Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 867/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 03 tháng 4 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;
Căn cứ Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tại: Tờ trình số 152/TTr-SVHTT ngày 24/02/2022; Báo cáo số 284/BCSVHTT ngày 21/02/2022 và Tờ trình số 162/TTr-SVHTT ngày 01/3/2022; Văn bản số 2699/SVHTT-QLDS ngày 10/11/2022 về việc tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia góp ý của các đồng chí thành viên UBND tỉnh cho ý kiến về Đề án và dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2030; Tờ trình số 144/TTr-SVHTT ngày 24/3/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
1.2. Mục tiêu chung
Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các di tích.
1.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Tổ chức kiểm kê, rà soát toàn bộ di tích trên địa bàn tỉnh theo định kỳ 5 năm một lần theo quy định của Luật Di sản văn hóa; Nghiên cứu, bổ sung, chỉnh lý hoàn thiện đầy đủ hồ sơ di tích; Đồng bộ cơ sở dữ liệu khoa học về các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đã xếp hạng và di tích trong Danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
(2) Xây dựng các chương trình nghiên cứu, khai quật khảo cổ học tại các di tích phục vụ cho công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.
(3) Xây dựng hoàn thiện quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
(4) Hoàn thiện Hồ sơ đề cử “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc” trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.
(5) Lập hồ sơ, thẩm định trình xếp hạng các di tích cấp tỉnh; Lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.
(6) Phấn đấu 100% di tích được cắm biển báo, biển chỉ dẫn và được xây dựng các biển nội quy hoạt động, biển bảng tuyên truyền giới thiệu về di tích.
(7) Tiếp tục triển khai các dự án thành phần thuộc các Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị các di tích quốc gia đặc biệt đã được phê duyệt. Thường xuyên bảo quản, tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh.
(8) Tổ chức tập huấn; tuyên truyền phổ biến pháp luật về di sản văn hóa và nâng cao nhận thức cho tất cả các đối tượng quản lý di sản và những người trực tiếp trông coi, bảo vệ tại di tích và cộng đồng.
(9) Tiếp tục triển khai số hóa di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, phát huy giá trị của di tích.
2.1. Xây dựng quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích
- Xây dựng quy chế quản lý di tích phù hợp cho từng loại hình di tích, di tích là các công trình thuộc sở hữu tư nhân (nhà thờ họ), di tích do ngành trực tiếp quản lý; di tích đã xếp hạng quốc gia đặc biệt, quốc gia...
- Phân cấp trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền các cấp, cơ quan chuyên môn, Ban Quản lý di tích, tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích.
2.2. Nâng cao vai trò cộng đồng trong quản lý, bảo vệ di tích
- Đối với cộng đồng địa phương: hướng dẫn cụ thể, quy định rõ trách nhiệm phạm vi nội dung các phần việc do cộng đồng đảm nhiệm; Phát huy vai trò tự quản cộng đồng trong quản lý các di tích; Tăng cường việc giám sát của cộng đồng trong công tác bảo tồn di tích.
- Nâng cao nhận thức của người dân về giữ gìn, tu bổ, tôn tạo, phát huy di tích, tạo môi trường sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng.
- Đối với cộng đồng khách tham quan du lịch: Hướng dẫn, tuyên truyền người hành hương, khách tham quan trong việc bảo vệ di tích. Nâng cao nhận thức về bảo vệ di tích, bảo vệ môi trường ở di tích, khai thác phù hợp tiềm năng di tích, góp phần bảo tồn phát huy giá trị di tích.
- Nghiên cứu xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút, khuyến khích sự quan tâm, đầu tư từ các nguồn lực xã hội trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát, tham mưu đưa các chỉ tiêu cụ thể vào Nghị quyết của các cấp ủy Đảng; xây dựng kế hoạch, chương trình hành động của các cấp chính quyền, sở, ngành chuyên môn để triển khai thực hiện các mục tiêu cụ thể.
- Cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng thành chương trình, hoạt động cụ thể, sát thực tiễn. Coi nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa là nhiệm vụ có tính chiến lược lâu dài nhưng cũng là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm.
2.3. Bảo quản, tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích được xếp hạng
- Tổ chức khoanh vùng cắm mốc giới bảo vệ di tích; tổ chức kiểm kê, rà soát, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng di tích theo đúng tiêu chí và các quy trình, quy định để tạo lập hành lang, cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, phân cấp quản lý di tích.
- Phục dựng, bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể và không gian văn hóa gắn liền với di tích.
- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học về di tích và bảo tồn di tích; Lập và lưu trữ hồ sơ khoa học về di tích; nghiên cứu khoa học chuyên ngành bảo tồn di tích; tổ chức các hội thảo khoa học có giá trị thực tiễn; quy trình công nghệ và kỹ thuật bảo tồn di tích, bảo quản, phục chế hiện vật...
- Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý di tích và quản lý chất lượng bảo tồn, tu bổ di tích. Nâng cao năng lực của các tổ chức, cá nhân quản lý chất lượng hoạt động bảo tồn, tu bổ di tích đối với từng loại hình di tích.
- Thu hút đầu tư xây dựng đồng bộ, hệ thống các điểm, khu di tích đặc trưng, tiêu biểu thành "bảo tàng ngoài trời", quần thể công trình quy mô lớn để hình thành các sản phẩm văn hóa - du lịch mang tính đặc trưng, thương hiệu tạo sự đột phá, sức hấp dẫn nhân dân và du khách trong và ngoài nước.
- Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nguồn kinh phí nhà nước, gắn với việc huy động, khai thác các nguồn lực từ xã hội trong việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
2.4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
- Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện để cán bộ quản lý di sản, hướng dẫn viên (tại di tích), lao động nghiệp vụ tham gia các lớp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng (ngắn hạn và dài hạn), tập huấn nâng cao năng lực, trình độ kỹ năng nghiệp vụ về chuyên môn và công tác quản lý di sản.
- Nghiên cứu chính sách ưu đãi thu hút nguồn lực chuyên gia và nghệ nhân chất lượng cao đóng góp cho Quảng Ninh trong tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
2.5. Tuyên truyền quảng bá, giáo dục giá trị hệ thống di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh.
- Tuyên truyền sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa bằng nội dung và hình thức phù hợp với từng địa bàn và các thành phần dân tộc.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xúc tiến quảng bá cho các khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trong kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch chung của tỉnh; xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho từng khu, điểm di tích đi liền với việc phát triển hệ thống ấn phẩm, vật phẩm quảng bá... Tổ chức các hoạt động kinh doanh hàng hóa lưu niệm và sản vật gắn với quảng bá, xây dựng hình ảnh lan tỏa giá trị di tích.
- Tăng cường quảng bá, giới thiệu rộng rãi hệ thống di tích thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Kinh phí thực hiện bố trí từ ngân sách Nhà nước trong dự toán ngân sách hàng năm của các sở, ngành, địa phương. Lồng ghép kinh phí từ các chương trình, đề án liên quan; huy động các nguồn xã hội hóa, các nguồn hợp pháp khác (nếu có) theo quy định.
4. Thời gian thực hiện: 2022-2030.
5.1. Sở Văn hóa và Thể thao
- Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo thực hiện đề án; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, nắm tình hình và đôn đốc các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu các nhiệm vụ trong Đề án.
- Hàng năm, căn cứ nguồn vốn đầu tư, khả năng kinh phí huy động xã hội hóa, Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố khảo sát, đánh giá cụ thể thực trạng xuống cấp của di tích, xây dựng kế hoạch bảo quản, tu bổ, chống xuống cấp di tích trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo theo quy định hiện hành.
- Định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án.
5.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với các sở, ngành liên quan, hàng năm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí các nguồn lực, vốn đầu tư; tham mưu xây dựng phương án xã hội hóa thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo quy định.
5.3. Sở Tài chính: Thẩm định dự toán kinh phí do các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, căn cứ khả năng ngân sách tham mưu cho cấp có thẩm quyền bố trí ngân sách nhà nước theo phân cấp để thực hiện theo quy định. Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện Đề án theo quy định.
5.4. Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao khảo sát, thẩm định hồ sơ thiết kế đảm bảo đúng quy trình, quy định của Luật Di sản văn hóa và các văn bản pháp luật về xây dựng.
5.5. Sở Du lịch: Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị có liên quan thực hiện các biện pháp để quản lý, bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý, và phát huy giá trị tài nguyên du lịch là hệ thống di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh ở địa phương.
5.6. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để làm cơ sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét thu hồi, giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích trên địa bàn tỉnh theo quy định; hướng dẫn các quy trình, thủ tục liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích; việc lập và xác nhận vào bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích.
- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các sở ngành, địa phương có liên quan đề xuất triển khai các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường đối với di tích; đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với di tích.
5.7. Sở Khoa học và Công nghệ: Hướng dẫn, tổng hợp đề xuất và tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng quy định.
5.8. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham gia xác định vị trí việc làm; tổ chức đào tạo bồi dưỡng, đối với đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng.
- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu trong công tác quản lý, tôn tạo, tu bổ, phát huy giá trị đối với các di tích là cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.
5.9. Sở Ngoại vụ
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu cho tỉnh mời và đón tiếp các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam đến tham dự các sự kiện văn hóa do tỉnh chủ trì tổ chức.
- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức các hoạt động văn hóa đối ngoại nhằm quảng bá, giới thiệu về nội dung, giá trị của hệ thống di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn và văn hóa liên quan trong và ngoài nước.
5.10. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu về di sản văn hoá của tỉnh cho giáo viên và học sinh; Chủ trì tham mưu thực hiện dạy học tích hợp nội dung giáo dục di sản vào các môn học, tài liệu giáo dục địa phương theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động ngoại khóa với hình thức phù hợp để học sinh nâng cao kiến thức về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, di sản văn hóa dân tộc, chăm sóc giữ gìn, bảo vệ di tích, tham quan bảo tàng và các thiết chế văn hóa.
- Nghiên cứu chọn lựa đưa một số trò chơi, trò diễn dân gian, các làn điệu dân ca, dân vũ vào các chương trình ngoại khóa ở trường.
5.11. Sở Thông tin và Truyền thông: Thực hiện các nhiệm vụ, chức năng liên quan tới quản lý thông tin, tuyên truyền trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
5.12. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Bảo vệ, giữ gìn di tích được giao quản lý, sử dụng; thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho di tích, kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây hủy hoại di tích và thông báo cho Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa nơi gần nhất; Đối với di tích có thể tham quan, quảng bá, tổ chức, phối hợp tổ chức cho tổ chức, cá nhân tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh theo quy định.
5.13. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: Bảo vệ, giữ gìn di tích được giao quản lý, sử dụng; thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho di tích, kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây hủy hoại di tích và thông báo cho Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa nơi gần nhất; Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu liên quan đến hệ thống di tích do ngành quản lý theo quy định.
5.14. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Đưa nội dung thực hiện đề án vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội hằng năm để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị địa phương thực hiện bằng chương trình, hoạt động, việc làm, kết quả và sản phẩm cụ thể phù hợp với yêu cầu, tình hình, điều kiện thực tế tại địa phương.
- Căn cứ Danh mục di tích, tình hình xuống cấp của di tích và điều kiện thực tế của địa phương, hàng năm có kế hoạch tu bổ, chống xuống cấp di tích.
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống di tích trên địa bàn; tuyên truyền sâu rộng chính sách, pháp luật của nhà nước về bảo vệ, chăm sóc, phát huy giá trị di tích.
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn huy động các nguồn lực xã hội hoá để thực hiện tu bổ, chống xuống cấp đối với các di tích trong danh mục kiểm kê; có trách nhiệm tham gia quản lý việc thực hiện các dự án tu bổ, chống xuống cấp di tích tại các xã, phường, thị trấn đúng mục đích và hiệu quả, đúng quy định.
- Xây dựng kế hoạch tu bổ, chống xuống cấp di tích và phát huy giá trị di tích hàng năm, 05 năm trên địa bàn; định kỳ sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện gửi Sở Văn hóa và Thể thao tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 3519/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ, dự toán khảo sát và thiết kế Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- 2Quyết định 855/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2030
- 3Quyết định 51/QĐ-UBND năm 2022 về Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030
- 4Quyết định 17/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông kèm theo Quyết định 37/2015/QĐ-UBND
- 5Quyết định 20/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Hải Dương kèm theo Quyết định 21/2021/QĐ-UBND
- 6Quyết định 847/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ học Mán Bạc và nghề gốm Bồ Bát (xã Yên Thành, huyện Yên Mô)" do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 7Quyết định 165/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai và các di tích liên quan gắn với phát triển du lịch tại xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá
- 8Quyết định 632/QĐ-UBND năm 2024 sửa đổi Quyết định 7059/QĐ-UBND về giá dịch vụ đò dọc tại Quần thể di tích thắng cảnh Hương Sơn, Thành phố Hà Nội
- 9Quyết định 1663/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2023-2030
- 10Quyết định 480/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Bến Tre giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 11Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2024 tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2024-2028
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 3519/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ, dự toán khảo sát và thiết kế Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Quyết định 855/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2030
- 7Quyết định 1230/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 51/QĐ-UBND năm 2022 về Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030
- 9Quyết định 17/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông kèm theo Quyết định 37/2015/QĐ-UBND
- 10Quyết định 20/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Hải Dương kèm theo Quyết định 21/2021/QĐ-UBND
- 11Quyết định 847/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ học Mán Bạc và nghề gốm Bồ Bát (xã Yên Thành, huyện Yên Mô)" do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 12Quyết định 165/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai và các di tích liên quan gắn với phát triển du lịch tại xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá
- 13Quyết định 632/QĐ-UBND năm 2024 sửa đổi Quyết định 7059/QĐ-UBND về giá dịch vụ đò dọc tại Quần thể di tích thắng cảnh Hương Sơn, Thành phố Hà Nội
- 14Quyết định 1663/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2023-2030
- 15Quyết định 480/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Bến Tre giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 16Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2024 tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2024-2028
Quyết định 867/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2030
- Số hiệu: 867/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/04/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Nguyễn Thị Hạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra