Điều 12 Thông tư 01/2019/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổng hợp, lập kế hoạch và kinh phí bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm hoặc kế hoạch bảo trì theo kỳ kế hoạch khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
2. Kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa dựa trên việc tổng hợp và thẩm định các số liệu, báo cáo, đề xuất từ đơn vị cơ sở, phản ánh đúng các yêu cầu thực tế và hiện trạng công trình, phù hợp với quy trình bảo trì công trình theo nội dung công việc bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ.
3. Kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm bao gồm các thông tin cơ bản sau: Tên công trình, hạng mục công trình thực hiện; đơn vị, khối lượng, kinh phí thực hiện; thời gian thực hiện; phương thức thực hiện, mức độ ưu tiên. Kế hoạch bảo trì theo mẫu Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Nội dung của kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm bao gồm:
a) Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa bao gồm: kiểm tra tuyến định kỳ, đột xuất, phục vụ công tác nghiệm thu; khảo sát, đo dò bãi cạn, luồng qua khu vực phức tạp; kiểm tra đèn báo hiệu, tín hiệu; điều chỉnh, dịch chuyển báo hiệu đường thủy nội địa trên bờ, dưới nước; bảo dưỡng báo hiệu, tín hiệu, phương tiện, thiết bị, các công trình phục vụ trên tuyến đường thủy nội địa đang khai thác; trực đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc, phòng chống thiên tai; quan trắc mực nước, theo dõi lưu lượng phương tiện vận tải; cập nhật các dữ liệu có liên quan về công trình đường thủy nội địa và các công tác đặc thù khác theo tiêu chuẩn bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa, định mức kinh tế-kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa và quy trình bảo trì; điều tiết khống chế đảm bảo giao thông;
b) Sửa chữa định kỳ công trình đường thủy nội địa bao gồm: khảo sát phục vụ quản lý và thông báo luồng; nạo vét đảm bảo giao thông luồng theo cấp kỹ thuật đã công bố; nạo vét chỉnh trị luồng và gia cố mái taluy (nếu có) theo cấp kỹ thuật; sửa chữa âu tàu, kè, nhà trạm; thanh thải vật chướng ngại trong luồng và hành lang bảo vệ luồng; bổ sung, thay thế báo hiệu, tín hiệu; sửa chữa, thay thế, bổ sung hạng mục, công trình phụ trợ, phương tiện, thiết bị, phụ kiện và các phần mềm; dịch vụ ứng dụng công nghệ phục vụ công tác quản lý, khai thác và bảo trì;
c) Sửa chữa đột xuất công trình đường thủy nội địa bao gồm: sửa chữa sự cố hư hỏng do thiên tai hoặc sự cố bất thường khác gây ra;
d) Các công việc khác: danh mục công trình chuẩn bị đầu tư; xây dựng định mức kinh tế-kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa; lập, điều chỉnh quy trình và định mức quản lý, khai thác, bảo trì đối với công trình được đầu tư bằng ngân sách nhà nước đã đưa vào khai thác, sử dụng; ứng dụng công nghệ phục vụ quản lý, bảo trì công trình đường thủy nội địa; quan trắc, kiểm định chất lượng công trình đường thủy nội địa.
5. Trình tự lập, phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm
a) Hàng năm, căn cứ tình trạng kỹ thuật của công trình, các thông tin về quy mô và kết cấu công trình, lịch sử bảo trì công trình, các thông tin và dữ liệu khác, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì, định mức kinh tế kỹ thuật, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam rà soát, tổng hợp, lập kế hoạch và dự toán kinh phí nhu cầu bảo trì công trình đường thủy nội địa của năm sau trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 30 tháng 5 hàng năm; đồng thời rà soát danh mục công trình, hạng mục công trình chuẩn bị đầu tư trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15 tháng 6 hàng năm để xem xét, chấp thuận;
b) Bộ Giao thông vận tải rà soát, chấp thuận kế hoạch nhu cầu bảo trì công trình cho năm sau trước ngày 30 tháng 6 hàng năm; tổng hợp kế hoạch và kinh phí bảo trì vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Giao thông vận tải, gửi Bộ Tài chính;
c) Căn cứ danh mục công trình, hạng mục công trình chuẩn bị đầu tư được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình hoàn thành trước 01 tháng 11 hàng năm;
d) Trên cơ sở Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải thông báo dự toán thu, chi ngân sách nhà nước gửi cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và người quản lý, khai thác, sử dụng, trong đó có phần kinh phí dành cho bảo trì công trình đường thủy nội địa;
đ) Căn cứ nội dung tại điểm b, điểm c khoản này, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức rà soát danh mục công trình, hạng mục công trình và khối lượng công trình cần thiết, lập kế hoạch và kinh phí bảo trì công trình đường thủy nội địa (bao gồm kinh phí dự kiến dành cho chuẩn bị đầu tư của năm sau), trình Bộ Giao thông vận tải chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo quy định tại điểm d khoản này;
e) Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt kế hoạch, kinh phí bảo trì công trình đường thủy nội địa; tổng hợp, giao dự toán thu chi ngân sách theo quy định.
6. Trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung công trình, hạng mục công trình ngoài kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa đã phê duyệt, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương, danh mục bổ sung và tổng hợp kế hoạch bảo trì điều chỉnh, bổ sung trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
7. Nhu cầu bảo trì theo kỳ kế hoạch tài chính - ngân sách được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Thông tư 01/2019/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Yêu cầu về bảo trì công trình đường thủy nội địa
- Điều 4. Chi phí bảo trì công trình đường thủy nội địa
- Điều 5. Trình tự thực hiện bảo trì công trình đường thủy nội địa
- Điều 6. Quy trình bảo trì công trình đường thủy nội địa
- Điều 7. Tài liệu phục vụ quản lý, bảo trì công trình đường thủy nội địa
- Điều 8. Nội dung quản lý công trình đường thủy nội địa
- Điều 9. Nội dung bảo trì công trình đường thủy nội địa
- Điều 10. Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn và định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý và bảo trì đường thủy nội địa
- Điều 11. Trách nhiệm quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa
- Điều 12. Lập, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải quản lý
- Điều 13. Thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải quản lý
- Điều 14. Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức, cá nhân quản lý
- Điều 15. Quan trắc công trình đường thủy nội địa phục vụ công tác bảo trì
- Điều 16. Quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình đường thủy nội địa
- Điều 17. Thực hiện bảo trì đối với công trình đường thủy nội địa đang khai thác nhưng chưa có quy trình bảo trì
- Điều 18. Quy định về xử lý công trình đường thủy nội địa hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp
- Điều 19. Xử lý đối với công trình đường thủy nội địa có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng
- Điều 20. Báo cáo, kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình