ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 957/QĐ-UBND | Bắc Giang, ngày 21 tháng 06 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ TÀI “ỨNG DỤNG CÁC TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU NGƯU TẤT (ACHYRANTHES BIDENTATA BLUME) THEO TIÊU CHÍ GAP-WHO NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ TĂNG THU NHẬP CHO NÔNG DÂN TẠI TỈNH BẮC GIANG”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000; Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 47/TTr-KHCN ngày 13 tháng 6 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề tài “Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trồng trọt, chế biến và bảo quản dược liệu Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) theo tiêu chí GAP-WHO nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tăng thu nhập cho nông dân tại tỉnh Bắc Giang”, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên đề tài: Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trồng trọt, chế biến và bảo quản dược liệu Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) theo tiêu chí GAP-WHO nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tăng thu nhập cho nông dân tại tỉnh Bắc Giang.
2. Cơ quan chủ trì: Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Đông Á.
3. Chủ nhiệm đề tài: Dược sỹ Lê Minh Nguyệt.
4. Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2015).
5. Mục tiêu của đề tài:
- Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ về KH&CN trong trồng trọt Ngưu tất theo một số tiêu chí GAP-WHO nhằm xây dựng quy trình trồng trọt Ngưu tất cho năng suất và chất lượng cao tại Bắc Giang.
- Xây dựng mô hình thâm canh Ngưu tất theo một số tiêu chí GAP-WHO trong cơ cấu cây trồng vụ đông, đem lại hiệu quả kinh tế góp phần tăng thu nhập cho nông dân tại Bắc Giang.
- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu Ngưu tất.
6. Nội dung thực hiện:
6.1. Điều tra, khảo sát hiện trạng, tình hình sản xuất nông nghiệp và canh tác cây vụ đông tại vùng nghiên cứu.
- Xây dựng 01 mẫu phiếu và tổ chức điều tra 450 phiếu: mỗi huyện 3 xã và mỗi xã điều tra 30 hộ tại các huyện Hiệp Hòa, Yên Dũng và Lạng Giang; thu thập các số liệu thứ cấp về khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước tưới, sản xuất nông nghiệp và cây trồng vụ đông.
- Khảo sát và phân tích đất, nước để so sánh với các chỉ tiêu an toàn của tiêu chuẩn GAP-WHO (chỉ tiêu về kim loại nặng, vi sinh vật, thuốc bảo vệ thực vật,...).
+ Phân tích đất: lấy mỗi huyện 4 mẫu đất, phân tích 11 chỉ tiêu như độ pH, hàm lượng mùn, N, P2O5 tổng số, P2O5 dễ tiêu, K2O, Mg, các kim loại nặng trong đất như Asen, thủy ngân, Cadimi, chì... để xác định tính phù hợp của cây Ngưu tất.
+ Phân tích chất lượng nguồn nước: lấy mỗi huyện 4 mẫu, phân tích 8 chỉ tiêu như kim loại nặng như Asen, thủy ngân, Cadimi, chì và 4 chủng vi sinh vật như E. coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhimurium, Staphylococcus aureus.
- Xử lý số liệu điều tra, phân tích, tổng hợp và viết báo cáo kết quả điều tra.
6.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh Ngưu tất theo một số tiêu chí GAP-WHO.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất cây Ngưu tất
+ Quy mô, địa điểm: Bố trí thí nghiệm theo phương pháp thí nghiệm đồng ruộng với 3 thời vụ: gieo hạt từ 15/9- 30/9; gieo hạt từ 1/10-15/10; gieo hạt từ 16/10-30/10, quy mô 6500 m2 tại 2 huyện Hiệp Hòa và Yên Dũng.
+ Theo dõi, đánh giá sinh trưởng phát triển, năng suất dược liệu, chọn ra thời vụ thích hợp nhất cho từng huyện và phù hợp với cơ cấu cây trồng của địa phương.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của đất trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây Ngưu tất
+ Quy mô, địa điểm: Bố trí thí nghiệm theo phương pháp thí nghiệm đồng ruộng trên 2 loại đất phù xa cổ và đất phù xa ven sông, với quy mô 4300m2 tại 2 huyện Hiệp Hòa và Yên Dũng.
+ Theo dõi, đánh giá sinh trưởng phát triển, năng suất dược liệu, lựa chọn loại đất thích hợp nhất.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây Ngưu tất
+ Quy mô, địa điểm: Bố trí thí nghiệm theo phương pháp thí nghiệm đồng ruộng với 3 công thức bón phân, quy mô 6500 m2 tại 2 huyện Hiệp Hòa và Yên Dũng.
Công thức 1: Bón phân theo tiêu chuẩn GACP của Trung Quốc, sử dụng phân hỗn hợp NPK của Nam Điền (1,5 tấn hữu cơ sinh học Quế Lâm No1 + 450kg NPK 9-6-3 + 100 kg đạm vàng + 450kg NPK 16-16-8 + 350kg NPK 10-0-30/ha).
Công thức 2: Bón phân theo qui trình VietGAP, sử dụng phân phức hợp có bổ sung đa vi lượng của công ty phân bón Bình Điền (1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 600kg NPK 18-6-6+TE + 800kg NPK 15-4-18+TE/ha).
Công thức 3 (đối chứng): Bón phân theo qui trình của Viện dược liệu, sử dụng phân đơn 25 tấn phân chuồng + Tro bếp 1 tấn + Đạm urê 380kg + Phân lân Lâm thao 500kg + phân Kali sulphat 150kg/ha.
+ Đánh giá sinh trưởng phát triển cây Ngưu tất dưới tác động của phân bón; đánh giá năng suất, hiệu quả kinh tế.
- Nghiên cứu biện pháp bảo vệ thực vật cho cây Ngưu tất theo hướng sinh học an toàn với môi trường
+ Quy mô, địa điểm: Bố trí thí nghiệm theo phương pháp thí nghiệm đồng ruộng với 3 công thức, sử dụng một số loại thuốc phòng trừ tuyến trùng hại rễ củ Ngưu tất, quy mô 6500 m2 tại 2 huyện Hiệp Hòa và Yên Dũng.
Công thức 1: Sử dụng Mocap 10H liều lượng 20kg/ha.
Công thức 2: Sử dụng sản phẩm sinh học nấm đối kháng SH-BV1 liều lượng 0,7 tấn/ha
Công thức 3 (đối chứng): Không sử dụng thuốc.
+ Xác định, chẩn đoán chính xác đối tượng gây hại Ngưu tất và đưa ra các đối tượng gây hại chính ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng dược liệu Ngưu tất trồng tại Bắc Giang.
+ Nghiên cứu biện pháp phòng trừ các đối tượng gây hại chính trên cây Ngưu tất theo hướng sinh học an toàn với môi trường.
+ Theo dõi, đánh giá về tốc độ sinh trưởng; tỷ lệ củ bị nhiễm bệnh; đánh giá năng suất dược liệu; đánh giá dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong dược liệu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng kỹ thuật sơ chế và bảo quản sau thu hoạch cho củ Ngưu tất
+ Quy mô, địa điểm: Thực hiện 6 phương pháp, quy mô 540 kg củ tươi tại 2 huyện Hiệp Hòa và Yên Dũng.
Phương pháp 1: Phơi dược liệu bằng phương pháp truyền thống và bảo quản dược liệu ở thủy phần 10%.
Phương pháp 2: Phơi dược liệu bằng phương pháp truyền thống và bảo quản dược liệu ở thủy phần 12%.
Phương pháp 3: Phơi dược liệu bằng phương pháp truyền thống và bảo quản dược liệu ở thủy phần 14%.
Phương pháp 4: Sấy dược liệu và bảo quản dược liệu ở thủy phần 10%.
Phương pháp 5: Sấy dược liệu và bảo quản dược liệu ở thủy phần 12%.
Phương pháp 6: Sấy dược liệu và bảo quản dược liệu ở thủy phần 14%.
+ So sánh đánh giá các phương pháp chọn phương pháp tối ưu nhất.
+ Đánh giá chất lượng mẫu dược liệu: Hàm lượng Saponin, độ ẩm, tro toàn phần, tỷ lệ gốc thân còn sót lại, tạp chất khác, kim loại nặng (Pb, Cd, Hg, As).
6.3. Xây dựng mô hình trồng Ngưu tất theo một số tiêu chí GAP- WHO, qui mô 7 ha
- Địa điểm triển khai tại các huyện Hiệp Hòa, Yên Dũng, Lạng Giang.
- Đánh giá năng suất, phân tích hàm lượng hoạt chất trong dược liệu theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV; đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng cây Ngưu tất và so sánh với cây trồng vụ đông tại các huyện triển khai mô hình.
6.4. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu Ngưu tất
- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm gồm các chỉ tiêu: Mô tả, vi phẫu; soi bột; độ ẩm; tro toàn phần; tro không tan trong axit; giới hạn nhiễm khuẩn; tỷ lệ các bộ phận khác của cây; tạp chất; hàm lượng kim loại nặng như Asen, Camidi, chì, thủy ngân, đồng; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; dư lượng SO2; định tính; định lượng.
- Các chỉ tiêu định tính, định lượng nâng cấp từ Dược điển Việt Nam IV và được thẩm định.
6.5. Xây dựng 5 chuyên đề khoa học.
- Chuyên đề 1: Ảnh hưởng của thời vụ khác nhau đến sinh trưởng, phát triển, năng suất Ngưu tất.
- Chuyên đề 2: Ảnh hưởng của loại đất trồng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển, năng suất Ngưu tất.
- Chuyên đề 3: Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến sinh trưởng, phát triển, năng suất Ngưu tất.
- Chuyên đề 4: Hướng dẫn theo dõi kiểm tra phát hiện sớm các loại sâu bệnh hại Ngưu tất và phương pháp phòng trừ hiệu quả và an toàn với con người và môi trường.
- Chuyên đề 5: Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật sơ chế và bảo quản sau thu hoạch đến chất lượng và hiệu quả dược liệu Ngưu tất.
6.6. Xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh Ngưu tất theo một số tiêu chí GAP-WHO phù hợp với điều kiện của địa phương
6.7. Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân, hội nghị đầu bờ và hội thảo khoa học
Tổ chức 06 lớp tập huấn cho nông dân về kỹ thuật trồng cây Ngưu tất; 08 hội nghị đầu bờ tại các xã thuộc huyện Hiệp Hòa, Yên Dũng, Lạng Giang, nhằm đánh giá hiệu quả thực tế trồng cây Ngưu tất; 01 hội thảo khoa học về kết quả nghiên cứu của đề tài.
7. Sản phẩm của đề tài:
- Bảng kết quả phân tích, đánh giá thành phần nông hóa, kim loại nặng và một số yếu tố vi sinh vật trong đất và nước tại địa điểm nghiên cứu;
- 05 thí nghiệm về một số biện pháp kỹ thuật thâm canh và phương pháp sơ chế bảo quản Ngưu tất theo một số tiêu chí GAP-WHO;
- Mô hình trồng Ngưu tất theo một số tiêu chí GACP- WHO, qui mô 7 ha;
- Bảng kết quả phân tích chất lượng mẫu dược liệu đã qua sơ chế, bảo quản;
- 05 chuyên đề nghiên cứu khoa học;
- Quy trình trồng trọt và chế biến Ngưu tất theo tiêu chí GAP-WHO tại Bắc Giang;
- Bộ hồ sơ tiêu chuẩn cơ sở dược liệu Ngưu tất;
- 06 lớp tập huấn kỹ thuật; 08 hội nghị đầu bờ và 01 hội thảo và kỷ yếu hội thảo khoa học.
- Báo cáo kết quả thực hiện đề tài;
- Các sản phẩm khác: 01 mẫu phiếu; 450 phiếu điều tra đầy đủ thông tin; báo cáo phân tích số liệu điều tra.
8. Kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí: 1.123.407.000 đồng (Một tỷ, một trăm hai mươi ba triệu, bốn trăm linh bảy nghìn đồng).
Trong đó:
- Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh: 704.551.000 đồng (Bảy trăm linh bốn triệu, năm trăm năm mươi mốt ngàn đồng).
- Kinh phí huy động từ dân và nguồn khác: 418.856.000 đồng (Bốn trăm mười tám triệu, tám trăm năm mươi sáu nghìn đồng).
Điều 2. Cơ quan chủ trì, chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm triển khai thực hiện đề tài đúng tiến độ và nội dung đã được phê duyệt.
Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và nghiệm thu đề tài theo đúng quy định của Nhà nước.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Đông Á; chủ nhiệm đề tài và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 492/QĐHC-CTUBND năm 2011 phê duyệt đề án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất vùng biển, ven biển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 do tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 2Quyết định 1025/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề tài “Thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng của mẹ tới suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Bắc Giang và hiệu quả một số biện pháp can thiệp”
- 3Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2013 triển khai công tác lập quy hoạch và xây dựng dự án phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 4Công văn 5406/UBND-CNN năm 2013 danh sách sản phẩm công nghệ cao được thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên đầu tư
- 5Quyết định 1601/2004/QĐ-UB về kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản xuất các mặt hàng nông, thuỷ sản tỉnh An Giang năm 2005-2006
- 6Quyết định 779/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án “Ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2014 - 2020”
- 7Quyết định 800/2015/QĐ-UBND Quy định định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 8Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU về nâng cao thu nhập và phúc lợi của người dân Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 1Luật Khoa học và Công nghệ 2000
- 2Nghị định 81/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoa học và công nghệ
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 492/QĐHC-CTUBND năm 2011 phê duyệt đề án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất vùng biển, ven biển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 do tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 5Quyết định 1025/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề tài “Thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng của mẹ tới suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Bắc Giang và hiệu quả một số biện pháp can thiệp”
- 6Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2013 triển khai công tác lập quy hoạch và xây dựng dự án phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 7Công văn 5406/UBND-CNN năm 2013 danh sách sản phẩm công nghệ cao được thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên đầu tư
- 8Quyết định 1601/2004/QĐ-UB về kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản xuất các mặt hàng nông, thuỷ sản tỉnh An Giang năm 2005-2006
- 9Quyết định 779/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án “Ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2014 - 2020”
- 10Quyết định 800/2015/QĐ-UBND Quy định định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 11Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU về nâng cao thu nhập và phúc lợi của người dân Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định 957/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề tài Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trồng trọt, chế biến và bảo quản dược liệu Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) theo tiêu chí GAP-WHO nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tăng thu nhập cho nông dân tại tỉnh Bắc Giang
- Số hiệu: 957/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/06/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
- Người ký: Bùi Văn Hạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/06/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực