BỘ NỘI VỤ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 01-NV | Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 1968 |
Ngày 20-07-1967, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111B-CP bổ sung một số chế độ đãi ngộ đối với quân nhân, cán bộ, công nhân, viên chức và nhân dân bị thương, bị hy sinh hoặc mất sức lao động trong khi làm nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước.
Để thi hành nghị định nói trên, sau khi đã trao đổi thống nhất ý kiến với các Bộ Quốc phòng, Công an, Lao động, Tài chính, Y tế và Tổng công đoàn Việt Nam, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể những điểm sau đây:
A. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ VÀ NỘI DUNG CHẾ ĐỘ
I. Đối với quân nhân mất sức lao động.
Theo điều 22 của Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ đối với quân nhân trong khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết… ban hành theo Nghị định số 161-CP ngày 30-10-1964, những quân nhân đã công tác liên tục từ 5 năm trở lên, vì ốm đau, vì bị thương, vì già yếu nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí hoặc trợ cấp thương tật, phải ra ngoài quân đội, thì được hưởng trợ cấp mất sức lao động.
Nay, để phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh, Hội đồng Chính phủ đã quy định bổ sung chế độ trợ cấp mất sức lao động nói trên như sau: “Những quân nhân vì phải hoạt động ở những chiến trường khó khăn, gian khổ hoặc trải qua nhiều trận chiến đấu ác liệt mà bị mất sức lao động, phải xuất ngũ về với gia đình thì tuy chưa đủ 5 năm công tác liên tục trở lên cũng được hưởng trợ cấp mất sức lao động như những quân nhân có đủ 5 năm công tác liên tục…”.
Vậy, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Những quân nhân phải hoạt động ở những chiến trường khó khăn, gian khổ là những quân nhân:
- Hoạt động ở những nơi tiếp tế khó khăn, nên mức sinh hoạt thường xuyên quá thấp, do đó sức khỏe bị giảm sút nhiều.
- Hoạt động ở những nơi có nhiều yếu tố phát sinh bệnh.
- Đảm nhiệm những công việc thường xuyên quá căng thẳng, làm cho sức khỏe bị giảm sút nhiều.
2. Những quân nhân phải trải qua nhiều trận chiến đấu ác liệt mà bị mất sức lao động là những quân nhân tuy không bị thương, hoặc chỉ bị thương nhẹ, nhưng do ảnh hưởng của bom đạn địch trong chiến đấu (bị sức ép, bị chấn động thần kinh…) mà bị bệnh và đi đến mất sức lao động.
Những quân nhân bị mất sức lao động nói trên được hưởng các chế độ đãi ngộ như những quân nhân có đủ 5 năm công tác liên tục mà bị mất sức lao động, cụ thể là:
a) Được trợ cấp hàng tháng bằng 35% lương chính hoặc sinh hoạt phí, nếu mức trợ cấp đó chưa đủ 15 đồng thì được nâng lên bằng 15 đồng. Riêng đối với quân nhân miền Nam tập kết, mức trợ cấp thấp nhất là 25 đồng một tháng.
b) Được hưởng các quyền lợi khác theo thông tư hướng dẫn của Liên bộ Quốc phòng – Công an - Nội vụ số 104-LB/QP ngày 12-04-1965.
Còn những quân nhân khác, nếu chưa đủ 5 năm công tác liên tục và không có đủ điều kiện quy định trong nghị định, mà bị mất sức lao động thì chỉ được hưởng trợ cấp một lần theo điều 27 của Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ đối với quân nhân trong khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết…
II. Đối với công nhân, viên chức Nhà nước.
1. Công nhân, viên chức Nhà nước thuộc đối tượng được hưởng chế độ đãi ngộ quy định trong nghị định là những công nhân, viên chức Nhà nước có đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động quy định tại Điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước.
2. Công nhân, viên chức Nhà nước được hưởng chế độ đãi ngộ quy định ở điều 3 của nghị định là những công nhân, viên chức bị thương hoặc chết trong những trường hợp dưới đây:
a) Vì trực tiếp tham gia chiến đấu với địch (đã nói rõ ở điều 6 của nghị định).
b) Vì điều kiện sản xuất, công tác không thể rời vị trí của mình trong khi địch đến bắn phá. Được coi là không thể rời vị trí sản xuất, công tác của mình trong khi địch đến bắn phá, trường hợp được tổ chức phân công trước để làm những công việc cấp thiết và phải đảm bảo đến cùng công việc đó trong khi địch bắn phá, hoặc trường hợp thay thế đồng đội bị hy sinh để làm những công việc đó trong khi địch, bắn phá. Thí dụ: nhân viên phụ trách tổng đài điện thoại, trong khi địch bắn phá, vẫn phải đảm bảo hệ thống thông tin, công nhân phụ trách lò hơi của nhà máy điện phải đảm bảo điều hòa nhiệt độ để bảo vệ nhà máy; nhân viên phát tin của đài phát thanh trong khi đang phát tin; công nhân giao thông vận tải đang làm việc ở bến phà hoặc chở phà qua sông…
Trường hợp không được phân công ở lại khi địch bắn phá, thì dù đang làm nhiệm vụ, mà địch đến bắn phá, thì dù đang làm nhiệm vụ, mà địch đến bắn phá, không kịp vào hầm trú ẩn, cũng không được coi là trường hợp không thể rời vị trí của mình.
Những công nhân, viên chức Nhà nước có đủ điều kiện quy định nói trên được hưởng chế độ đãi ngộ như đối với dân quân, tự vệ là công nhân, viên chức Nhà nước bị thương hoặc chết trong chiến đấu; cụ thể là:
a) Nếu bị thương thì được coi là “công nhân, viên chức bị thương vì tham gia chiến đấu” (trường hợp tham gia chiến đấu) hoặc “công nhân, viên chức bị thương trong khi làm nhiệm vụ” (trường hợp không thể rời vị trí của mình) và được hưởng các quyền lợi như đối với dân quân, tự vệ là công nhân, viên chức Nhà nước bị thương trong chiến đấu quy định trong điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ đối với quân nhân trong khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết… và thông tư số 51-TTg/NC ngày 17-05-1965 của Hội đồng Chính phủ về việc tăng cường chấp hành các chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ.
b) Nếu chết và được xác nhận là liệt sĩ, thì gia đình được trợ cấp chôn cất và hưởng tiền tuất theo thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ và Tổng công đoàn Việt-nam số 02-TT/LB ngày 12-01-1966, và được hưởng các quyền lợi khác theo chính sách chung đối với gia đình liệt sĩ.
1. Những cán bộ xã tham gia dân quân, tự vệ xã, nếu bị thương hoặc chết vì trực tiếp tham gia chiến đấu, thì đương nhiên được hưởng chế độ đãi ngộ đối với dân quân, tự vệ bị thương hoặc chết trong chiến đấu quy định trong Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ đối với quân nhân… và Thông tư số 51-TTg/NC ngày 17-05-1965.
2. Những cán bộ xã không ở trong lực lượng dân quân, tự vệ xã, nếu đang giữ những chức vụ chủ chốt ở xã như quy định ở điều 4 của nghị định, mà bị thương hoặc chết vì trực tiếp tham gia chiến đấu với địch, thì được hưởng chế độ đãi ngộ như đối với dân quân, tự vệ bị thương hoặc chết trong chiến đấu; cụ thể là:
a) Nếu bị thương thì được gọi là cán bộ xã bị thương vì tham gia chiến đấu và được hưởng các quyền lợi như đối với dân quân, tự vệ bị thương trong chiến đấu quy định trong Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ đối với quân nhân… và Thông tư số 51-TTg/NC ngày 17-05-1965.
b) Nếu chết và được xác nhận và liệt sĩ, thì:
- Về trợ cấp chôn cất: trường hợp chết ở xã, gia đình được trợ cấp 50 đồng và Ủy ban hành chính xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất chu đáo; trường hợp chết ở bệnh xá, bệnh viện, gia đình được trợ cấp 100 đồng.
- Về trợ cấp tiền tuất: gia đình được trợ cấp một lần hoặc hàng tháng như đối với gia đình của dân quân tự vệ chết trong chiến đấu quy định trong Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ đối với quân nhân… và Thông tư số 51-TTg/NC ngày 17-05-1965, và được hưởng các quyền lợi khác theo chính sách chung đối với gia đình liệt sĩ.
Những cán bộ xã khác không ở trong lực lượng dân quân, tự vệ xã và không giữ những chức vụ quy định ở điều 4 của nghị định, mà bị thương hoặc chết vì trực tiếp tham gia chiến đấu với địch, thì được hưởng chế độ đãi ngộ như đối với dân công thời chiến bị thương hoặc chết, nói ở phần V “Đối với nhân dân” dưới đây.
Điều 7 của nghị định quy định những dân công phục vụ các chiến trường quan trọng bị thương hoặc chết do địch bắn phá trong khi đang làm nhiệm vụ, thì được hưởng chế độ đãi ngộ như đối với dân quân, tự vệ bị thương hoặc chết trong chiến đấu.
1. Điều kiện được hưởng chế độ:
a) Dân công phục vụ các chiến trường quan trọng là những dân công được huy động đi theo bộ đội phục vụ dài ngày ở các chiến trường lớn (có quy định riêng), do Bộ Quốc phòng quản lý và sử dụng để làm những việc như vận tải vũ khí, lương thực, thực phẩm, thuốc men, quân trang, quân dụng tiếp tế cho bộ đội, vận chuyển thương binh…
Bị thương hoặc chết do địch bắn phá trong khi đang làm nhiệm vụ là bị thương hoặc chết vì bom đạn địch, trong phạm vi được tổ chức phân công và trong giới hạn được coi là chiến trường quan trọng, kể cả lúc đi đường và lúc nghỉ ngơi đã được định trước.
Những trường hợp bị thương hoặc chết do tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, do thiếu ý thức tổ chức, kỷ luật tại chiến trường hoặc do địch bắn phá ngoài phạm vi giới hạn được coi là chiến trường quan trọng, thì không được hưởng chế độ theo quy định của nghị định.
Những dân công phục vụ ở những chiến trường khác, những dân công được huy động ngắn ngày, phục vụ tại địa phương, những dân công phục vụ giao thông, thủy lợi… bị thương hoặc chết thì không được hưởng chế độ đãi ngộ theo quy định của nghị định, mà chỉ hưởng chế độ theo quy định của Điều lệ tạm thời về huy động và sử dụng dân công thời chiến.
2. Chế độ được hưởng:
Dân công phục vụ các chiến trường quan trọng bị thương hoặc chết do địch bắn phá trong khi đang làm nhiệm vụ, được hưởng như sau:
a) Nếu bị thương thì được gọi là dân công bị thương trong khi phục vụ chiến trường và được hưởng các quyền lợi như đối với dân quân, tự vệ bị thương trong chiến đấu quy định trong Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ đối với quân nhân… và Thông tư số 51-TTg/NC ngày 17-05-1965.
b) Nếu chết và được xác nhận là liệt sĩ, thì:
- Đơn vị quản lý và sử dụng dân công có trách nhiệm tổ chức chôn cất chu đáo tùy theo hoàn cảnh cụ thể của từng nơi, từng lúc và được chỉ những khoản cần thiết như vải liệm, áo quan, hương nến, v.v…
- Gia đình được trợ cấp tiền tuất một lần hoặc hàng tháng và được hưởng các quyền lợi khác như đối với gia đình của dân quân, tự vệ chết được xác nhận là liệt sĩ.
Những công dân (không kể tuổi) không ở trong lực lượng dân quân, tự vệ, bị thương hoặc chết vì trực tiếp tham gia chiến đấu với địch, thì được hưởng chế độ đãi ngộ như đối với dân công bị thương hoặc chết quy định ở chương II của điều lệ tạm thời về huy động và sử dụng dân công thời chiến; cụ thể là:
1. Nếu bị thương thì được điều trị tại bệnh viện, bệnh xá nơi gần nhất, ngoài trợ cấp tiền ăn 6 hào một ngày, nếu có đề nghị của y sĩ, bác sĩ điều trị, còn được bồi dưỡng thêm mỗi ngày từ 2 đến 4 hào, tùy theo bệnh trạng.
Sau khi điều trị, nếu thương tật có ảnh hưởng nhiều đến sức lao động, thì:
a) Được Ủy ban hành chính xã và hợp tác xã sắp xếp công việc làm thích hợp để bảo đảm mức sống bình thường.
b) Tùy theo thương tật nhẹ hoặc nặng, được trợ cấp một lần như sau:
- Bị thương tật nhẹ (tỷ lệ thương tật từ 5% đến 40%), được trợ cấp từ 60 đồng đến 120 đồng.
- Bị thương tật trung bình (tỷ lệ thương tật từ 41% đến 70%), được trợ cấp từ 130 đồng đến 220 đồng.
- Bị thương tật nặng (tỷ lệ thương tật từ 71% đến 100%), được trợ cấp từ 230 đồng đến 270 đồng.
c) Nếu sau này, đời sống gặp nhiều khó khăn thì được Ủy ban hành chính xã và hợp tác xã giúp đỡ. Sau khi địa phương đã hết sức giúp đỡ rồi mà đời sống vẫn chưa giải quyết được, thì đề nghị lên cấp trên trích quỹ xã hội trợ cấp thêm.
2. Nếu chết và được xác nhận là liệt sĩ, thì:
- Về trợ cấp chôn cất: trường hợp chết ở xã, gia đình được trợ cấp 50 đồng và Ủy ban hành chính xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất chu đáo; trường hợp chết ở bệnh xá, bệnh viện, gia đình được trợ cấp 100 đồng.
- Về trợ cấp tiền tuất: gia đình được trợ cấp một lần 300 đồng và được hưởng các quyền lợi khác theo chính sách chung đối với gia đình liệt sĩ.
1. Đối với quân nhân chưa đủ 5 năm công tác liên tục bị mất sức lao động, đơn vị quản lý quân nhân phải lập hồ sơ gồm có:
- Quyết định xuất ngũ và hưởng trợ cấp mất sức lao động, trong đó có chứng nhận tình hình hoạt động ở chiến trường khó khăn, gian khổ hoặc trải qua nhiều trận chiến đấu ác liệt.
- Phiếu cá nhân.
- Giấy khám sức khỏe.
Hồ sơ sẽ chuyển cho Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố nơi đơn vị đóng quân để xét, cấp “phiếu lĩnh trợ cấp tạm thời”, Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố sẽ làm phiếu lập sổ gửi kèm hồ sơ về bộ Nội vụ để xét cấp sổ trợ cấp mất sức lao động chính thức.
2. Đối với công nhân, viên chức Nhà nước, cán bộ xã, dân công và nhân dân bị thương, phải có hồ sơ thương tật gồm có:
- Giấy chứng nhận bị thương;
- Biên bản khám xét thương tật.
Giấy chứng nhận bị thương phải do cấp có thẩm quyền dưới đây cấp:
- Đối với công nhân, viên chức Nhà nước thì do thủ trưởng các cơ quan, xí nghiệp trực thuộc các ngành ở trung ương (như vụ, cục, viện, xí nghiệp, trường học…), thủ trưởng các cơ quan cấp khu, tỉnh, thành phố (như ty, sở, chi cục, ban…) hay Ủy ban hành chính huyện cấp, tùy theo công nhân, viên chức làm việc ở cơ quan, xí nghiệp của trung ương, của khu, tỉnh, thành phố hay của huyện;
- Đối với cán bộ thoát ly của các đoàn thể nhân dân thì do ban chấp hành các đoàn thể từ cấp huyện trở lên cấp;
- Đối với cán bộ xã và nhân dân thì do Ủy ban hành chính huyện hoặc tương đương cấp;
- Đối với dân công phục vụ chiến trường thì do đơn vị quân đội quản lý và sử dụng dân công từ cấp trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên cấp;
Hồ sơ sẽ chuyển cho Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố nơi cơ quan, đơn vị đóng hoặc nơi quản lý cán bộ xã và nhân dân bị thương để xét và ra quyết định trợ cấp thương tật. Đối với những trường hợp được hưởng trợ cấp hàng thàng, thì Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố cấp “phiếu lĩnh trợ cấp tạm thời”, rồi làm phiếu lập sổ gửi kèm hồ sơ về Bộ Nội vụ để xét cấp sổ trợ cấp thương tật chính thức. Đối với những trường hợp chi được hưởng trợ cấp một lần, Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trả nợ cấp một lần, rồi gửi hồ sơ về Bộ Nội vụ để lưu, theo dõi.
3. Đối với công nhân, viên chức Nhà nước, cán bộ xã, dân công và nhân dân chết được xác nhận là liệt sĩ, phải có hồ sơ theo đúng thủ tục quy định trong Thông tư số 29-NV ngày 06-11-1967 của Bộ Nội vụ.
Hồ sơ gồm có:
- Giấy chứng nhận hy sinh và đề nghị xác nhận liệt sĩ.
- Giấy chứng nhận tình hình thân nhân của liệt sĩ.
Hồ sơ sẽ chuyển cho Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố nơi gia đình liệt sĩ cư trú để xét và ra quyết định trợ cấp tiền tuất. Nếu gia đình liệt sĩ đủ điều kiện hưởng tiền tuất hàng tháng, thì Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố cấp “phiếu lĩnh trợ cấp tạm thời” và trả tiền trợ cấp lần đầu và hàng tháng cho gia đình, rồi làm phiếu lập sổ gửi kèm hồ sơ về Bộ Nội vụ để xét cấp sổ trợ cấp tiền tuất chính thức. Nếu gia đình liệt sĩ không đủ điều kiện hưởng tiền tuất hàng tháng, thì Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố cấp tiền tuất một lần cho gia đình, rồi gửi hồ sơ về Bộ Nội vụ để lưu, theo dõi.
Các khoản trợ cấp mất sức lao động cho quân nhân chưa đủ 5 năm công tác liên tục, trợ cấp thương tật một lần và hàng tháng, trợ cấp tiền tuất một lần và hàng tháng cho công nhân, viên chức Nhà nước, cán bộ xã, dân công và nhân dân bị thương hoặc chết nói trong thông tư này đều do ngân sách Nhà nước đài thọ. Các khoản kinh phí do Bộ Tài chính chuyển cho Bộ Nội vụ để phân phối cho các địa phương.
Các chế độ đãi ngộ đối với quân nhân, công nhân, viên chức Nhà nước, cán bộ xã, dân công và nhân dân quy định trong Nghị định số 111B-CP được thi hành thống nhất kể từ ngày 01 tháng 8 năm 1967.
Những quân nhân dân chưa đủ 5 năm công tác liên tục bị mất sức lao động, những công nhân, viên chức Nhà nước, cán bộ xã, dân công và nhân dân bị thương hoặc chết từ ngày 05-08-1964 (ngày mà đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Băc đến ngày 31-07-1967, có đủ điều kiện quy định trong nghị định đều được xét giải quyết quyền lợi, riêng những người được trợ cấp hàng tháng thì được hưởng trợ cấp từ ngày 01-08-1967 trở đi.
Trong khi thi hành các chế độ nói trên, nếu có gì mắc mứu, khó khăn, đề nghị các cơ quan, đoàn thể, các đơn vị quân đội và các địa phương kịp thời phản ánh cho Bộ Nội vụ để nghiên cứu giải quyết.
Bộ Nội vụ xin gửi kèm theo thông tư này bán phụ lục tóm tắt các chế độ đãi ngộ đối với dân quân, tự vệ bị thương hoặc chết trong chiến đấu và một số mẫu giấy tờ .
K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
- 1Thông tư 51-TTg/NC-1965 về việc tăng cường chấp hành các chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên bộ 02-TT/LB-1966 hướng dẫn chế độ đối với công nhân, viên chức Nhà nước kể cả công nhân viên quốc phòng bị tai nạn chiến tranh do Bộ Nội vụ - Tổng công đòan Việt Nam ban hành
- 3Nghị định 161-CP năm 1964 ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân trong khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết; nữ quân nhân khi có thai và khi đẻ; quân nhân dự bị và dân quân tự vệ ốm đau, bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ quân sự do Hội đồng chính phủ ban hành
- 4Thông tư 01-NV-1974 hướng dẫn việc tổ chức chôn cất, quản lý hồ sơ, di sản và mồ mả của cán bộ, đồng bào miền Nam chết ở trên miền Bắc do Bộ Nội vụ ban hành
- 5Thông tư liên bộ 104-LB/QP năm 1965 giải thích và hướng dẫn thi hành Điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ quân nhân trong khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết; nữ quân nhân khi có thai và khi đẻ; quân nhân dự bị, dân quân, tự vệ ốm đau, bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ quân sự do Liên bộ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 05/2014/QĐ-TTg công khai chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công, viên chức do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Nghị định 111B-CP năm 1967 bổ sung chế độ đãi ngộ đối với quân nhân, cán bộ, công nhân, viên chức và nhân dân bị thương, bị hy sinh hoặc mất sức lao động trong khi làm nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 51-TTg/NC-1965 về việc tăng cường chấp hành các chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên bộ 02-TT/LB-1966 hướng dẫn chế độ đối với công nhân, viên chức Nhà nước kể cả công nhân viên quốc phòng bị tai nạn chiến tranh do Bộ Nội vụ - Tổng công đòan Việt Nam ban hành
- 4Nghị định 161-CP năm 1964 ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân trong khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết; nữ quân nhân khi có thai và khi đẻ; quân nhân dự bị và dân quân tự vệ ốm đau, bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ quân sự do Hội đồng chính phủ ban hành
- 5Thông tư 01-NV-1974 hướng dẫn việc tổ chức chôn cất, quản lý hồ sơ, di sản và mồ mả của cán bộ, đồng bào miền Nam chết ở trên miền Bắc do Bộ Nội vụ ban hành
- 6Thông tư liên bộ 104-LB/QP năm 1965 giải thích và hướng dẫn thi hành Điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ quân nhân trong khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết; nữ quân nhân khi có thai và khi đẻ; quân nhân dự bị, dân quân, tự vệ ốm đau, bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ quân sự do Liên bộ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Nội vụ ban hành
- 7Quyết định 05/2014/QĐ-TTg công khai chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công, viên chức do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 01-NV-1968 hướng dẫn thi hành Nghị địn 111B-CP-1967 bổ sung chế độ đãi ngộ đối với quân nhân, cán bộ, công nhân, viên chức và nhân dân bị thương, bị hy sinh hoặc mất sức lao động trong khi làm nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước do Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 01-NV
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 25/01/1968
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Lê Tất Đắc
- Ngày công báo: 30/04/1968
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: 09/02/1968
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định