Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 322/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2016 |
Ngày 30 tháng 9 năm 2016, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và phát động phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia (Ban Chỉ đạo), các đồng chí thành viên của Ban Chỉ đạo, Lãnh đạo các Ban của Đảng, các Ủy ban của Quốc hội, các Bộ, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp.
Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nguyễn Xuân Cường - Phó Ban Chỉ đạo báo cáo triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (Chương trình), Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương báo cáo kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới, ý kiến tham luận của Lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết luận như sau:
Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, đã được nhân dân đồng tình và hưởng ứng tích cực. Chính phủ đã triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến nay, hệ thống cơ chế, chính sách đã được ban hành đồng bộ trên các mặt kinh tế xã hội và đời sống nông thôn; xây dựng kết cấu hạ tầng, văn hóa, giáo dục, y tế, việc làm, giảm nghèo, môi trường, đời sống, sản xuất, thu nhập của người nông dân; bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự xã hội trên địa bàn nông thôn; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn nông thôn; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chính là nội dung cụ thể trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn mới là giảm khoảng cách giữa đô thị với nông thôn; nhằm cải thiện và chăm lo đời sống nhân dân, nâng cao mức sống về vật chất, tinh thần của người dân, phát triển bền vững trên địa bàn nông thôn, là nhiệm vụ chính trị, cần phải kiên trì, tổ chức thực hiện.
Hơn 05 năm qua, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước đã chung sức, đồng lòng tích cực triển khai thực hiện, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bộ mặt nông thôn đổi mới, khang trang, xanh, sạch, đẹp hơn; hạ tầng thiết yếu về giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục... được cải thiện; nhiều mô hình sản xuất hiệu quả với ứng dụng khoa học, công nghệ đạt hiệu quả cao ngày càng được nhân rộng; số hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên. Đến nay, số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 2.045 xã đạt 19 tiêu chí (chiếm 23 % tổng số xã). Bình quân mỗi xã đạt 13,1 tiêu chí, 26 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ biểu dương, đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của các Bộ, ngành, các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể cùng cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân đã chung vai, góp sức, tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Chương trình xây dựng nông thôn mới vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần phải tập trung khắc phục như: Sự quan tâm thực hiện Chương trình có nơi, có lúc thiếu sâu sát, chưa thường xuyên và chặt chẽ; nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, công tác chỉ đạo, điều hành sử dụng vốn của một số địa phương kém hiệu quả, còn trông chờ vào nguồn lực của Trung ương; kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, còn khoảng cách lớn giữa các địa phương và vùng miền, đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của một bộ phận nông dân nghèo nàn; việc tổ chức thực hiện một số cơ chế chính sách chưa thực sự quyết liệt, lúng túng, thiếu đồng bộ, một số văn bản hướng dẫn chưa sát thực tế, chậm bổ sung, sửa đổi; tổ chức sản xuất trong nông nghiệp còn chưa liên kết bền vững, tái cơ cấu nông nghiệp gắn kết với xây dựng nông thôn mới hạn chế, ở một số địa phương việc xây dựng đời sống văn hóa còn hình thức, môi trường nông thôn vẫn tiếp tục bị đe dọa; biểu hiện bệnh thành tích làm cho không ít địa phương lạm dụng Bộ tiêu chí nông thôn mới để đầu tư quá mức vào hạ tầng, có nơi huy động người dân đóng góp quá sức gây bức xúc trong nhân dân; việc đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới ở một số nơi còn hình thức, chưa thực chất; một số địa phương có dấu hiệu chững lại, cầm chừng.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI
Cơ bản nhất trí với các nhiệm vụ, giải pháp triển khai Chương trình được nêu trong Báo cáo của Ban Chỉ đạo. Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình giai đoạn 2016-2020 đã được giao tại Nghị quyết 100/2015/QH13 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện một số công tác trọng tâm sau:
1. Nâng cao hơn nữa nhận thức vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới, phải xác định nông thôn mới phải là nông thôn của khát vọng khởi nghiệp, làm giàu, thu hút các nguồn lực phát triển và lan tỏa các giá trị bền vững; nông thôn của một thế hệ nông dân trí thức, dám nghĩ, dám làm, đổi mới sáng tạo; nông thôn mới cũng đồng nghĩa cuộc sống mới trên cơ sở cập nhật thông tin, tiếp cận và nắm bắt những cơ hội từ cuộc cách mạng khoa học công nghệ, toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại đem lại (tỷ lệ sử dụng internet, mật độ doanh nghiệp, các tiêu chuẩn quản trị sản xuất nông nghiệp tiên tiến, chỉ số thương mại và thị trường nhất là thương mại điện tử để sản xuất gắn với tiêu dùng).
2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thực sự hành động vì dân với tinh thần của Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp; xây dựng kế hoạch với lộ trình, bước đi, giải pháp cụ thể trên địa bàn, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung của Chương trình theo Quyết định 1600/QĐ-TTg; tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 398/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, khẩn trương ban hành ngay trong tháng 10 năm 2016: Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Nghị định về cơ chế đặc thù nhóm C quy mô nhỏ của Chương trình; Quyết định về quy chế quản lý điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định về nguyên tắc, nội dung, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình; Quyết định kinh phí khen thưởng cho các xã, huyện tiêu biểu giai đoạn 2011-2015; kiện toàn Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia các địa phương và Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp.
3. Ban Chỉ đạo Trung ương và địa phương cần rà soát lại tất cả các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình một cách hiệu quả; xây dựng tiêu chí nông thôn mới ở mức cao hơn cho các xã, huyện ở các địa phương đã được công nhận đạt chuẩn nông mới giai đoạn 2010 - 2015; có các cơ chế, chính sách thích hợp và đủ mạnh để thực sự khuyến khích việc ứng dụng khoa học - công nghệ, huy động nguồn lực, thu hút doanh nghiệp, đào tạo nhân lực đầu tư vào địa bàn nông thôn, phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp thu dụng nhiều lao động nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn; tăng cường các giải pháp để bảo đảm hỗ trợ các huyện, xã khó khăn có số tiêu chí đạt còn thấp; quan tâm các tiêu chí giảm nghèo, nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm; việc công nhận, khen thưởng các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới phải thực chất, khách quan, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua, tránh chạy theo thành tích.
4. Xây dựng nông thôn mới với mục đích cuối cùng là nâng cao cuộc sống, nhu nhập của người dân nông thôn, vì vậy, các địa phương cần tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, nhất là việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm; giải pháp hỗ trợ hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững với quy mô sản xuất hàng hóa lớn đối với các nhóm sản phẩm chủ lực cấp huyện, tỉnh và cấp quốc gia; đẩy mạnh chuyển đổi sang mô hình hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012.
5. Chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hóa một cách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn từng vùng, miền; chú trọng nâng cao chất lượng các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu gắn liền với đô thị văn minh; cần tập trung vào các tiêu chí môi trường nhằm khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng nguy hại đến đời sống của người dân nông thôn, nhất là ở các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
6. Tiếp tục đa dạng hóa các nguồn vốn để thực hiện Chương trình thông qua các hình thức lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; về nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngoài nguồn vốn đã được Quốc hội bố trí, trong quá trình thực hiện Chính phủ sẽ tìm nguồn lực khác, kể cả vốn vay quốc tế để tăng thêm cho Chương trình; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; tăng cường các hình thức hợp tác công tư và xã hội hóa để thu hút đầu tư vào bảo vệ và xử lý môi trường, giao thông nông thôn, hạ tầng thương mại, cung cấp nước sạch, dịch vụ văn hóa - thể thao; giải pháp khắc phục, hạn chế nợ đọng xây dựng cơ bản sai quy định trên địa bàn nông thôn, công khai các khoản đóng góp của dân, theo nguyên tắc tự nguyện và do hội đồng nhân dân cấp xã thông qua.
7. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, kiện toàn năng lực bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng chuyên trách, chuyên nghiệp; bố trí đội ngũ cán bộ, công chức giỏi về chuyên môn, tâm huyết để đáp ứng yêu cầu công việc nhưng đảm bảo nguyên tắc không phát sinh biên chế của từng cấp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn mới; tiếp tục phát huy vai trò phản biện, giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư đối với xây dựng nông thôn mới. Định kỳ, tổ chức điều tra về sự hài lòng của người dân đối với tiến độ và kết quả thực hiện xây dựng thôn mới trên địa bàn.
8. Các Bộ, Ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt tới các cấp, các ngành và nhân dân cùng tham gia, hưởng ứng tích cực, triển khai có hiệu quả phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020”, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong tổ chức các phong trào thi đua giai đoạn 2016 - 2020; cần phải được triển khai sâu rộng từ Trung ương đến cấp cơ sở, với nội dung, hình thức phong phú, thiết thực, phù hợp với thực tiễn ở địa phương; phát huy được sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội; gắn phong trào thi đua với tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phong trào thi đua khác trên địa bàn cả nước.
9. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức đồng lòng, quyết tâm thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
III. VỀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA CÁC TỈNH
Về các khó khăn, kiến nghị, đề xuất của các địa phương trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 như cơ chế lồng ghép huy động vốn; xây dựng cơ chế đặc thù cho huyện điểm, cho vùng khó khăn; nâng mức hỗ trợ trái phiếu Chính phủ cho tỉnh có nguồn thu thấp; cơ chế vượt thu để lại cho xây dựng nông thôn mới, tiền thu từ đấu giá đất; xây dựng hạ tầng kết nối vùng sản xuất hàng hóa; không quy định hệ số phân bổ vốn ngân sách Trung ương; ưu tiên cho hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất, mô hình liên kết của các hợp tác xã gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; quy định cho phép mức nợ xây dựng cơ bản nông thôn mới; đánh giá mức tăng của các tiêu chí; vốn đầu tư đối với các đề án, mô hình thí điểm (đề án xây dựng nông thôn mới các xã biên giới tỉnh Điện Biên và đề án các xã biên giới Việt- Trung tỉnh Lào Cai, đề án xã hội hóa nước sạch nông thôn giai đoạn 2016-2020, đề án thí điểm xây dựng một số trung tâm giao dịch, thu mua nông sản an toàn ở các xã nông thôn mới, mô hình Làng đô thị xanh ở Lâm Đồng, mô hình xã nông thôn kiểu mẫu ở Hà Tĩnh...): Giao Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương chủ trì tổng hợp, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đề xuất, giải quyết theo thẩm quyền, hướng dẫn địa phương thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, Ban, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương liên quan biết, thực hiện./.
| BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Thông báo 164/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội nghị sơ kết thực hiện 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2016 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 6927/VPCP-KTN năm 2016 báo cáo của Kiểm toán nhà nước về kết quả kiểm toán nợ đọng xây dựng cơ bản trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 8537/VPCP-KTN năm 2016 chuẩn bị báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIV về thực hiện Nghị quyết 26/2012/QH13 và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2010-2015 gắn với tái cơ cấu nông nghiệp do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1980/QĐ-TTg năm 2016 Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông báo 330/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hải Phòng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Thông báo 332/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Hội nghị Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thủy lợi, xây dựng nông thôn mới, liên kết hợp tác phát triển sản xuất nông sản chủ lực theo chuỗi giá trị vùng đồng bằng sông Cửu Long và Kế hoạch hợp tác liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Đồng Tháp Mười do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 317/QĐ-BCĐCTMTQG năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020
- 8Công văn 9315/VPCP-KGVX năm 2016 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật dược do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 4322/BVHTTDL-VHCS năm 2016 hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 10Công văn 2474/BXD-QLN năm 2016 chuẩn bị số liệu cho Hội nghị trực tuyến về chính sách nhà ở cho công nhân do Bộ Xây dựng ban hành
- 11Công văn 11342/VPCP-ĐMDN năm 2016 kiến nghị của doanh nghiệp tháng 11 năm 2016 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Luật hợp tác xã 2012
- 3Nghị quyết 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do Quốc hội ban hành
- 4Quyết định 398/QĐ-TTg năm 2016 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông báo 164/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội nghị sơ kết thực hiện 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2016 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 6927/VPCP-KTN năm 2016 báo cáo của Kiểm toán nhà nước về kết quả kiểm toán nợ đọng xây dựng cơ bản trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 8537/VPCP-KTN năm 2016 chuẩn bị báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIV về thực hiện Nghị quyết 26/2012/QH13 và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2010-2015 gắn với tái cơ cấu nông nghiệp do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 1980/QĐ-TTg năm 2016 Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Thông báo 330/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hải Phòng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 11Thông báo 332/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Hội nghị Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thủy lợi, xây dựng nông thôn mới, liên kết hợp tác phát triển sản xuất nông sản chủ lực theo chuỗi giá trị vùng đồng bằng sông Cửu Long và Kế hoạch hợp tác liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Đồng Tháp Mười do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 317/QĐ-BCĐCTMTQG năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020
- 13Công văn 9315/VPCP-KGVX năm 2016 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật dược do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 14Công văn 4322/BVHTTDL-VHCS năm 2016 hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 15Công văn 2474/BXD-QLN năm 2016 chuẩn bị số liệu cho Hội nghị trực tuyến về chính sách nhà ở cho công nhân do Bộ Xây dựng ban hành
- 16Công văn 11342/VPCP-ĐMDN năm 2016 kiến nghị của doanh nghiệp tháng 11 năm 2016 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 322/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và phát động phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 322/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 12/10/2016
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Mai Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra