Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ THUỶ SẢN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 734/TB-BTS | Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2007 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN, ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN NĂM 2007
Ngày 10/4/2007, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản Tạ Quang Ngọc đã chủ trì họp nghe báo cáo tình hình xuất khẩu thuỷ sản 3 tháng đầu năm và chỉ đạo một số biện pháp nhằm giải quyết khó khăn trước mắt, đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản năm 2007. Dự họp có đại diện Lãnh đạo các Vụ, Cục, Trung tâm tin học, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam và Văn phòng Bộ.
Sau khi nghe báo cáo của Vụ Kế hoạch Tài chính; phát biểu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản (NAFIQAVED) và ý kiến tham gia của các đại biểu dự họp, Bộ trưởng đã kết luận như sau :
Hàng năm, tỷ trọng giá trị xuất khẩu của quý I thường thấp so với cả năm. Tuy chưa có số liệu thống kê cập nhật cho tới ngày 31/3/2007 song 3 tháng đầu năm cho thấy có những tín hiệu đáng mừng về tăng trưởng giá trị xuất khẩu thuỷ sản và năng lực sản xuất chế biến xuất khẩu. Mặc dù vậy, trong 3 tháng qua cũng xuất hiện một số điểm lưu ý sau :
1. Có thay đổi về trật tự thị trường xuất khẩu chính về giá trị theo thứ tự EU, Mỹ, Nhật Bản; xuất khẩu cá tăng mạnh, trong khi xuất khẩu tôm chững lại.
2. Một số vấn đề về an toàn vệ sinh sản phẩm xuất khẩu từ nửa cuối năm 2006 trên một số thị trường chưa được giải quyết triệt để, số lô hàng vào Nhật Bản bị cảnh báo theo thống kê từng tháng chưa giảm đi rõ rệt.
3. Sự tăng nhanh xuất khẩu cá da trơn, nhất là vào các thị trường EU và Nga có sự đột biến, cần phát huy thế mạnh của sản phẩm này nhưng đồng thời lưu ý các rủi ro về phía thị trường nhập khẩu và về thị trường nguyên liệu trong nước cúng như phát sinh các vấn đề môi trường nuôi.
4. Có xu hướng rõ rệt thiếu hụt nguyên liệu nhất là những tháng đầu năm; đây cũng là một cản trở hiện nay về sau cho việc tăng trưởng liên tục giá trị xuất khẩu.
5. Còn một số việc phải chấn chỉnh về phía doanh nghiệp chế biến như : lạm dụng hoá chất bảo quản, giữ nước, sử dụng mã số doanh nghiệp xuất khẩu.
6. Một số nội dung quy định cần thiết hoặc chưa xây dựng hoặc chưa được rà soát điều chỉnh bổ sung. Một số thủ tục hành chính chưa được quan tâm cải tiến.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ xuất khẩu thuỷ sản năm 2007 yêu cầu làm tốt các công việc sau đây :
a) Vụ Kế hoạch Tài chính tổng hợp các nội dung liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh cá tra, ba sa; có định hướng rõ các yêu cầu chỉ đạo của Bộ để chuẩn bị cho việc tham dự tại cuộc họp sắp tới của Ban Điều hành sản xuất cá tra, ba sa.
b) Nhập nguyên liệu để tái chế xuất khẩu cần được tính đến. Tuy nhiên, cần tính tới các yếu tố liên quan đến thuế nhập khẩu sao cho vừa giản tiện, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu, đồng thời vẫn bảo đảm các yếu tố phát huy được thế mạnh của ta trong nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ chính đáng sản phẩm sản xuất trong nước. Giao vụ Kế hoạch Tài chính đề xuất thành lập Tổ thực hiện các công việc chuẩn bị Đề án về vấn đề này để sớm bắt tay vào thực hiện trong tháng 4/2007.
c) Liên quan đến các quy định và yêu cầu đáp ứng của thị trường, có 4 việc cần làm ngay :
- NAFIQAVED cập nhật đầy đủ các yêu cầu mới về an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trường nhập khẩu, báo cáo Bộ để có các quy định phù hợp, đồng thời hông báo và hướng dẫn thực hiện.
- FAFIQAVED trình Dự thảo việc sửa đổi, bổ sung các quy định ban hành kèm theo các Quyết định 649/2000/QĐ-BTS, 650/200/QĐ-BTS ngày 04/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản trước 30/6/2007.
- Vụ Pháp chế chủ trì, rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ liên quan đến thủ tục hành chính trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu. Trước mắt cần ưu tiên trình ban hành hướng dẫn sớm Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản; tập trung cho các Điều từ 11 đến 16 quy định về điều kiện sản xuất kinh doanh, liên quan chế biến thuỷ sản và nguyên liệu thuỷ sản dùng cho chế biến để giải quyết được các yêu cầu bức xúc về an toàn vệ sinh trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản hiện nay.
- Vụ Khoa học Công nghệ chủ trì rà soát để sớm hoàn chỉnh hệ thống quy chuẩn định mức cho vùng nuôi/ao nuôi, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo được an toàn vệ sinh và không gây hại đến môi trường.
d) Vụ Kế hoạch Tài chính tham mưu dự thảo Chỉ thị của Bộ trưởng chấn chỉnh những hoạt động, hành vi ảnh hưởng uy tín của xuát khẩu thuỷ sản Việt Nam như : bơm chích tạp chất; các thủ thuật nhằm tăng khối lượng và kích cỡ; việc nhập khẩu nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ; tình trạng buông lỏng quản lý tron sử dụng lẫn mã số doanh nghiệp được cấp của cơ sở đủ điều kiện sản xuất chế biến xuất khẩu thuỷ sản.
Trên đây là ý kiến két luận của Bộ trưởng, Văn phòng thông báo để các đơn vị biết, thực hiện.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
- 2Quyết định 650/2000/QĐ-BTS ban hành Quy chế kiểm tra và chứng nhận Nhà nước về chất lượng hàng hoá thuỷ sản, thay thế Quy chế kèm theo Quyết định 08/2000/QĐ-BTS của Bộ trưởng Bộ Thủy sản
- 3Quyết định 649/2000/QĐ-BTS về Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thay thế Quy chế kèm theo Quyết định 01/2000/QĐ-BTS do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 4Thông báo 239/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về tình hình và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo số 734/TB-BTS về việc kết luận của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về một số biện pháp giải quyết khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản năm 2007 do Bộ Thủy sản ban hành
- Số hiệu: 734/TB-BTS
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 12/04/2007
- Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản
- Người ký: Vũ Tuấn Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/04/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra