Điều 12 Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Điều 12. Mức trích lập dự phòng cụ thể
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;
- : là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.
Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:
Ri = (Ai - Ci) x r
Trong đó:
Ai: Số dư nợ gốc thứ i;
Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i;
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.
2. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:
a) Nhóm 1: 0%;
b) Nhóm 2: 5%;
c) Nhóm 3: 20%;
d) Nhóm 4: 50%;
đ) Nhóm 5: 100%.
3. Tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể (R) quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm và theo quy định của pháp luật khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết;
b) Thời gian xử lý tài sản bảo đảm theo dự kiến không quá 01 (một) năm đối với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản và không quá 02 (hai) năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thực hiện xử lý tài sản bảo đảm;
c) Tài sản bảo đảm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
(i) Tài sản bảo đảm có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên đối với khoản nợ của khách hàng là người có liên quan của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định tại Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng.
(ii) Tài sản bảo đảm có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên, trừ những trường hợp quy định tại điểm d(i) khoản này.
Trường hợp tổ chức có chức năng thẩm định giá không đủ khả năng định giá hoặc không có tổ chức có chức năng thẩm định giá định giá các tài sản bảo đảm quy định tại điểm d(i), d(ii) khoản này, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện định giá theo quy định nội bộ quy định tại
Trường hợp tài sản bảo đảm không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d khoản này thì giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm đó phải coi bằng không.
4. Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm được xác định bằng tích số giữa giá trị của tài sản bảo đảm quy định tại khoản 5 Điều này với tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm quy định tại khoản 6 Điều này.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự xác định tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi khi xử lý tài sản bảo đảm đó nhưng không được vượt quá tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với từng loại tài sản bảo đảm quy định tại khoản 6 Điều này.
5. Giá trị của tài sản bảo đảm được xác định như sau:
a) Vàng miếng: Giá mua vào tại trụ sở chính của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sở hữu nhãn hiệu vàng miếng tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể. Trường hợp giá mua vào không được niêm yết thì giá trị vàng miếng được xác định theo quy định tại điểm d khoản này.
b) Trái phiếu Chính phủ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá tham chiếu tại Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể hoặc tại thời điểm gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể (nếu không có giá tham chiếu tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể);
c) Chứng khoán do doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng) phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá tham chiếu tại Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể hoặc thời điểm gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể (nếu không có giá tham chiếu tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể);
Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá khác do doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng) phát hành: tính theo mệnh giá.
d) Động sản, bất động sản và các loại tài sản bảo đảm khác: Giá trị của tài sản bảo đảm được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật quy định tại điểm d khoản 3 Điều này hoặc giá trị của tài sản bảo đảm được định giá theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại
đ) Tài sản cho thuê tài chính (giá trị tài sản cho thuê tài chính theo hợp đồng cho thuê tài chính trừ đi tiền thuê phải trả): số tiền thuê còn lại theo hợp đồng tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể hoặc giá trị định giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
6. Tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm:
a) Tiền gửi của khách hàng bằng Đồng Việt Nam: 100%;
b) Vàng miếng, trừ vàng miếng quy định tại điểm i khoản này; tiền gửi của khách hàng bằng ngoại tệ: 95%;
c) Trái phiếu Chính phủ, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành; thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành:
- Có thời hạn còn lại dưới 1 năm: 95%;
- Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm: 85%;
- Có thời hạn còn lại trên 5 năm: 80%.
d) Chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 70%;
đ) Chứng khoán do doanh nghiệp khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 65%;
e) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm c khoản này, do tổ chức tín dụng có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 50%;
Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm c khoản này, do tổ chức tín dụng không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%;
g) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%;
Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 10%;
h) Bất động sản: 50%;
i) Vàng miếng không có giá niêm yết, vàng khác và các loại tài sản bảo đảm khác: 30%.
Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Thu thập số liệu, thông tin khách hàng và công nghệ thông tin
- Điều 5. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
- Điều 6. Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro
- Điều 7. Báo cáo về quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro
- Điều 8. Thời điểm phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
- Điều 9. Phương pháp và nguyên tắc phân loại
- Điều 10. Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng
- Điều 11. Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính
- Điều 12. Mức trích lập dự phòng cụ thể
- Điều 13. Mức trích lập dự phòng chung
- Điều 14. Bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng