Chương 3 Thông tư 02/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý đối tượng được cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ công tác xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với sở, ban, ngành liên quan:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quản lý đối tượng trên địa bàn;
b) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý đối tượng cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và cộng tác viên công tác xã hội;
c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện quản lý đối tượng trên địa bàn;
d) Tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 25 tháng 6), hàng năm (trước ngày 25 tháng 12) và đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện quản lý đối tượng trên địa bàn tỉnh, thành phố.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Hướng dẫn việc thực hiện quản lý đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện;
b) Tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 20 tháng 6), hàng năm (trước ngày 20 tháng 12) và đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện quản lý đối tượng trên địa bàn.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Phối hợp với cơ sở trợ giúp xã hội xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc, trợ giúp đối tượng; thực hiện quản lý đối với đối tượng sống tại địa phương; hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng;
b) Tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 15 tháng 6), hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) và đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện quản lý đối tượng trên địa bàn.
Điều 12. Trách nhiệm của các cơ sở trợ giúp xã hội
1. Xây dựng và niêm yết công khai quy trình quản lý đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội.
2. Tổ chức thực hiện và lập hồ sơ quản lý đối tượng theo quy định.
3. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động làm việc tại cơ sở và làm việc tại xã, phường, thị trấn, cộng tác viên công tác xã hội về nghiệp vụ quản lý đối tượng.
4. Tập huấn hướng dẫn gia đình hoặc người giám hộ, người chăm sóc về kiến thức, kỹ năng, phương pháp chăm sóc, trợ giúp cho đối tượng.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện nghiệp vụ và lập, quản lý hồ sơ quản lý đối tượng.
6. Hàng năm, lập kế hoạch và dự toán kinh phí quản lý đối tượng theo quy định hiện hành.
7. Thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 15 tháng 6), hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) và đột xuất với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp về quản lý đối tượng.
Điều 13. Trách nhiệm của gia đình, người giám hộ, người chăm sóc
1. Phối hợp với người quản lý đối tượng, cơ sở trợ giúp xã hội và Ủy ban nhân dân cấp xã để xây dựng và thực hiện kế hoạch chăm sóc, trợ giúp đối tượng.
2. Tiếp nhận đối tượng từ cơ sở về gia đình, cộng đồng để chăm sóc và phục hồi chức năng.
3. Tham gia các khóa tập huấn về kiến thức, kỹ năng, phương pháp chăm sóc, trợ giúp cho đối tượng.
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 3 năm 2020 và thay thế Thông tư số 01/2015/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về quản lý trường hợp với người khuyết tật; bãi bỏ
2. Trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thực hiện theo quy định tại Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em và các văn bản hướng dẫn.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn kịp thời./.
Thông tư 02/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý đối tượng được cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ công tác xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Điều 3. Quy trình quản lý đối tượng
- Điều 4. Thu thập thông tin
- Điều 5. Đánh giá nhu cầu chăm sóc, trợ giúp
- Điều 6. Xây dựng kế hoạch chăm sóc, trợ giúp
- Điều 7. Thực hiện kế hoạch chăm sóc, trợ giúp
- Điều 8. Theo dõi, đánh giá và kết thúc quản lý đối tượng
- Điều 9. Ghi chép và lưu trữ hồ sơ
- Điều 10. Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng