký môi trường
- Điều 24. Danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 25. Đơn vị tính khối lượng chất thải
- Điều 26. Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 27. Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 28. Tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 29. Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 30. Hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải
- Điều 31. Phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng đối với nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 32. Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi kết thúc hoạt động
- Điều 33. Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 34. Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường và mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 35. Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại và mẫu chứng từ chất thải nguy hại
- Điều 36. Yêu cầu kỹ thuật về bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ chất thải nguy hại đối với chủ xử lý chất thải nguy hại
- Điều 37. Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại
- Điều 38. Đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng
- Điều 39. Tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải nguy hại
- Điều 40. Một số trường hợp không phải là hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại
- Điều 41. Công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải tại chỗ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân
- Điều 42. Vận chuyển, xử lý chất thải y tế
- Điều 43. Thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trong hoạt động nông nghiệp
- Điều 44. Quản lý chất thải đối với hoạt động dầu khí trên biển
- Điều 45. Đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
- Điều 46. Tổ chức đánh giá năng lực thực tế của tổ chức đăng ký tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
- Điều 47. Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) làm nguyên liệu sản xuất trực tiếp
- Điều 48. Dán nhãn, công bố thông tin, đánh giá sự phù hợp và kiểm tra đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
- Điều 49. Thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
- Điều 50. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan được giao thẩm định
- Điều 51. Nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
- Điều 52. Báo cáo về việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quan trắc môi trường tự động, liên tục trước khi công bố thông tin cho cộng đồng
- Điều 53. Quan trắc môi trường đối với hoạt động khai thác dầu khí
- Điều 54. Văn bản thông báo miễn quan trắc định kỳ của dự án, cơ sở; thông báo kết quả quan trắc của dự án, cơ sở vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
- Điều 55. Yêu cầu chung của hệ thống thông tin môi trường, cơ sở dữ liệu môi trường
- Điều 56. Chức năng cơ bản của hệ thống thông tin môi trường
- Điều 57. Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống thông tin môi trường
- Điều 58. Yêu cầu về kết nối, chia sẻ, liên thông giữa các cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia, Bộ, cơ quan ngang Bộ và cấp tỉnh
- Điều 59. Bảo đảm sự toàn vẹn và tính pháp lý của thông tin, dữ liệu môi trường trong cơ sở dữ liệu môi trường các cấp
- Điều 60. Thông tin, dữ liệu cơ bản của cơ sở dữ liệu môi trường
- Điều 61. Dữ liệu danh mục dùng chung của cơ sở dữ liệu môi trường
- Điều 62. Dữ liệu chia sẻ mặc định của cơ sở dữ liệu môi trường
- Điều 63. Xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường
- Điều 64. Đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường
- Điều 65. Hình thức, phương thức gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường
- Điều 66. Nội dung, hình thức và thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Điều 67. Phương pháp lập báo cáo hiện trạng môi trường
- Điều 68. Trách nhiệm và kinh phí lập báo cáo hiện trạng môi trường
- Điều 69. Tổ chức lập báo cáo hiện trạng môi trường
- Điều 70. Cấu trúc, nội dung báo cáo hiện trạng môi trường
- Điều 71. Trình, phê duyệt báo cáo hiện trạng môi trường
- Điều 72. Lập, phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường sau sự cố môi trường
- Điều 73. Nội dung kế hoạch phục hồi môi trường
- Điều 74. Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu hoàn thành kế hoạch phục hồi môi trường
- Điều 75. Biểu mẫu văn bản về chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
- Điều 76. Tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam
- Điều 77. Đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam
- Điều 78. Mẫu biểu thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân nhập khẩu
- Điều 79. Nộp và tiếp nhận đăng ký kế hoạch tái chế, báo cáo kết quả tái chế, bản kê khai đóng góp tài chính; tài khoản tiếp nhận đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý chất thải
- Điều 80. Mẫu quyết định về kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường
- Điều 81. Thống kê, theo dõi và công bố nguồn lực chi cho bảo vệ môi trường
- Điều 82. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ
- Điều 83. Điều khoản chuyển tiếp
- Điều 84. Hiệu lực thi hành
- Điều 85. Trách nhiệm thực hiện