Chương 1 Thông tư 02/2014/TT-NHNN quy định về tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Thông tư này quy định về việc tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng (gọi tắt là tiền in, đúc hỏng) bằng các chất liệu giấy cotton, polymer và kim loại.
1. Hội đồng tiêu hủy tiền in, đúc hỏng (gọi tắt là Hội đồng tiêu hủy).
2. Các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước).
3. Cơ sở in, đúc tiền trong nước và tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Tiền in hỏng” là các loại sản phẩm tiền in không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. “Tiền đúc hỏng” là các loại sản phẩm tiền đúc không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. “Giấy in tiền hỏng” là các loại giấy in tiền không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể:
a) Giấy bị lãi trong quá trình sản xuất, đóng gói và vận chuyển của nhà cung cấp như không đảm bảo các thông số kỹ thuật (về kích thước, chất lượng,...) bị ẩm, kết dính, bị rách, mất góc;
b) Giấy bị hỏng trong quá trình bảo quản như bị nhãn do độ ẩm cao, bị ướt, bị rách không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để in;
c) Giấy bị hỏng trong quá trình in do lỗi của thiết bị, lỗi vận hành máy móc như bị rách, bị quấn lô, nghiền nát, bị dây bẩn;
d) Giấy đã in bị hỏng loại ra tại các công đoạn sản xuất do không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;
đ) Giấy in tiền hỏng do những nguyên nhân khác.
4. “Kim loại đúc tiền hỏng” là kim loại đúc tiền không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể:
a) Kim loại đúc tiền bị lỗi do quá trình sản xuất, đóng gói và vận chuyển của nhà cung cấp như không đảm bảo thông số kỹ thuật (về kích thước, hình dạng, chất lượng,...);
b) Kim loại đúc tiền bị hỏng trong quá trình bảo quản như cong, vênh, bị oxy hóa hoen gỉ, bết cục không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để đúc;
c) Kim loại đúc tiền bị hỏng trong quá trình in do lỗi của thiết bị, lỗi vận hành máy móc;
d) Kim loại đúc tiền đã đúc bị hỏng loại ra tại các công đoạn sản xuất do không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;
đ) Kim loại đúc tiền hỏng do những nguyên nhân khác.
5. “Kho tiêu hủy” là kho được sử dụng để bảo quản các loại tiền in, đúc hỏng trong quá trình tiêu hủy theo yêu cầu của Hội đồng tiêu hủy.
6. “Kho phế liệu tiêu hủy” là kho được sử dụng để bảo quản phế liệu thu hồi trong quá trình tiêu hủy theo yêu cầu của Hội đồng tiêu hủy.
Điều 4. Quyết định tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thời gian, địa điểm, số lượng từng loại tiền in, đúc hỏng tiêu hủy; quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tại cơ sở in, đúc tiền.
Điều 5. Nguyên tắc tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
Việc tổ chức tiêu hủy tiền in, đúc hỏng thực hiện theo nguyên tắc sau:
1. Đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản và bí mật Nhà nước.
2. Sau khi tiêu hủy, tiền in, đúc hỏng phải trở thành phế liệu và không thể sử dụng lại được.
Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu polymer, sau khi cắt hủy xong cơ sở in, đúc tiền thực hiện hủy hoàn toàn (thủy phân, nung ở nhiệt độ cao hoặc phương pháp khác) trước khi bán cho các cơ sở thu mua phế liệu.
3. Tiền in hỏng đem tiêu hủy phải là những hình đã được cắt góc hoặc đánh dấu hỏng. Giấy in tiền hỏng bị rách phải can dán đủ mảnh cùng loại, trường hợp thiếu mảnh phải có biên bản của cơ sở in, đúc tiền. Tiền đúc hỏng và kim loại đúc tiền hỏng đem tiêu hủy phải là những miếng đã được đánh dấu hỏng.
4. Tiền in, đúc hỏng tiêu hủy theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải được kiểm đếm 100% và tiêu hủy đúng với số lượng thực tế sau kiểm đếm.
5. Việc giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy tiền in, đúc hỏng phải được thực hiện trong các gian phòng riêng biệt có cửa, khóa đảm bảo an toàn theo quy định hiện hành về chế độ giao nhận, bảo quản tiền của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 6. Giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
1. Quá trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng từ khâu giao nhận từ kho của cơ sở in, đúc tiền đến kho của Hội đồng tiêu hủy cho đến khi tiền in, đúc hỏng được cắt và hủy thành phế liệu phải chịu sự giám sát của Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng (gọi tắt là Hội đồng giám sát) theo quy định hiện hành.
2. Công đoạn hủy hoàn toàn (thủy phân, nung ở nhiệt độ cao hoặc phương pháp khác) đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu polymer do Giám đốc cơ sở in, đúc tiền chịu trách nhiệm tổ chức giám sát.
Thông tư 02/2014/TT-NHNN quy định về tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quyết định tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
- Điều 5. Nguyên tắc tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
- Điều 6. Giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
- Điều 7. Bộ máy tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
- Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tiêu hủy
- Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy
- Điều 10. Các công đoạn tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
- Điều 11. Công đoạn giao nhận
- Điều 12. Công đoạn kiểm đếm
- Điều 13. Công đoạn cắt hủy
- Điều 14. Công đoạn hủy hoàn toàn
- Điều 15. Xử lý thừa, thiếu, nhầm lẫn trong giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy
- Điều 16. Sổ sách theo dõi, hạch toán và báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Hội đồng tiêu hủy
- Điều 17. Theo dõi, hạch toán công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng tại cơ sở in, đúc tiền
- Điều 18. Trách nhiệm của Giám đốc cơ sở in, đúc tiền
- Điều 19. Trách nhiệm của Vụ Kiểm toán nội bộ
- Điều 20. Trách nhiệm của Cục Phát hành và Kho quỹ
- Điều 21. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ
- Điều 22. Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên tham gia công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
- Điều 23. Quyền lợi của cán bộ, nhân viên tham gia công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng