THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 882/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2009 |
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2025
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003 và Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
- Là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, trung tâm của vùng miền Trung và Tây Nguyên; có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia;
- Là trung tâm vùng phát triển kinh tế biển, ưu tiên phát triển các ngành, công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng cấp quốc gia;
- Là thành phố cảng, đầu mối giao thông, viễn thông quan trọng trong vùng, quốc gia và quốc tế;
- Là trung tâm văn hóa thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ miền Trung;
- Là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước.
Bao gồm 6 quận nội thành và hai huyện Hòa Vang, Hoàng Sa với tổng diện tích 125.654,37 ha (trong đó diện tích phần đất liền là 95.154,37 ha, phần diện tích quần đảo Hoàng Sa là 30.500 ha). Ranh giới nghiên cứu được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam;
- Phía đông giáp Biển Đông.
Ranh giới cụ thể sẽ được xác định trong nội dung đề xuất của đồ án quy hoạch chung xây dựng.
- Quy mô dân số:
+ Hiện trạng 2007: dân số toàn thành phố là 806.744 người, trong đó dân số nội thị là 699.834 người;
+ Dự báo đến 2015: dân số thành phố đạt khoảng 1.082.000 người, trong đó dân số nội thị là 856.000 người;
+ Dự báo đến 2025: dân số thành phố đạt khoảng 1.500.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 1.209.000 người;
- Quy mô đất đai: diện tích đất xây dựng đô thị đến năm 2025 khoảng 19.500 ha.
4. Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
Căn cứ vào quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm ban hành về quy hoạch xây dựng, khả năng quỹ đất, điều kiện tự nhiên, môi trường, cho phép áp dụng chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại I được quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị. Trong quá trình lập quy hoạch xây dựng, có thể áp dụng một số tiêu chuẩn nước ngoài sau khi được Bộ Xây dựng xem xét thấy phù hợp.
5. Nội dung nghiên cứu lập quy hoạch
a) Định hướng phát triển không gian đô thị và phân khu chức năng
- Nghiên cứu và đề xuất mô hình phát triển không gian thành phố Đà Nẵng bao gồm: đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh (các thị trấn, thị xã …) bảo đảm sự gắn kết đồng bộ và ổn định giữa các không gian. Phát triển không gian đô thị phải có sự chuyển tiếp hài hòa giữa các khu đô thị hiện hữu và các khu đô thị mới;
- Đề xuất các phương án phân khu chức năng: khu vực phát triển đô thị, khu vực phát triển công nghiệp, khu vực phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vùng bảo tồn môi trường thiên nhiên … phát triển phải bảo đảm đô thị gắn kết với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái.
b) Tổ chức không gian kiến trúc
- Xác định vị trí và tổ chức không gian các khu trung tâm đô thị; xác định các vùng kiến trúc cảnh quan có tầm quan trọng trong không gian đô thị như các trung tâm, các cửa ngõ vào thành phố, các tuyến phố trục không gian chính, các hành lang ven sông và dọc bờ biển, các khu vực quảng trường, cây xanh … để có giải pháp tổ chức không gian phù hợp và tạo các điểm nhấn trong đô thị;
- Đề xuất định hướng quy hoạch cảnh quan và kiến trúc đô thị cho các khu vực đặc thù trong thành phố; nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ và tôn tạo các công trình di tích văn hóa lịch sử, các khu vực cảnh quan có vai trò quan trọng trong không gian đô thị …;
- Tổ chức không gian các điểm dân cư nông thôn với mục tiêu đáp ứng yêu cầu về nâng cao điều kiện sống đồng thời giữ được bản sắc văn hóa riêng.
c) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải được nghiên cứu quy hoạch hiện đại đáp ứng những mục tiêu và quan điểm phát triển của thành phố, đáp ứng nhu cầu sử dụng; bảo đảm mỹ quan, an toàn và vệ sinh môi trường, cụ thể:
- Giao thông đô thị: nghiên cứu quy hoạch hoàn chỉnh các công trình kết nối với hệ thống giao thông quốc gia, quốc tế như cảng hàng không, cảng biển, ga đường sắt …; hoàn thiện hệ thống giao thông nội thị bảo đảm kết nối phục vụ phát triển không gian đô thị và hoạt động của các khu chức năng; nghiên cứu đề xuất các mô hình giao thông vận tải công cộng (xe buýt, xe điện trên cao, metro …); xác định quy mô và quy hoạch bố trí hệ thống bến xe và bãi đỗ xe cho nhu cầu giao thông tĩnh của thành phố;
- Chuẩn bị kỹ thuật xây dựng: tận dụng địa hình tự nhiên, có tính tới những yếu tố bất lợi do khí hậu thay đổi xác định cao độ nền khống chế tại từng khu vực và các tuyến giao thông chính; đề xuất các giải pháp thoát nước mưa kết hợp hệ thống hồ điều hóa, hạn chế ảnh hưởng bất lợi từ bão lũ và nước biển dâng;
- Cấp nước: xác định nhu cầu, nguồn cấp, vị trí và quy mô các công trình đầu mối cấp nước. Quy hoạch mạng lưới đường ống cấp nước chính cùng các thông số kỹ thuật chủ yếu, đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước và quản lý vận hành hệ thống cấp nước;
- Cấp điện: xác định nhu cầu phụ tải công suất, nguồn cấp, vị trí quy mô các trạm biến áp, các mạng lưới phân phối chính, đề xuất các giải pháp vận hành và bảo đảm an toàn mạng lưới;
- Thoát nước và vệ sinh môi trường: xác định vị trí quy mô các khu xử lý chất thải rắn; đề xuất các giải pháp về mạng lưới thoát nước và các công trình đầu mối xử lý nước thải, các giải pháp bảo vệ môi trường;
- Hệ thống thông tin viễn thông: xác định nhu cầu phát triển, các loại hình dịch vụ viễn thông hiện đại cần được cung cấp, đề xuất các giải pháp quy hoạch bố trí các công trình đầu mối, xác định các tuyến cấp chính cùng các trung tâm bưu chính cấp thành phố;
- Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường chiến lược và đề xuất các giải pháp bảo vệ và hạn chế các tác động của việc điều chỉnh quy hoạch đến môi trường;
- Xác định các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư phù hợp với dự báo nguồn lực; đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch theo các giai đoạn;
- Dự thảo Quy định về quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
Thực hiện theo Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và các quy định hiện hành về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng. Tư vấn cần nghiên cứu, thể hiện, minh họa chi tiết cho từng ý tưởng phát triển các khu chức năng với chất lượng và phương pháp tiếp cận quốc tế.
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng;
- Cơ quan nghiên cứu, đề xuất quy hoạch: Tổ chức tư vấn trong nước và tư vấn nước ngoài kết hợp nghiên cứu lập đồ án quy hoạch;
- Cơ quan thẩm định và trình duyệt: Bộ Xây dựng;
- Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ;
- Thời gian lập đồ án: 12 tháng sau khi nhiệm vụ được phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
Quyết định 882/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 882/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/06/2009
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Hoàng Trung Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/06/2009
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực