Điều 7 Thông tư 02/2016/TT-BTP quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Điều 7. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với các khiếu nại sau:
a) Khiếu nại quyết định, hành vi của Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên;
b) Khiếu nại quyết định, hành vi của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh giải quyết đối với các khiếu nại sau:
a) Khiếu nại quyết định, hành vi của Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên;
b) Khiếu nại quyết định, hành vi của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
c) Khiếu nại quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;
d) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giải quyết đối với khiếu nại sau:
a) Khiếu nại quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
b) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết các khiếu nại sau:
a) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành;
b) Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành quy định tại Điểm d Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 Điều này nếu có căn cứ cho rằng quyết định giải quyết khiếu nại có vi phạm nghiêm trọng hoặc tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của vụ việc.
Thông tư 02/2016/TT-BTP quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 02/2016/TT-BTP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/02/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Chí Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 209 đến số 210
- Ngày hiệu lực: 16/03/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc xử lý đơn
- Điều 7. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Điều 8. Xử lý đơn khiếu nại
- Điều 9. Thụ lý đơn khiếu nại, yêu cầu báo cáo, giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu
- Điều 10. Rút khiếu nại, giải quyết khiếu nại khi có yêu cầu hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án
- Điều 11. Tổ chức xác minh, đối thoại tại địa phương
- Điều 12. Tổ chức cuộc họp, trao đổi ý kiến với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, trưng cầu giám định hoặc áp dụng các biện pháp cần thiết khác
- Điều 13. Ra quyết định giải quyết khiếu nại
- Điều 14. Phát hành, công khai, đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kết quả giải quyết khiếu nại
- Điều 15. Xử lý đơn tố cáo
- Điều 16. Thụ lý đơn tố cáo
- Điều 17. Xử lý trường hợp rút tố cáo
- Điều 18. Xác minh nội dung tố cáo
- Điều 19. Báo cáo kết quả xác minh tố cáo
- Điều 20. Tham khảo ý kiến tư vấn, trưng cầu giám định
- Điều 21. Thông báo dự thảo kết luận nội dung tố cáo
- Điều 22. Kết luận nội dung tố cáo
- Điều 23. Xử lý kiến nghị của người bị tố cáo
- Điều 24. Công khai kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
- Điều 25. Thực hiện kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo